Nếu Trung Quốc có tứ đại mỹ nhân: Điêu Thuyền, Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Dương Quý Phi. Thì lịch sử Việt Nam cũng đã từng có 4 người con gái nhan sắc tuyệt trần. Cầm, kỳ, thi, họa đều anh thông. Và quan trọng nhất, họ còn góp phần vào sự hưng, vong của một vương triều hay mở ra một trang sử mới cho triều đại. Họ là những ai? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu
Công chúa Ngọc Hân
Lê Ngọc Hân (1770 – 1799) còn được gọi là Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung hoàng hậu, là công chúa nhà Hậu Lê và Hoàng hậu thời Tây Sơn.Ngọc Hân công chúa có nhạn sắc dịu dàng. Nổi tiếng thông minh và có tài đàn hơn người. Điệu nhạc của bà luôn mang đến một nỗi bi thương man mác hay chính cung đàn đã giúp và kể nên câu chuyện cuộc đời đầy xót thương. Bà là vk của vua Nguyễn Huệ và có với ông hai người con là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức. Mối tình của bà với vua Quang Trung đến giờ vẫn là sự ngưỡng vọng của người đời.
Tuy nhiên, năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn. Bà cùng hai người con phải trốn ra ngoài và bị quân của triều đình truy đuổi gắt gao. Ngày 4/12/1799 bà uống thuốc độc tự sát. Hai người con của bà cũng chết yểu. Hoàng tử Quang Đức mất năm 10 tuổi còn công chúa Ngọc Bảo cũng mất năm 12 tuổi
An Tư Công chúa
Cuộc đời của An Tư công chúa được sử sách ghi chép lại rất ít. Người ta chỉ đồn nhau bà là 1 trong những những công chúa xinh đẹp, lại hiền thục trong sáng,nhân hậu. Theo Đại Việt Sử Kí Toàn Thư ghi chép lại Đầu năm Ất Dậu (1285), quân nhà Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng đối phương. Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra.
Ngày 9/3 cùng năm, thủy quân Nguyên đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được hai vua. Chiến sự buổi đầu bất lợi. Trước thế mạnh của đối phương, quân ta cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu, bởi vậy, Thượng hoàng Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân, tức sai người dâng em gái út của mình (công chúa An Tư) cho tướng Thoát Hoan. Thoát Hoan ngay lập tức đồng ý vì đã sớm nghe đồn về sắc đẹp của An Tư công chúa. Sau đó, quân Trần bắt đầu phản công, quân Nguyên đại bại. Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hốt Tất Liệt đã phải ‘chui vào cái ống đồng để lên xe bắt quân kéo chạy’ để về Tàu. Chiến thắng, các vua Trần làm lễ tế lăng miếu, khen thưởng công thần, nhưng không ai nói đến An Tư.
Lý Chiêu Hoàng
Lý Chiêu Hoàng hay còn được gọi là Lý Phế Hậu hay Chiêu Thánh hoàng hậu. Bà là người nổi tiếng xinh đẹp,mặt hoa da phấn. Tài sắc vẹn toàn. Giống như Võ Tắc Thiên ở Trung Quốc, trong lịch sử Việt Nam bà là vị nữ hoàng đầu tiên và cũng là cuối cùng của nước ta. Chiêu Hoàng là Hoàng hậu của Thái Tông cho đến khi bị phế truất vào năm 1237, vì bấy giờ bà không sinh được con nối dõi.
Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu, người kế vị ngôi Hoàng hậu sau đó, chính là chị ruột của bà.Sau năm 1258, bà tái giá lấy Lê Phụ Trần, một viên tướng có công cứu giúp Thái Tông. Hai người sống với nhau hơn hai mươi năm và sinh được 1 trai, Thượng vị hầu Lê Tông và 1 gái, Ứng Thụy công chúa Ngọc Khuê. Bà qua đời ngay sau Thái Tông khoảng 1 năm thọ 61 tuổi. Dân gian kể lại, khi qua đời, tóc bà vẫn đen nhánh, môi vẫn đỏ như son, má vẫn tươi như hoa đào…
Huyền Trân công chúa
Huyền Trân công chúa (1287 – 1340 ) là con gái vua Trần Nhân Tông đồng thời cũng là em gái vua Trần Anh Tông, có nhan sắc kiều diễm, thông minh, sắc sảo. Người ta thường ví nàng đẹp tựa một vị tiên nữ giáng trần. Năm 1293, Trần Nhân Tông truyền ngôi cho con rồi lưu về làm Thái Thượng Hoàng. Nhận được lời mời du ngoại đến Chiêm thành, thái thượng hoàng quyết định gả con gái là Huyền Trân công chúa cho vua Xiêm là Chế Mân để giữ mối quan hệ đồng thời đòi hai châu Ô, Lý làm sính lễ. Nhưng công chúa Huyền Trân lấy chồng vừa được 1 năm thì Chế Mân chết, vk theo tục lệ phải lên giàn thiêu chết cùng vua.
Sợ em gái bị tổn thương, Trần Anh Tông sai Trần khắc Chung tới Chiêm Thành cứu Huyền Trân về. Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền về Đại Việt bằng đường biển. Theo đại Việt sử kí toàn thư ghi lại, Huyền Trân và Trần Khắc Chung lại có một tình ái tuyệt đẹp trong suốt những tháng ngày lênh đênh trên biển. Sau khi về đến Thăng Long, theo di lệnh của Thượng Hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh). Năm 1340 bà mất, nhân dân trong vùng thương tiếc, họ tôn bà làm Thần Mẫu và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn
Có thể bạn thích: