Ngay sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố môn thi thứ tư vào lớp 10 năm học 2019-2020, rất nhiều bạn thí sinh lo lắng về cách ôn tập với môn học khó nhằn này. Cùng với đó có rất nhiều những “bí kíp” ôn luyện tốt môn Lịch sử đã được chia sẻ. Thế nhưng giữa rừng kinh nghiệm ấy thì đâu mới là phương pháp hiệu quả nhất mà bạn nên lưu tâm. Cùng TopChuan.com điểm qua 1 số ít tips ôn thi hiệu quả nhất nhé, đảm bảo học sử là nhớ sử cho kì thi điểm 10.
Ôn tập có lộ trình
Thời gian rất gấp gáp không còn nhiều để rong chơi nhưng các bạn đừng nghĩ là sẽ không kịp rồi hoảng loạn, học ít mà hiệu quả còn hơn học nhiều mà không nhớ được. Để làm được điều này phải có thứ tự ôn tập cẩn thận, khoa học. Tháng 3 tập trung rà soát các kiến thức theo chương trình lớp 9, tháng 4 có thể kết hợp luyện đề và ôn bổ sung kiến thức còn thiếu, tháng 5 cần đẩy mạnh luyện đề, bấm giờ như thi thật, rèn kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm. Câu hỏi trong đề thi không khó nhưng cần rèn luyện nhiều để hình thành phản xạ và tránh sai sót để mất điểm đáng tiếc.
Hệ thống kiến thức theo từng sự kiện: Để dễ dàng nắm bắt các kiến thức lịch sử, thí sinh nên ôn luyện theo dòng thời gian, sự kiện rồi từ đó triển khai các nội dung liên quan. Thông thường khi nhắc đến sự kiện lịch sử, sẽ bao hàm các nội dung như: thời gian, hoàn cảnh, nguyên nhân, diễn biến, kết quả, bài học rút ra và ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó. Thí sinh cũng cần biết cách phân biệt các sự kiện với nhau bằng việc tìm ra điểm giống và khác nhau giữa những phần nội dung liên quan đến các sự kiện này.
Note: Tự đặt cho mình mục tiêu ôn tập nhất định theo thời gian biểu chia đều cho các môn. Tiếp theo, ghi sẵn các phần kiến thức phải ôn tập thành 1 thời gian biểu cụ thể, phần nào ôn trước, phần nào ôn sau, ôn như thế nào cho bằng lòng nhất. Học chắc kiến thức sau đó mới luyện đề!
Sử dụng tài liệu ôn thi có chọn lọc
Lưu ý khi ôn luyện môn Lịch Sử, thí sinh không nên sử dụng quá nhiều tài liệu ôn thi, hãy ôn chắc kiến thức sách giáo khoa là bạn đã có thể ăn điểm cao môn này rồi. Nếu bạn muốn ăn điểm tuyệt đối, chỉ cần đọc thêm 1-2 quyển Lịch sử nâng cao để nắm vững kỹ năng chứng minh, so sánh, vận dụng,… Tuyệt đối không ôm đồm quá nhiều loại sách, bởi trên thị trường có bán tràn lan nhiều loại sách ôn luyện môn Lịch sử không chính thống, thậm chí có những sách còn thông tin sai lịch sử.
Phần kiến thức trong sách giáo khoa vốn đã rất nhiều nên bạn cũng không cần phải ôm thêm cho mình nhiều các kiến thức của sách tham khảo đâu nhé! Những câu hỏi lấy điểm giỏi thường là câu hỏi suy luận phân ra thành tầm trung và ứng dụng. Bạn chỉ cần chú tâm làm chắc phần kiến thức cơ bản chắc chắn có thể đạt ít nhất 7 điểm rồi, phần còn lại chú ý những câu giải thích, những câu nguyên nhân, ý nghĩa là sẽ giải quyết được thôi. Nên xem các dạng đều nhiều hơn là xem quá nhiều tài liệu tham khảo mà không có tính chính thống.
Note: Thay vì tham khảo tài liệu tràn lan hãy đầu tư thời gian tìm hiểu các dạng đề, luyện đề thật nhiều mới giúp bạn tăng phản xạ với câu hỏi được.
Sơ đồ tư duy và Thẻ nhớ kiến thức
Đây được đánh giá là phương pháp học hiệu quả nhất đối với tất cả các môn nhất là với hình thức thi trắc nghiệm, lượng kiến thức quá nhiều thì nó lại hoàn toàn phát huy được tác dụng của mình. Dùng sơ đồ tư duy để giúp cho lượng kiến thức lớn được thu hẹp lại với các từ khóa chính vẽ theo cách trừu tượng giúp tăng cao khả năng ghi nhớ của não bộ hơn. Đặc biệt sơ đồ tư duy do bạn vẽ ra chắc chắn sẽ dễ nhớ, dễ học hơn những con chữ cứng ngắc trong sách giáo khoa.
Thẻ học có tác dụng giúp ghi nhớ từ khóa, mốc thời gian, sự kiện tốt hơn để bạn có thể học 1 cách chủ động hơn ở mọi lúc, mọi nơi mà không cần mang theo quá nhiều sách vở mà vẫn có thể ghi nhớ hết các phần kiến thức chi tiết của lộ trình ôn tập mà mình đã vạch ra.
Minh họa nội dung kiến thức bằng sơ đồ tư duy: Việc áp dụng sơ đồ tư duy vừa giúp cho thí sinh dễ nắm bắt và phân chia các sự kiện, nhân vật với nhau, vừa mang tính khắc họa hình ảnh giúp các bạn dễ ghi nhớ hơn. Lưu ý khi học đến phần kiến thức nào, hãy hệ thống lại bằng một sơ đồ tư duy với từ khóa chính là sự kiện, nhân vật hay giai đoạn lịch sử nào đó, các nhánh sẽ chứa những nội dung chia nhỏ của từ khóa chính. Cách học môn Lịch sử bằng sơ đồ tư duy không chỉ phục vụ cho thí sinh làm bài thi tốt hơn mà còn giúp thí sinh lưu nhớ các kiến thức lịch sử lâu dài.
Note: Học qua sơ đồ tư duy, thẻ nhớ kiến thức. Mỗi bài học, chương, giai đoạn lịch sử có thể hệ thống lại thành sơ đồ để dễ nhớ, dễ tra cứu khi cần. Đồng thời mỗi bài học, sự kiện, nhân vật có thể dùng giấy nhớ để ghi lại các điểm chính cần ghi nhớ.
Bám cấu trúc đề minh họa – Không ôn tủ
Vì năm nay là hình thức thi mới hơn, bổ sung môn thứ tư khá “khó nuốt” vì trước nay đều là học thuộc lòng, lượng kiến thức rất nhiều dễ bị học trước quên sau, các mốc thời gian đều rất khó nhớ. Thế nhưng nếu phân tích kĩ đề thi minh hoa thì có thể thấy rằng đề thi 40 câu trắc nghiệm chủ yếu muốn đánh giá tổng quát lượng kiến thức khá rộng nhưng không quá sâu chỉ cần tập trung vào các sự kiện, thời gian,…là có thể làm tốt. Trước tiên tuyệt đối đừng hoang mang nhé, không ôn tủ mà phải tập trung phân tích dạng đề mẫu đã.
Riêng đề thi môn thứ tư là môn Lịch sử, kiến thức chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9, có tới 90% yêu cầu ở mức nhận thức, am hiểu nên học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản trong năm học lớp 9 là đã có thể làm tốt bài thi. Do vậy, sau khi công bố môn thi thứ tư, phụ huynh và học sinh không nên quá lo lắng đến mức phải đi học thêm, vừa gây tốn kém, vừa khiến học sinh bị áp lực, mệt mỏi.
Hãy học chắc kiến thức chứ đừng học tủ, học vẹt bởi vì nội dung các sự kiện rất dễ khiến thí sinh nhầm lẫn, đặc biệt là phần diễn biến. Các phương án trả lời trong bài thi khá giống nhau nên nếu không nắm chắc kiến thức sẽ có nhiều bạn chọn sai đáp án. Thí sinh dễ nhầm lẫn giữa Chiến thắng Điện Biên Phủ, và sự kiện 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không, hoặc nội dung giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Pari. Do vậy, học đến đâu thí sinh phải chắc chắn và ghi nhớ đến đó. Từ đề thi minh họa có thể thấy, đề thi môn Lịch sử chú trọng kiểm tra khả năng ghi nhớ các sự kiện, nhân vật lịch sử và mốc thời gian nổi bật, bên cạnh đó cũng yêu cầu học sinh phải nắm được những đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lịch sử, có cái nhìn tổng quát xuyên suốt cả thời kì lịch sử để trả lời những câu hỏi liên chuyên đề.
Note: Phải bám chắc cấu trúc đề minh họa để ôn tập, ôn đều các chuyên đề theo kế hoạch phù hợp, không để mất điểm phần lịch sử thế giới vì phần này đa phần câu hỏi dễ lấy điểm.
Ghi nhớ kiến thức chung
Trong đề thi trắc nghiệm lượng kiến thức cần phải ôn rất rộng thế nên bạn cũng cần phải cố gắng ghi nhớ thật chính xác các mục tổng kết từng giai đoạn, từng bài để có kiến thức nền tốt nhất. đọc – ôn kỹ các bài tổng kết chương để nắm được các diễn biến của lịch sử trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, từ đó có cái nhìn tổng quát về lịch sử. Lượng kiến thức tổng kết này thường được hệ thống hóa rất khoa học trong sách giáo khoa hoặc các hệ thống bài ôn của giáo viên ở ngay trên lớp vì thế bạn chỉ cần tự mình trình bày lại một chút cho dễ hiểu hơn và bằng lòng với cách học của bản thân là tốt rồi.
Cách tốt nhất là nên chú ý để mình có một bộ tài liệu hệ thống khái quát riêng được trình bày theo ý hiểu của mình từ đó sẽ dễ dàng tìm đến các kiến thức nhánh nhỏ hơn trong quá trình học. Cả nhà nên hệ thống theo bài, theo chương, theo giai đoạn lịch sử và đặc biệt là theo hai phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam nhé.
Note: Hệ thống kiến thức tổng quát riêng và học kĩ tránh mất điểm những câu hỏi có thể suy đoán hoặc dùng biện pháp loại trừ nhờ kiến thức chung.
Có thể bạn thích: