Trên mạng luôn luôn và mãi mãi sẽ xuất hiện rất nhiều trào lưu vui vẻ dẽ chịu tạo hiệu hứng lan truyền rộng lớn và sâu sắc. Những câu nói đó dôi khi đến bản thân người dũng cũng không rõ là xuất phát từ đâu ra nhưng cứ dùng tự nhiên vì hay vì dễ cảm, vì vui, vì mọi người khác cũng dùng. Nhiều câu nói hoặc hình ảnh được dùng đi dùng lại từ các group đến các bài viết, comment và câu nói cửa miệng… sau đây tôi sẽ cùng bạn điểm qua những trào lưu thú vị đó.
Trào lưu “Chúng ta không thuộc về nhau”
Quá nhiều sự trùng hợp từ giai điệu, hình ảnh cho đến thời gian ra mắt cùng lúc giữa 2 bài ‘Chúng ta không thuộc về nhau’ và ‘We don’t talk anymore’ đã tạo ra trào lưu chế ảnh, chế nhạc chế lời nói, trong suốt thời gian dài. Thậm chí, “ Chúng ta không talk anymore” hoặc “We don’t thuộc về nhau” còn trở thành câu nói quen thuộc của giới trẻ, được sử dụng trong rất nhiều tình huống và xuất hiện liên tục trên các diễn đàn. Với độ “ Hot” của bài hát cũng như tỉ lệ xuất hiện và scandal đi kèm, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những câu kiểu như “ chúng ta không luộc được rau”, “chúng ta không luộc được cau”, “chúng ta không thịt được nhau” , “chúng ta sẽ bàn lại sau”… được sử dụng và phủ sóng rộng khắp với hàm nghĩa khác nhau tùy thuộc ngữ cảnh.
“Xin lỗi anh chỉ là…”
Phim ngắn “Xin lỗi, anh chỉ là thằng bán bánh giò” không chỉ khiến người xem rơi lệ vì cốt truyện cảm động, mà còn dấy lên trào lưu hài hước chế theo tên phim. Dựa trên câu nói đặc trưng, rất nhiều bạn trẻ đã chế bức ảnh trong bộ phim thành nhiều câu nói hài hước khác nhau bắt đầu từ cụm từ: “Xin lỗi anh chỉ là…”. Rất nhiều… nghề nghiệp đã được mang ra để “chế”, có thể kể đến như: “Xin lỗi anh chỉ là thằng thợ điện”, “Xin lỗi anh chỉ là thằng cài win dạo”, “Xin lỗi anh chỉ là thằng kiến trúc sư”, lập trình viên… than phiền về nghề nghiệp của mình hoặc những câu chuyện chế có liên quan đến việc than phiền với mục đích vui là chính.
Trào lưu “Bối rối”
Vịt Bối Rối vốn là một trào lưu có xuất xứ từ nước ngoài, sau đó từ từ xâm nhập vào mạng xã hội Việt Nam thông qua các cộng đồng game như Dota 2, CS:GO, Liên minh huyền thoại… Lúc đầu bối rối chỉ là một hình ảnh, nhưng với sức mạnh lan truyền rộng rãi, cụm tù bối rối được dùng rộng hơn được spam tràn lan trong các phần bình luận, được sử dụng trong các chủ đề trên mạng xã hội, được hiểu rộng hơn trong các câu nói hàng ngày. Khi nói đến bối rối ta sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh chú vịt đang ôm đầu. Chú vịt vốn ít suy nghĩ nên khi gặp một vấn đề nào khó khăn là y như rằng chú ta không biết phải làm sao. Cho những bạn nào chưa biết thì chú vịt trong bức ảnh là một con Pokemon trong serie phim hoạt hình Pokemon nổi tiếng, bộ phim gắn liền với tuổi thơ của chúng ta. Nếu bạn từng xem phim hoạt hình Pokémon thế hệ đầu tiên (Gen I), hẳn bạn còn nhớ Psyduck? Một con Pokémon với hình dáng của một chú vịt ngốc nghếch và vụng về. Chính vẻ ngốc nghếch của Psyduck đã làm nên sự ngộ nghĩnh của của những bức ảnh và thu hút mọi người. Psyduck có tên gọi khác là Koduck trong tiếng Nhật. Tại Việt Nam, nhiều người xem gọi nó là Vịt Cô-ta (Kouta) là một loại Pokemon trong series nổi tiếng của Nintendo và Game Freak, Pokémon. Nó được tạo ra bởi nhà thiết kế Ken Sugimori và xuất hiện lần đầu tiên trong game trong Pokémon Red and Blue.
Với hình ảnh thú vị, ý nghĩa chỉ sự việc căng thẳng, không biết phải làm sao, bối rối đã thành 1 trào lưu sử dụng rộng rãi.
“ Thần linh ơi”
Xuất phát từ câu thoại mang tính chất ca thán đặc trưng của bà mẹ trong bộ phim dài ‘bất tận’ Cô dâu 8 tuổi’, câu nói “ Thần linh ơi” được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội và cả trong cuộc sống hàng ngày.
Trào lưu bình luận “bắp cải hầm xương”
Trên Facebook xuất hiện một trào lưu bình luận mới khiến dân mạng rất thích thú. Trào lưu này vẫn thuộc dạng bình luận không liên quan đến bài đăng.
Trào lưu bắt đầu từ một dân mạng khi nói rằng vì không có gì để bình luận nên hướng dẫn mọi người nấu món bắt cải hầm xương. Bình luận “bắp cải hầm xương” là bình luận mở đầu cho trào lưu này.
Ngay lập tức kiểu bình luận không liên quan này khiến dân mạng thích thú và nhanh chóng lan tỏa trên facebook. Hầu hết các bình luận kiểu này đều bắt đầu bằng câu dẫn “Không có gì để bình luận, mình xin hướng dẫn các bạn cách nấu món…”
Với kiểu bình hài hước này, phong trao nhanh chóng mở rộng và đi vào ngõ cụt vì nhạt. Do các commen đều mở đầu bằng lý do không có gì để bình luận, trào lưu này cũng bắt đầu trở nên nhàm chán khi các dân mạng sao chép lại thông tin của nhau và bình luận vô tội vạ khắp nơi.
Chủ đề “thanh niên nghiêm túc”
Trào lưu này bắt nguồn từ trào lưu chế ảnh trên mạng xã hội, dựa theo khuôn mặt chế
nhưng thay vì đó là vẻ biểu cảm trạng thái hài hước, gây cười, thì trong “thanh niên nghiêm túc”, chúng cũng bị biến đổi theo. Tất cả đều trở nên nghiêm trọng từ cái nhíu mày, bặm môi, ánh mắt đăm chiêu… ra chiều rất nghiêm nghị.
Có cái tên rất nghiêm túc là “thanh niên nghiêm túc” nhưng trào lưu này lại bắt đầu từ ý mỉa mai một bộ phận dân mạng. Đó là những người luôn đòi hỏi người khác phải nghiêm túc trong các bài đăng, những bình luận trên Facebook, các diễn đàn.
Theo đó, họ được phác họa lên là hình ảnh với khuôn mặt lạnh lùng, không cười, rất hình sự trong mọi tình huống. Kèm theo là cách dùng từ cũng… nghiêm túc không kém. Nhất định trong mỗi câu phải có tôi, đồng chí, nghiêm túc, đề nghị, chào thân ái và quyết thắng, xin hết…
Bằng cách đó, mỗi lời bình luận, câu status của những người theo trào lưu này đều có vẻ nghiêm trọng hóa vấn đề khiến người đọc không thể nhịn cười.
Giữa “thanh niên cứng, thanh niên không nghiêm túc” và “thanh niên nghiêm túc” đã có khá nhiều cuộc tranh luận trên diễn đàn vì quan điểm và cách nghĩ khác nhau. Tất nhiên không có bên nào thắng hay thua vì suy cho cùng đây chỉ là một trào lưu “nghiêm túc để hài hước” mà thôi.
Không chỉ bình và chế ảnh, thậm chí có nguyên một bài hát, có MV rất thú vị về nội dung và chủ đề này.
Trào lưu “Cạn lời”
Trong từ điển cạn lời có nghĩa nói hết, bày tỏ hết, hết ý, không còn gì để nói nữa.
“Nhớ lời thề thốt năm xưa, Tình đây duyên đó phân chưa cạn lời.” (Cdao)
Theo mình thì từ cạn lời được dùng rộng rãi trong các trang web hình ảnh hài và trong những lời bình luận từ đó mở rộng ra. Cùng với “cạn lời”, những câu như “Sa mạc lời”, “Hạn hán lời”, “Khô lời”, “Cạn kiệt lời” được sử dùng với nghĩa tương tự khi biển thể từ “cạn”… và được các bạn trẻ sử dụng rất nhiều thời gian gần đây. Chúng dùng trong tình huống không còn gì để nói. Hiện nay, số lượng các từ dạng này ngày càng tăng lên nhờ sự sáng tạo không giới hạn từ dân mạng.
Câu nói “Em chỉ cần …, thế giới để anh lo”
Xuất phát từ một câu trong bài thơ của một blogger nổi tiếng từ câu “Em rửa chén đi, thế giới để anh lo…”, rồi qua bàn tay “xào nấu” của dân mạng, câu nói “Em chỉ cần …, thế giới để anh lo” đã được tận dụng và xuất hiện liên tục trong các câu chuyện của giới trẻ.
Chính cái tình cảm to lớn của anh chàng người yêu trong bài thơ này khi “sẵn sàng gánh vác mọi thứ vì tình yêu” đã khiến nhiều bạn trẻ không khỏi “xiêu lòng” vì thích thú và chia sẻ liên tục trên mạng xã hội.
Trào lưu “500 anh em”
Gần đây trào lưu đăng STT kèm theo Cụm từ “500 anh em” đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, Forum – diễn đàn, được sử dụng để viết status, viết bài kêu gọi và được sử dụng rộng rãi trong các cuộc hội thoại ngoài đời; trà tranh, chém gió… Vậy tại sao lại có cụm từ này, cái gì đã tạo nên câu nói cửa miệng này, tại sao lại mang tính chất kêu gọi như vậy? cá nhân bạn đã khi nào đặt câu hỏi xem 500 anh em là gì, trào lưu 500 anh em bắt đầu từ đâu và tại sao lại dùng hay chưa ? Khi tìm kiếm thông tin thì có 1 giải thích như sau: 500 anh em là cụm từ lóng được sử dụng để chỉ một nhóm người đông đảo cùng nhau thực hiện một mục đích nào đó có tính chất nhóm,vùng miền, ngành nghề, lãnh thổ, giới tính… đôi khi “500 anh em” có tính chất “bầy đàn”. Hiện cụm từ này chủ yếu được sử dụng trên mạng xã hội với hàm ý vui đùa, tếu táo. Có 1 lý giải khác là dùng từ 500 là chỉ đồng tiền lẻ nhỏ nhất còn dùng được hiện nay, và trên cơ sở câu nói “xin 500 nhạc” khi ngồi quán. Một lý giải khác là cụm từ lóng này xuất hiện vào khoảng đầu năm 2016 khi rộ lên câu chuyện các giang hồ cộm cám nhóm họp. Sự tích của nó là: Đại tiệc bất thành của 500 giang hồ khét tiếng khắp cả nước quy tụ tại Hải Phòng. Cụ thể, để đón 1 “đại ca” có tiếng trong giới giang hồ vừa mãn hạn tù, các anh hùng hảo hớn từ khắp các nơi chủ yếu là giang hồ có tiếng tại Hải Phòng, Hà Nội, TP HCM, Quảng Ninh… đã lên kế hoạch mở “đại tiệc” tại quận Đồ Sơn (Hải Phòng).
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố về an ninh – trật tự và một vài lý do khách quan khác nên buổi “đại tiệc” đã không được diễn ra như dự kiến. Cũng chính từ đây, cụm từ “500 anh em” xuất hiện nhiều trên mạng xã hội và được nhiều người lấy làm câu cửa miệng, cơ mà không phải ai cũng hiểu. Dần dà cụm từ này chỉ có hàm ý một nhóm người đông đảo cùng tham gia, cùng đi chơi hay tụ họp với nhau vì một việc gì đó, sẵn sàng tham gia một trận bóng giao lưu, một slot game, một cuộc ăn chơi, một buổi hội thảo, off nhóm hay đơn giản là gặp gỡ nói chuyện… Bên cạnh cụm từ “500 anh em” còn có cụm từ “300 anh em” nữa. thực ra cụm từ “300 anh em” này cũng giống như “500 anh em” nhưng là để chỉ sự “hung hãn” của “đội quân”, của đám đông manh động và có chút nguy hiểm… Cụm này là kết hợp của “500 anh em” và bộ phim “300 chiến binh” của đạo diễn Zack Snyder, kể về cuộc đời vua thành bang Sparta ở Hy Lạp – Leonidas I.
Trong phim có tình tiết, vị vua dũng mãnh xứ Sparta dẫn đầu 300 người lính trung thành chống lại đoàn quân hùng hậu đến từ Ba Tư, Leonidas coi 300 chiến binh này như là anh em của mình, ông và những người lính đã chiến đấu kiên cường đến hơi thở cuối cùng. Trong phim có nhiều cảnh chém giết dã man và bạo lực nên cụm từ cụm từ “300 anh em” là để chỉ sự nguy hiểm của nhóm.
Trào lưu “Đắng lòng”
Câu nói cửa miệng “đắng lòng” lan tỏa “chóng mặt” một thời kỳ. Trong mỗi bình luận, mỗi câu trạng thái, mỗi tấm hình được đăng tải lên trang facebook thì theo thống kê, cứ 10 người sẽ có 8 người “đính kèm” hai chữ này vào với tần suất cao trên mạng xã hội. Đây có lẽ là trào lưu bùng phát mạnh mẽ và lan tỏa nhiều nhất từ trước đến nay khi mà gần như các status, câu nói cửa miệng xuất hiện cụm từ “đắng lòng” kèm theo đó là hàng loạt ảnh chế cũng ra đời nhằm phục vụ nhu cầu “giải trí” theo thói quen của một đại bộ phận giới trẻ. cụm từ “đắng lòng” xuất hiện hầu như thích hợp trong mọi ngữ cảnh, đặc biệt là những khi cần than thở về một chuyện nào đó không vừa ý, bế tắc trong cuộc sống…
Lúc đầu sử dụng còn thấy vui, nhưng sau đó, với việc xuất hiện quá nhiều và nhàm chán, Nhiều người đã tỏ ra khó chịu với trào lưu “đắng lòng” sáo rỗng này. Thậm chí, việc sử dụng từ này quá nhiều đã gây nên phản cảm và các vụ ẩu đả, cãi lộn vì ức chế khi phải nghe từ này.
“Tao là cung bọ cạp”
trào lưu “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”
Bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” hiện tại đang là đề tài bàn luận sôi nổi nhất trên mạng xã hội, ngoài những lời review tâm đắc khen ngợi nội dung và những hình ảnh đẹp như mơ thì cộng đồng mạng đang hào hứng với trào lưu chế ảnh vui dựa trên poster.
Với tên phim có rất nhiều câu nói biến tấu được sử dụng rộng rãi mang nghĩa vui vẻ hài hướcđủ các nội dung từ linh tinh, hài hước, thú vị đến chính sự… miễn sao có vần và tạo hiệu ứng thoải mái khi đọc: Tôi thấy 3 người trong ảnh phim, tôi thấy lương về trong giấc mơ, tôi thấy quan tài trong nghĩa trang, tôi nấu đậu phụ với chuối xanh…
Có một sự — không hề nhẹ.
Một thời gian, những câu nói với mô típ thêm vào chữ “nhẹ” đã bắt đầu nổi lên và làm dân mạng “điêu đứng”. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều phiên bản của câu nói này đã nhanh chóng ra đời như “có một sự chán nhẹ”, “có một sự buồn nhẹ”…
Chưa dừng lại ở đó, sau khi đã ngán ngẩm với “nhẹ”, biến thể mới của câu nói này đã nhanh chóng xuất hiện với cụm từ “không hề nhẹ”. Sau mỗi bài viết, status đều kèm theo câu “ Không hề nhẹ”. Ví dụ: “Có một chút may mắn không hề nhẹ ở đây”, “ Một Sự Sung Sướng Không Hề Nhẹ”, “Có 1 sự nhầm lẫn không hề nhẹ !”
Một phim ngắn dễ thương với cái tên “Có một sự thích nhẹ” cũng ra đời đúng thời điểm này và nhanh chóng trở thành tâm điểm của giới trẻ.
Hiện tượng “Không phải dạng vừa đâu”
Câu nói “Không phải dạng vừa đâu” là một câu thoại của nhân vật Đình Phong trong bộ phim “Chàng trai năm ấy” vai diễn do Sơn Tùng đảm nhiệm.
Tuy nhiên cơn sốt “Không phải dạng vừa đâu” xuất hiện khi Sơn Tùng M-TP cho ra mắt ca khúc “Không phải dạng vừa đâu” thì câu nói này thực sự đã khiến dân mạng phát cuồng vào đầu năm.
Câu nói gây sốt và trở thành một trào lưu mới trên cộng đồng mạng. Câu nói cửa miệng này vừa hài hước lại khá thuận miệng nên nhanh chóng được dân mạng “sao chép” và biến tấu thành một trào lưu.
Kèm theo đấy là các biến tấu mang nghĩa hài hước và cũng nguy hiểm hơn gấp mấy lần như “ Không phải đậu vừa rang” hay “ Dạng rộng ra, không phải dạng vừa vừa đâu”.
Trào lưu ‘Hãy như tôi…’
Chỉ trong thời gian ngắn, trào lưu chế “Hãy như tôi” nhanh chóng thu hút sự quan tâm, chia sẻ hình ảnh, bình luận của cộng đồng mạng Việt. Có rất nhiều những khẩu hiệu đủ các thể loại khác nhau về việc “hãy như tôi” từ hài hước đến nghiêm túc hoặc không ít người dùng cụm từ này để phản ánh những vấn đề nhức nhối trên mạng xã hội cùng những lời nhắn gửi “Đừng như, Hãy như…” tới bạn bè cùng tương tác.
Nguồn gốc trào lưu này xuất phát từ ngày 7/1/2016 , fanpage Be Like Bill chia sẻ ảnh chế với khẩu hiệu “Hãy như Bill” thu hút hơn 900.000 lượt like và quan tâm của cộng đồng mạng. Những bức ảnh này được đánh giá mang nội dung phản ánh tính cách mỗi người một cách dí dỏm, hài hước.
Trào lưu ‘Bố em hút rất nhiều thuốc’
Mạng xã hội Facebook đang dần phổ biến trong đời sống của mọi người. Cũng từ đây, hình ảnh, thông tin mang tính thời sự được chia sẻ và lan tỏa nhanh chóng. Bên cạnh đó là những trào lưu thú vị xuất phát từ người dùng cũng được dư luận hưởng ứng. Gần đây nhất, trào lưu mang tên “Bố em hút thuốc rất nhiều” xuất hiện dày đặc trong các bình luận, diễn đàn giải trí. Mặc dù những chia sẻ không liên quan bất cứ điều gì về vấn đề hút thuốc nhưng những bình luận này vẫn xuất hiện khiến không ít người tỏ ra tò mò, muốn biết chúng có ý nghĩa gì và xuất phát từ đâu? Phần lớn những status là câu hỏi hay tỏ ý thắc mắc thường sẽ nhận một loạt các bình luận “bởi vì bố em hút rất nhiều thuốc”. Và bình luận này cũng sẽ nhận được một lượng like khủng cùng vài chục đến hàng trăm bình luận trả lời ngay bên dưới từ những người xa lạ. Cũng có người “lạm dụng” câu nói này để bình luận vào bất cứ status nào của bạn bè với mục đích trêu chọc và gây “hoang mang” cho “khổ chủ” vì không hiểu hôm nay bạn mình “ăn trúng thứ gì mà bình luận không liên quan thế”! Xin thưa với các bạn là câu này được lấy trong bài hát “Đưa nhau đi trốn” của Đen và Linh Cáo. Và vì sao giới trẻ lại dùng câu hát trong “Đưa Nhau Đi Trốn” chứ không phải là ca khúc nào khác có lẽ là vì độ phổ biến và được yêu thích đặc biệt của ca khúc như nói lên nỗi lòng chung của biết bao người trẻ ngày nay. Một cư dân mạng lại cho rằng trào lưu “trả lời mọi câu hỏi chỉ bằng câu ‘bởi vì bố em hút rất nhiều thuốc’” xuất phát từ trang mạng xã hội của một trò chơi online – nơi một “chủ thớt” xui xẻo nào đó đặt câu hỏi có vẻ “ngớ ngẩn” và thế lại bị cả hội “500 anh em” làm cho bối rối thêm bằng cách liên tiếp bình luận “bố em hút rất nhiều thuốc”, “mẹ em thì khóc mắt lệ nhòa”, “chị em…”, “anh em…”.
Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng trào lưu này bắt nguồn từ một bức ảnh không bình thường về cơ thể của một cô bé sinh năm 1999 được đăng tải, một dòng bình luận gây được nhiều sự chú nhất giải thích lý do: “Chúng mày có biết lý do vì sao không. Vì bố nó hút rất nhiều thuốc”. Từ đó câu nói này được nhiều người hưởng ứng. Lí do nữa khiến trào lưu này lan nhanh như vậy cũng có thể do giới trẻ nhận thức được tác hại của thuốc lá đến cuộc sống của chính họ nên đã dùng câu nói này như để nhắc nhở mình không được sử dụng nó. Trào lưu Bố em hút rất nhiều thuốc ra đời như vậy và kéo dài suốt một thời gian dài.
Cụm từ ” Đưa nhau đi trốn” hàm nghĩa cho các bạn trẻ chuẩn bị cho 1 chuyến đi chơi nào đó cũng xuất phát từ bài hát này.
Trào lưu “Kim Tan”
Xuất phát từ bộ phim bộ phim truyền hình The Heirs của Hàn Quốc, nhân vật hứng chịu búa rìu dư luận từ cộng đồng mạng không ai khác ngoài chàng hoàng tử của K-Drama – Lee Min Ho, người đang gây sốt với vai diễn Kim Tan.
Tại thời điểm đó có rất nhiều những tranh cãi, giận dữ, cáu kỉnh của con trai lẫn con gái trên các forum, đâu đâu cũng Kim Tan, Kim Tan everywhere. Câu chuyện của Lee Min Ho cũng điển hình như những câu chuyện về văn hóa Hàn Quốc trước đây. Nó đều xuất phát từ việc phái đẹp “đứng ngồi không yên” vì hình ảnh người trong mộng hoàn hảo của họ được dựng trên màn ảnh.
Con gái thì xem phim mà bỏ hết mọi thứ, thậm chí cả người yêu, đồng thời con gái còn lấy hinhg mẫu Kim Tan để so sánh về vẻ đẹp trai, ga lăng, tình yêu, và vô vàn những thứ khác nữa. Con trai thì bực tức, cáu kỉnh… vì lý do phải nghe bạn gái mình nhắc quá nhiều về Kim Tan, bỏ lịch hẹn để ở nhà xem phim về Kim Tan, so sánh bạn với Kim Tan..vv… Thậm chí các bạn trai còn lập hội Anti để bình luận và kêu ca.
Cụm từ “ Kim Tan” thành câu cửa miệng cuả cả hai phe, kèm theo đó là những bình luận ủng hộ hoặc không ủng hộ “ Kim Tan”. Theo trào lưu, có cực nhiều ảnh chế cũng như bình luận cho nhân vật này.
trào lưu “Thật không thể tin nổi”
Ngày 26/5/2015, Bphone – chiếc điện thoại chính hãng đầu tiên tại Việt Nam – chính thức ra mắt sau bao ngày trông ngóng. Trong bài giới thiệu về Bphone, tổng giám đốc Bkav Nguyễn Tử Quảng lặp đi lặp lại rất nhiều lần cụm từ “Thật không thể tin nổi, không thể tin được”… Những câu nói của vị CEO ngay lập tức trở thành chủ đề hot nhất trong ngày. Ngay sau buổi giới thiệu Bphone, một bản remix với tiêu đề “Thật không thể tin được” được đăng tải trên internet và ngay lập tức gây bão mạng. Sau đó các comment với nội dung tương tự được lặp đi lặp lại và lan truyền trên facebook cũng như phong trào tạo ảnh chế về câu nói nổi tiếng này. Với việc anh Quảng có tên ghép “nổ” từ trước đó, cư dân mạng đã chế biến các hình ảnh liên quan đến bom, công nghệ… đầy hài hước.
Trào lưu “cạp đất mà ăn”
Trào lưu “Tha thu” và “ Mình thích thì mình vẽ lên thôi”
Xuất hiện trong đêm chung kết The Face – Gương mặt thương hiệu mới đây, Sơn Tùng M-TP gây chú ý bởi dòng chữ nghệ thuật “This is art” được viết theo kiểu cách điệu, nằm chếch không xa chân mày bên trái. trong phần phỏng vấn tại thảm đỏ với MC, Sơn Tùng còn phát âm từ “Tattoo” (hình xăm) thành “Tha Thu” (/tha:thu/). Trong khi trên thực tế, phát âm đúng phải là phiên âm đúng của từ tattoo phải là /tə’tu:/ chứ không phải /tha:thu/. Lúc đó, Sơn Tùng trả lời: “Thực ra đây chỉ là ngẫu hứng của Tùng và makeup của Tùng thôi. Tùng muốn có một điểm nhấn khi xuất hiện trong chương trình ngày hôm nay. Tùng hy vọng những ai xem chương trình thì sẽ thích cái… tha thu này do Tùng vẽ lên”. Sau khi lên sóng với bình luận này, các bạn trẻ đã biến những câu nói này thành trào lưu cực hot. Rất nhiều câu nói, rất nhiều ảnh trên các trang web hài như Haivn, haynhucnhoi… đã chế ảnh và câu nói của Sơn Tùng. Cụm từ “Tha Thu” dùng để chỉ việc phát âm sai và cười vì việc phát âm không chuẩn nhưng vẫn tự tin thái quá với việc đó. Cụm từ “ Mình thích thì mình vẽ lên thôi” được dùng tràn làn với rất nhiều ngữ cảnh khác nhau đại ý mình thích thì mình làm, không quan tâm đến người khác nghĩ cái gì để trả lời khi được hỏi lý do cho hành động nào đó và trở thành câu cửa miệng của không ít bạn trẻ.
Triệu hồi chaien- Chaien hư cấu.
Thời gian gần đây lại có thêm một nhân vật nữa được lọt vào danh sách “chế” ra đủ thể loại, đó chính là Chaien – một nhân vật truyện tranh đã cực kì quen thuộc. Trào lưu chế ảnh Chaien hư cấu, triệu hồi đang phát sốt trên mạng xã hội Facebook.
Những bức chế liên quan đến chaien có ý nghĩa “Kẻ được triệu hồi mọi lúc mọi nơi và không tin bất cứ lời nào mà bạn nói!. Nơi nào có chuyện ‘hư cấu’ nơi đó có Chaien. Nếu không có Chaien thì chỉ cần triệu hồi là Chaien đến ‘xử lý’ ngay.” Nguồn gốc là từ mạng dota2 bên gamevn. Cư dân mạng luôn là những người tạo ra, khơi nguồn và lan truyền những cơn sốt. Đặc biệt là với trào lưu chế ảnh thì có vẻ như sức sáng tạo của cộng đồng mạng là… vô biên.
Phong cách “Hoy đi nha”.
Trong giới trẻ đang xuất hiện một câu nói khá đặc biệt “Hoy đi nha”. Nhiều người dù không hiểu rõ ý nghĩa của câu này vẫn sử dụng như một câu cửa miệng. Câu nói: “Hoy đi nha” gây sốt cộng đồng mạng thời gian qua xuất phát từ bộ truyện “Cô Bitch quàng khăn đỏ và sói mặt đơ” do anh Tạ Quốc Kỳ Nam (BTV Mỹ Thuật và thiết kế bìa sách của công ty VH&TT Nhã Nam) sáng tạo nên. Xuất hiện cùng với 2 nhân vật có gương mặt “siêu đơ” được lấy từ bộ truyện “Cô bitch quàng khăn đỏ” và “Sói mặt đơ” những mẩu đối thoại ngắn của 2 nhân vật này đã nhận được nhiều sự chú ý trên haivl và đặc biệt ở mỗi bộ truyện đều được kết thúc bởi cụm từ “vậy hoy đi nha”
Theo thông tin tìm hiểu thì “hoy” có 2 nghĩa khác nhau. 1 mang ý nghĩa là từ lóng ngôn ngữ 9x hoy có nghĩa là thôi và từ đó chúng ta thấy vậy hoy đi nha cũng nghĩa là Vậy thôi đi nha. Ngoài ra “Hoy” cũng là tên chính của nhân vật có tạo hình là con sói mặt đơ màu đen trong mỗi bộ truyện.
“Hay là mình cứ bất chấp hết yêu nhau đi…”
Khi bản hit Mình yêu nhau đi của nhạc sĩ trẻ Tiên Cookie làm “náo loạn” các bảng xếp hạng âm nhạc Việt, câu hát “Hay là mình cứ bất chấp hết yêu nhau đi…” đã nhanh chóng trở thành câu nói “cửa miệng” của giới trẻ. Đã có một thời gian, câu nói này trở nên cực kì rầm rộ khi nhiều bạn trẻ đã “tận dụng” để bày tỏ tình cảm với người trong mộng của mình hoặc là câu nói vui vẻ với nhau lúc ngồi tán chuyện.
Có thể bạn thích: