Để kết thúc năm cũ và chào đón năm mới nhiều tài lộc, nhiều gia đình thường sẽ thực hiện lễ cúng tạ đất. Vậy lễ cúng tạ đất là gì? Văn khấn tạ đất như thế nào? Hãy cùng TopChuan.com tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé.
Bài cúng tạ đất đầu năm số 2
Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Tín chủ là…………………………………Tuổi……………………
Ngụ tại………………………………………………………………
Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….
Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bày ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: Ngài Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an toàn khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Bài văn khấn cúng tạ đất đầu năm số 1
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con kính lạy:
Quan đương xứ Thổ Địa chính thần.
Thổ Địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần.
Hôm nay là ngày… tháng… năm…, nhằm tiết…
Chúng con là:…
Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ thần linh Thổ Địa.
Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi này. Đội ơn thần linh Thổ Địa che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí sung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Trong ngoài nóng êm, toàn gia mạnh khỏe. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.
Cung kính nghĩ rằng thần linh Thổ Địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long.
Âm hung tàn dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi tận, ý khẩn tâm thành.
Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.
Cẩn cáo!
Cách chuẩn bị và tiến hành lễ tạ đất đầu năm
Nhiều chị em chưa có kinh nghiệm thường không biết chuẩn bị lễ vật như thế nào để làm lễ cúng tạ đất đầu năm. Trên thực tế, lễ vật cúng tạ Thổ Công không quy định khắt khe, có thể thay đổi tùy văn hóa cũng như tục lệ và phong tục của từng vùng miền. Các lễ vật có thể sắp sếp đa dạng tùy vào điều kiện tài chính và nhu cầu của từng người, quan trọng nhất vẫn phải là tấm lòng thành kính của gia chủ.
Những lễ vật phổ biến, cơ bản nhất thường bao gồm:
- Trái cây ngũ quả.
- Hoa tươi (có thể sử dụng nhiều loại như cúc, lay ơn, đồng tiền…).
- Nhang.
- Nến hoặc đèn cầy.
- Gạo, muối trắng.
- Nước.
- Rượu.
- Giấy cúng.
- Các loại bánh kẹo.
- Đĩa trầu cau.
- Xôi, chè.
- Cháo.
- Gà luộc là gà trống hoặc cũng có thể dùng chân giò.
- Bia, nước ngọt.
- Thuốc lá, nước trà.
- 5 con ngựa có màu đỏ, màu xanh, màu vàng, màu trắng, màu chàm tím, trên lưng mỗi con ngựa sẽ được đặt 10 lễ tiền vàng. 5 bộ mũ, áo và hia là loại nhỏ, cờ lệnh, kiếm, roi. 1 con ngựa có màu đỏ, kích thước lớn hơn so với 5 con còn lại. Đi kèm với ngựa là cờ, kiếm, roi, mũ, áo, hia.
- 1 cây vàng hoa đỏ gồm 1000 vàng.
- 50 lễ tiền vàng dùng để cúng gia tiên.
Lễ cúng tạ đất đầu năm là gì?
Mỗi dịp đầu xuân năm mới, chúng ta thường thấy các gia đình chuẩn bị nhiều lễ cúng khác nhau, trong đó có lễ cúng tạ đất. Vậy lễ cúng tạ đất năm mới là gì? Có nguồn gốc từ đâu?
Theo phong tục truyền thống thì đất đai nơi mà chúng ta sống đều sẽ được cai quản bởi các vị thần linh cai quản. Họ sẽ giúp việc trông coi, giữ đất đai và vị thần đó được gọi là Thổ Công. Khi các bạn làm móng nhà, đào giếng, san lấp,… thì các bạn phải chuẩn bị lễ cúng tạ đất đầu năm. Việc này sẽ dâng lên vị thần Thổ Công để báo cáo và xin phép.
Việc cúng đất đai nhằm mong thổ thần, thần linh. Các vong hồn chưa siêu thoát sẽ phù hộ và không quấy phá. Giúp gia đình có thể làm ăn an khang – sum vầy và sức khỏe tốt. Hoặc cũng có thể là sự xin phép của gia chủ với các vị thần để thực hiện công việc đào mới, xây dựng. Ngoài ra, vào những ngày đặc biệt trong năm, trong tháng như mùng 1, ngày rằm, giỗ chạp, lễ, Tết, các gia đình, các chủ đất cũng đều cần phải làm lễ khấn Thổ Công.
Lễ cúng tạ đất trong dịp cuối năm và đầu năm mới tại các gia đình thường là để báo cáo với Thổ Công những công việc mà gia chủ đã làm được trong năm cũ, đồng thời cầu mong cho thần linh phù hộ để gia đình có được nhiều sức khỏe, làm ăn thịnh vượng, gặt hái nhiều thành công trong năm mới.
Nhìn chung, cúng tạ đất cuối năm cũ, đầu năm mới là cách thể hiện sự thành kính, lòng tin của gia chủ đối với Thổ Công. Đây không phải nghi thức bắt buộc nên sau này nhiều gia đình bận rộn, không có thời gian thường nhập vào các lễ khác như lễ cúng ông Công ông Táo, lễ hóa vàng sau Tết, rằm tháng Giêng… nên nhiều người không còn nhớ được lễ này nữa.
Cúng tạ đất đầu năm vào ngày nào?
Thông thường, việc cúng tạ Thổ Công sẽ diễn ra vào đầu năm, cuối năm, cúng đất khi mới mua, lễ Tết… hoặc khi thực hiện các công việc cần đụng chạm tới long mạch như xây dựng công trình, làm nhà, đào giếng… Tùy thuộc vào phong tục tập quán cũng như văn hóa vùng miền, bạn có thể chọn ngày thực hiện lễ cúng vào các ngày khác nhau.
Ở đa số các vùng trên cả nước hiện nay, lễ cúng tạ đất đầu năm sẽ diễn ra vào ngày làm lễ hóa vàng hoặc rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu). Riêng 1 số ít tỉnh như Huế, Quảng Bình, Quảng Ngãi…. nghi lễ cúng đất đầu năm thường sẽ được tiến hành vào tháng 2 Âm lịch.
Có thể bạn thích: