Đối với lứa tuổi mầm non, những trò chơi dân gian không những giúp rèn luyện thể chất mà còn giúp trẻ phát huy được tối đa tính năng phản xạ, phán đoán và cả tư duy logic… Thế nên, các cô giáo còn chờ gì nữa mà không hướng dẫn trẻ những trò chơi dân gian cực kỳ bổ ích này. Hãy cùng TopChuan.com tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!
Trò chơi: Rồng rắn lên mây
Cách chơi:
1 trẻ đóng vai “ông chủ” và ngồi một chỗ.
– Những trẻ còn lại nối đuôi nhau thành hàng dài, đi vòng vèo trong sân, vừa đi vừa đọc:‘Rồng rắn lên mây
Có cái cây lúc lắc
Có cái nhà điểm binh
Có ông chủ ở nhà không?”
– Khi đọc đến câu “Có ông chủ ở nhà không?” trẻ d ừng lại trước mặt “ông chủ” có thể trả lời “có hoặc không”. Nếu “ông chủ” trả lời “không” trẻ sẽ di tiếp, vừa đi vừa đọc những câu trên. Nếu “ông chủ” trả lời “có” cả nhóm trả lời những câu hỏi xin của “ông chủ”.Ông chủ: Cho xin khúc đầu?
Cả nhóm: Những x ương cùng xẩu
Ông chủ: Cho xin khúc giữa?
Cả nhóm: Chả có gì ngon
Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?
Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.
– Sau câu “Tha hồ mà đuổi”, “ông chủ” chạy đuổi bắt cho được “khúc đuôi” (người cuối cùng) còn cả nhóm sẽ chạy tránh, người đứng đầu nhóm dang đôi tay che chở cho cả nhóm không bị bắt. Nếu trẻ làm “ông chủ” bắt được “khúc đuôi” thỉ trẻ đổi vai và chơi lại từ đầu.
Yêu cầu: Cho trẻ chơi liên tục trong khoảng thời gian 10 – 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.
Trò Chơi: chuyền thun
Cách chơi: Chia trẻ xếp thành 2 hàng ngang đối diện nhau, trẻ đầu hàng chạy lên ngậm 1 đoạn ống hút vào miệng rồi tìm cách lấy sợi thun ở trên bàn (không dùng tay) đem về chỗ chuyền cho bạn kế bên, bạn kế bên tiếp tục chuyền xuống cho đến cuối hàng. Bạn cuối hàng đem sợi thun để vào rổ. Đội nào để được sợi thun vào rổ nhanh hơn thì thắng cuộc.
Trò chơi: Chạy tiếp cờ
Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm bằng nhau, xếp thành hàng dọc. Hai trẻ đầu hàng cầm cờ. Khi có hiệu lệnh của cô thì chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyền cờ cho bạn thứ hai và chạy về cuối hàng. Khi nhận được cờ trẻ thứ hai phải chạy ngay lên và vòng qua ghế, rồi về đưa cờ cho bạn thứ ba. Cứ như thế đội nào hết lượt trước là thắng cuộc.
Trò chơi lộn cầu vồng
Cách chơi: Cho trẻ tạo nhóm 2 bạn 1 nhóm nắm đôi tay lại với nhau vừa đưa tay sang bên trái, sang phải vừa đọc lời ca bài “lộn cầu vồng ….đến “đôi ta cùng lộn”, thì 2 trẻ lộn qua tay quay lưng lại với nhau và cứ thế tiếp tục chơi.
Trò chơi: Lăn bóng theo đường dích dắc
Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội đứng trước vạch xuất phát, trẻ đầu tiên lên lăn bóng theo đường dích dắc về đích rồi ôm bóng chạy về đưa cho bạn đứng đầu hàng về cuối hàng đứng, bạn đầu hàng tiếp tục thực hiện như trên.
Trò chơi: Ném bóng vào rổ
Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội có số lượng bằng nhau. Trẻ đầu hàng của 2 đội chạy lên cầm bóng ném mạnh vào rổ rồi nhặt bóng đem về đưa cho bạn đứng phía sau mình và về cuối hàng đứng và bạn cầm bóng tiếp tục lên ném. Cứ thế lần lượt từng trẻ lên ném cho đến khi đội của mình hết. Đội nào ném được nhiều bóng vào rổ sẽ chiến thắng.
Trò chơi: Nhảy tiếp sức.
Cách chơi: Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc. Khi có hiệu lệnh cháu thứ nhất nhảy lên phía trước lấy 1 lá cờ chạy nhanh về đưa cho bạn thứ hai. Khi cháu thứ hai nhận được cờ thì tiếp tục nhảy lên đến ống cờ, đổi cờ khác chạy về đưa cho bạn thứ ba. Cháu nào nhảy xong xuống đứng cuối hàng. Cứ tiếp tục như thế cho đến hết, đội nào xong trước sẽ thắng cuộc.
Trò chơi tay cầm tay
Cách chơi:
- Chơi tập thể cả lớp.
- Trẻ đứng tự do trong phòng. Cô nói: “Tay cầm tay”, trẻ vừa cầm tay nhau theo từng nhóm hai hoặc ba trẻ vừa nhắc lại câu nói của cô. Cô nói tiếp; “Đầu chạm đầu”, từng nhóm hai hoặc ba trẻ chạm đầu vào nhau và nhắc lại câu nói đó.
- Khi mới chơi, nếu trẻ chưa hiểu, cô hướng dẫn các động tác cho trẻ. Cô có thể nói những câu khác như: “Mũi chạm mũi”, “Vai kề vai”, “Tay khoác tay”, “Chân chạm chân”, “Lưng tựa lưng”, “Bàn tay áp bàn tay”… để trẻ tập nói theo cô.
Trò chơi: Chuyền bóng bằng 2 chân
Cách chơi: Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc. Cháu nọ cách cháu kia 0,5 – 0,6 m. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, thì cháu đầu tiên dùng 2 chân cắp lấy quả bóng rồi nằm xuống gập chân phía trước, chuyển bóng qua đầu cho bạn đằng sau. Những bạn ẩn dưới dùng bàn chân giữ bóng và chuyền tiếp cho đến hết. Cháu cuối cùng lấy bóng bằng đôi tay và chạy đứng lên phía đầu hàng. Đội nào xong trước là thắng cuộc.
Trò chơi đi bộ 3 chân
Cách chơi: Cho 2 trẻ buột chân lại với nhau (chân trái với chân phải), đứng trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh đi thì 2 trẻ phối hợp với nhau đi nhanh đến đích. (chú ý khi đi trẻ phải giữ được thăng bằng).
Trò chơi Đua rết
Cách chơi: Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, bạn phía trước đưa tay trái ra phía sau vịnh chân trái của bạn phía sau co lên, bạn phía sau vịnh tay phải lên vai bạn phía trước, đồng thời đưa tay trái ra sau vịnh chân của bạn nữa, bạn phía sau co chân trái lên cho bạn đứng phía trước vịnh vào, cứ vịnh như thế cho đến cuối hàng. Khi có hiệu lệnh đua cả hai đội nhảy nhanh về đích, đội nào tiến nhanh về đích trước chiến thắng.
Chơi trò chơi “bịt mắt bắt dê”
Cách chơi số 1:
Sau khi chơi trò chơi “Tay trắng tay đen” để loại ra 2 người. Hai người đấy sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê.
Những người còn lại đứng thành vòng tròn. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Người làm dê không được chạy ra ngoài vòng tròn, nếu phạm luật sẽ bị bịt mắt. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người khác
Cách chơi số 2:
Sau khi chơi trò “ Tay trắng tay đen” và “ Oẳn tù tì”, người thua sẽ phải bị bịt mắt và đi tìm dê, những người khác làm dê chạy nhảy xung quanh.
Những người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” hoặc trêu chọc người bị bắt làm dê, phải luôn né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Khi nào người bị bịt mắt chạm vào con dê nào thì người đấy bị bịt mắt.
Sau khi dùng khăn tay bịt mắt, mọi người sẽ chạy xung quanh người bịt mắt bằng cách đập vào vai hay vuốt má người bị bịt mắt rồi chạy khi người đấy chụp mình. Khi người bị bịt mắt chụp được người nào, phải đoán và nói tên người đó. Nếu nói đúng thì người bị bắt bị bịt mắt, nếu nói sai trò chơi tiếp tục như cũ. Người bị bắt có thể lừa người bị bịt mắt bằng cách khụy chân xuống giả làm người lùn hoặc kiễng chân lên cao, cốt làm sao cho người bị bịt mắt không đoán ra mình.
( Theo 100 Trò chơi Dân gian Việt Nam- NXB Trẻ)
Trò chơi: Bịt mắt bắt bạn.
Cách chơi: Chọn 1 trẻ bịt mắt lại, các trẻ còn lại nắm tay lại vòng tròn vừa đi vừa hát xong 1 bài hát thì đứng lại, trẻ bịt mắt tìm, sờ đoán đúng tên bạn, trẻ bị đoán đúng tên sẽ bịt mắt lại, cuộc chơi lại tiếp tục.
Trò chơi mèo đuổi chuột
Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành vòng tròn, cô mời 1 trẻ làm mèo và 1 trẻ làm chuột. khi có hiệu lệnh của cô mèo bắt đầu đuổi chuột (trong khoảng 3 phút) nếu mèo bắt được chuột cô khen thưởng, nếu mèo không bắt được chuột cô động viên, khuyến khích trẻ và mời 2 trẻ khác thực hiện chơi như trên.
Trò chơi tranh ghế
Cách chơi: Cho trẻ xếp ghế thành vòng tròn, số ghế ít hơn số trẻ. Cho trẻ vừa đi vừa hát (đọc thơ). Khi có hiệu lệnh “Tranh ghế” thì tìm nhanh chiếc ghế ngồi vào. Trẻ nào không tìm được ghế ngồi vào thì được “thưởng” nhảy lò cò.
Trò chơi: Trốn tìm
Cách chơi: Chọn 1 bạn đứng ở cạnh góc cây hoặc đồ chơi và nhắm mắt lại khoảng 2 – 3 phút, các trẻ còn lại tìm chỗ trốn. Trẻ mở mắt ra đi tìm lần lượt hết các bạn trốn, nếu tìm thấy bạn trốn phải chạy nhanh về chạm vào góc cây hoặc đồ chơi mà lúc nãy bạn đã nhắm mắt ở đó. Ai chạy về trước sẽ thắng.
Trò chơi chuyền bóng
Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội có số lượng bằng nhau, trẻ đầu hàng của mỗi đứng trước vạch xuất phát, kẹp bong bóng giữa hai chân, khi có hiệu lệnh của cô thì nhảy nhanh về đích để bóng vào rổ rồi chạy về cuối hàng đứng, bạn kế tiếp thực hiện như bạn trước, cứ thế đội nào chuyển được nhiều bóng vào rổ hơn thì chiến thắng. Lần 2 cho trẻ chơi 2 cùng đâu lưng nhau kẹp quả bóng vào giữa và chuyển về đích, đội nào chuyển nhiều hơn chiến thắng.
Trò chơi Bánh xe quay
Cách chơi:
- Chia trẻ làm 2 nhóm không đều nhau (một nhóm nhiều hơn nhóm kia 5 – 6 trẻ). Xếp 2 nhóm thành 2 vòng tròn đồng tâm, trẻ quay mặt vào tâm vòng tròn.
- Khi có hiệu lệnh của cô (gõ xắc xô), trẻ cầm tay nhau chạy theo vòng tròn, 2 nhóm chạy theo 2 phía ngược nhau làm thành bánh xe quay. Cô gõ xắc xô lúc nhanh, lúc chậm để trẻ chạy nhanh, chậm theo nhịp xắc xô. Khi cô dừng tiếng gõ, tất cả trẻ đứng trẻ đứng im tại chỗ. (Trẻ nói “kít” và dừng lại như xe bị hãm phanh (thắng xe)). Khi sắp cho trẻ dừng, cô gõ xắc xô chậm dần cho để trẻ dừng hẳn không bị chóng mặt.
Yêu cầu: Cho trẻ chơi 3 – 4 lần, sau mỗi lần chơi nhỉ 3 phút, mỗi lần đổi chiều quay khác nhau để trẻ không bị chóng mặt.
Trò chơi Thỏ tìm chuồng
Cách chơi: Cho từng đôi nắm tay lại làm chuồng, một số ít trẻ làm thỏ (số thỏ nhiều hơn số chuồng). Các chú thỏ đi tìm thức ăn. Khi có lệnh chơi, tất cả thỏ phải tìm chuồng chạy vào. Nếu chú thỏ nào không tìm được chuồng thì “thỏ” bị phạt.
Trò chơi Đổ nước vào chai
Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội. Bạn đầu lên vạch xuất phát lấy dĩa múc nước chạy nhanh về đích đổ nước vào chai rồi về cuối hàng đứng, bạn kế tiếp tiếp tục chạy lên múc nước chạy về đích đổ vào chai, cứ tiếp tục như thế đội nào đội nào đổ nước đầy chai trước thì chiến thắng.
Có thể bạn thích: