Ung thư dạ dày là một trong các những bệnh ung thư thường gặp ở cả hai giới. Theo Globocan 2018, tại Việt Nam có thêm 17.527 ca mắc mới và 15.065 ngừoi tử vong vì căn bệnh này. Ung thư dạ dày đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp, điều đáng tiếc là ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa, nhận biết sớm và điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, trong khi đó đa số người bệnh đến khám và điều trị căn bệnh này đã ở giai đoạn muộn, đã di căn, gây khó khăn trong việc điều trị và tốn kém về kinh phí. Căn bệnh này có thể tấn công bất kỳ ai nên bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về căn bệnh này qua bài viết dưới đây của TopChuan.com nhé.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày
Ngày nay, có rất nhiều người mắc ung thư dạ dày và đối tượng của căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Thực tế, hầu hết các bệnh ung thư dạ dày là do sự phát triển của các tổn thương dạ dày nhỏ lâu ngày không được điều trị. Vì vậy, khi cơ thể có 5 dấu hiệu sau xuất hiện, đó có thể là hiện tượng ung thư dạ dày, hãy đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị sớm.
- Khó chịu ở bụng trên: Trước khi phát hiện ung thư dạ dày, trước tiên bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng như khó chịu và đau bụng trên. Các triệu chứng cụ thể là bệnh nhân cảm thấy no hoặc có cảm giác nóng rát sau khi ăn. Cơn đau này dễ bị nhầm với chứng khó tiêu hoặc viêm dạ dày. Tuy nhiên, khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn, cơn đau sẽ ngày càng dữ dội hơn và kéo dài thời gian. Cách tốt nhất là bạn hãy đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời mỗi khi đau bụng bất thường.Mất cảm giác ngon miệng hoặc khó tiêu. Nhiều người có dạ dày yếu thường có triệu chứng khó tiêu, nhưng đối với bệnh nhân ung thư dạ dày, ngoài hiện tượng khó tiêu, họ còn mất cảm giác ngon miệng. Nhiều bệnh nhân bị ung thư dạ dày nghĩ rằng họ bị loét dạ dày hoặc viêm dạ dày, chỉ cần uống thuốc là khỏi mà không biết rằng thuốc dạ dày có thể giảm các triệu chứng, nhưng nó sẽ xuất hiện trào ngược axit và bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn theo thời gian.
- Phân máu hoặc phân đen: Bệnh nhân ung thư dạ dày sẽ có máu và nhiễm trùng đường tiết niệu trong giai đoạn đầu. Điều này là do một lượng máu nhỏ xuất hiện trong dạ dày của bệnh nhân, có thể liên quan đến hút thuốc, lạm dụng rượu, làm việc quá sức, uống thuốc không đúng cách,…
- Táo bón và tiêu chảy xen kẽ: Mặc dù táo bón và tiêu chảy không ảnh hưởng lớn đến cơ thể, nhưng nếu táo bón hoặc tiêu chảy xuất hiện luân phiên có thể là triệu chứng tiền ung thư dạ dày. Vì sự bất thường của dạ dày ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu thức ăn đồng thời làm nhu động ruột trở nên bất thường.
- Sụt cân đột ngột: Nếu ung thư xảy ra trong cơ thể người, triệu chứng điển hình nhất là sụt cân. Nếu bệnh nhân có tế bào ung thư trong dạ dày chúng sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể bạn để phát triển, khiến trọng lượng sụt giảm trong một thời gian ngắn. Đây là kết quả của sự biến đổi bất lương tính của ung thư dạ dày.
Sự xuất hiện của ung thư dạ dày đi kèm với 5 dấu hiệu trên và bạn không nên chủ quan bỏ qua khi thấy bất thường trên cơ thể.
Các nguyên nhân ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là căn bệnh phổ biến hiện nay. Số bệnh nhân ngày mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu 12 nguyên nhân gây ung thư dạ dày được các chuyên gia cảnh báo qua bài viết dưới đây.
- Chế độ ăn uống: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư dạ dày. Chế độ ăn mặn, nhiều muối, đặc biệt là các món như dưa cà muối, các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn khiến lượng muối đưa vào cơ thể quá nhiều, gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Ngoài việc tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, ăn mặn còn gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày do muối thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP, loại vi khuẩn gây viêm loét niêm mạc dạ dày. Thói quen ăn quá nhanh cũng khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng do thức ăn không được nhai kỹ, các enzim trong nước bọt chưa kịp được tiết ra để bôi trơn và phân hủy thức ăn trước khi được đưa xuống dạ dày. Do đó, dạ dày cũng không kịp tiết ra lượng dịch vị đầy đủ để kịp tiêu hóa chúng khiến thức ăn ứ đọng, dạ dày hoạt động quá tải gây trào ngược axit, viêm loét và lâu dần dẫn đến ung thư dạ dày.
- Uống rượu bia: Uống nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây ung thư dạ dày qua con đường làm tổn thương gen. Khả năng gây ung thư của rượu bia do tính chất cộng dồn các yếu tố gây ung thư.
- Nhiễm vi khuẩn HP: HP là vi khuẩn gây nên viêm loét ở dạ dày dẫn tới bệnh ung thư trong khi loại vi khuẩn này lại rất dễ lây lan qua việc ăn uống chung bát, đũa, cốc, chén… Chính vì vậy, việc thường xuyên ăn uống tại các quán xá, nhà hàng hay những nơi cung cấp dịch vụ ăn uống không đảm bảo vệ sinh hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh là nguyên nhân gây ung thư dạ dày.
- Không có thói quen khám sức khỏe định kỳ: Rất nhiều bệnh nhân phát hiện ra mắc bệnh ung thư dạ dày khi đã ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân chủ yếu là do không có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ. Mà đây lại là cách duy nhất để phát hiện bệnh sớm hoặc phát hiện ra từ khi bị viêm loét dạ dày để sớm có phương pháp điều trị, không để bệnh chuyển thành ung thư.
- Yếu tố di truyền: Ung thư dạ dày có nguyên nhân gây bệnh do yếu tố di truyền. Tỷ lệ mắc bệnh ở những người có người thân mắc ung thư dạ dày là khá cao. Do đó, nếu trong gia đình có người mắc bệnh, hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe, khám sàng lọc định kỳ để có thể phát hiện ra bệnh sớm nhất.
- Người bị viêm dạ dày mạn tính: Những người bị viêm dạ dày mãn tính nếu không chữa trị kịp thời và triệt để thì có nguy cơ rất cao mắc bệnh ung thư dạ dày do các vết viêm, loét ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thiếu máu bất lương tính: Theo khảo sát của các chuyên gia y tế, thiếu máu bất lương tính cũng là một nguyên nhân lớn gây nên ung thư dạ dày.
- Do nhóm máu: Theo nhiều nghiên cứu, nhóm máu cũng là nguyên nhân gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh. Riêng đối với bệnh ung thư dạ dày nói riêng và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nói chung thì nhóm máu O có nguy cơ cao nhất, cao hơn các nhóm máu khác đến hơn 30%. Nguyên nhân là do cấu tạo màng tế bào nhóm O hấp dẫn vi khuẩn Helicobacter gây tổn thương cho dạ dày.
- Hút thuốc lá: Có thể nhiều người không biết rằng hút thuốc lá lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Lý do là trong thuốc lá chứa hàm lượng lớn nicotin. Đây là chất độc phá hủy hệ hô hấp cũng như hệ tiêu hóa. Khi người bệnh hít khói thuốc, chất cortisol được sản sinh ra nhiều hơn gây viêm loét nặng hơn, niêm mạc dạ dày bị suy yếu đi. Hút thuốc lá làm lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể cũng như dạ dày chậm hơn, ngăn cản quá trình tiết chất nhầy của dạ dày. Thuốc lá đồng thời cũng làm giảm đáng kể tác dụng điều trị của các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày cũng như ung thư dạ dày.
- Môi trường sống ô nhiễm: Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi cũng là một nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
- Tuổi tác và giới tính: Ngoài ra, yếu tố tuổi tác và giới tính cũng có tác động nhất định đến nguy cơ mắc bệnh. Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh ở tuổi trung niên cao hơn hẳn so với người trẻ tuổi và đàn ông có nguy cơ mắc bệnh cao gần gấp hai lần so với phụ nữ.
- Từng phẫu thuật dạ dày: Những người đã từng phẫu thuật dạ dày, cắt 1 phần dạ dày có nguy cơ cao hơn hẳn so với những người khác về khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày. Do đó, nếu đã từng phẫu thuật dạ dày, hãy thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện bệnh.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu và phổ biến nhất gây nên bệnh ung thư dạ dày. Hiểu rõ nguyên nhân có thể giúp bạn có thể phòng tránh được căn bệnh này.
Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh 1 cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Ung thư dạ dày là một trong các những ung thư phổ biến trên thế giới, tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam và thứ 4 ở nữ giới. Ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày như thế nào?
Những phương pháp dùng để chẩn đoán ung thư dạ dày bao gồm:
- Sinh thiết dạ dày: Sinh thiết dạ dày là một kĩ thuật mà bác sĩ sẽ lấy một hoặc một số mẫu mô từ dạ dày ở các vị trí khác nhau để mang đi làm giải phẫu bệnh (kiểm tra dưới kính hiển vi). Sinh thiết dạ dày thường được tiến hành trong khi nội soi dạ dày. Nội soi dạ dày là một kĩ thuật, trong đó một ống mềm, dài có trang bị camera và nguồn sáng sẽ được đưa từ miệng bệnh nhân qua vùng hầu họng, thực quản xuống dạ dày và tá tràng. Qua hình ảnh nội soi được truyền từ camera lên màn hình, bác sĩ có thể quan sát được niêm mạc dạ dày, phát hiện các bất thường cũng như xác định được vị trí, số lượng mẫu mô cần lấy để kiểm tra giải phẫu bệnh.
- Chụp CT dạ dày hoặc chụp X-quang;
- Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) hoặc xét nghiệm phân.
Những phương pháp điều trị ung thư dạ dày?
Ung thư dạ dày thường được điều trị bằng một hoặc nhiều phương pháp, dựa vào kết quả xét nghiệm và tình trạng sức khỏe toàn trạng của người bệnh. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày
- Phẫu thuật cắt bỏ ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày giai đoạn sớm có thể điều trị tại chỗ bằng kỹ thuật nội soi. Bệnh nhân được phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn có thể mổ được hoặc có thể điều trị được và sức khỏe đảm bảo để chịu đựng phẫu thuật, nên được cắt bỏ dạ dày đầy đủ nếu cần thiết để đảm bảo có diện cắt sạch. Trong khi phẫu thuật, bác sĩ có thể cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày của người bệnh. Nếu phẫu thuật cắt bỏ tất cả dạ dày, bệnh nhân sẽ được đặt lại đường tiêu hóa giúp người bệnh trong việc ăn uống. Ngoài các phương pháp phẫu thuật truyền thống, phẫu thuật robot điều trị ung thư dạ dày ngày càng được sử dụng nhiều tại các nước phát triển với việc bóc tách triệt để các khối u, giảm đau, hạn chế mất máu, sớm hồi phục, rút ngắn thời gian nằm viện.
- Hoá trị: Sử dụng các loại thuốc hóa chất nhằm diệt tế bào ung thư hoặc ngăn cản tế bào ung thư phát triển. Đôi khi, người bệnh sẽ được chỉ định hóa trị trước khi phẫu thuật. Điều trị phối hợp với hóa trị hoặc xạ trị có thể cải thiện sự sống của người bệnh sau phẫu thuật.
- Xạ trị: Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ, dùng các chất phóng xạ tác động vào khu vực có tế bào ung thư.
- Liệu pháp miễn dịch: Đây là thuật ngữ mà bác sĩ sử dụng cho các loại thuốc tác động vào hệ thống miễn dịch để ngăn chặn sự phát triển của ung thư. Những người bị bệnh tim và phổi tiến triển có thể không dung nạp được các liệu pháp điều trị tấn công. Sau phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, bác sĩ sẽ theo dõi bằng cách chỉ định chụp lại cắt lớp vi tính vùng bụng và nội soi dạ dày – ruột để đảm bảo rằng ung thư không tái phát.
- Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân: Liệu pháp miễn dịch hỗ trợ điều trị ung thư là liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân của cơ thể trong ngăn ngừa và tiêu diệt tế bào ung thư. Sự tăng cường hệ miễn dịch có thể được thực hiện bằng cách thu nhận các tế bào miễn dịch diệt tự nhiên (Natural Killer cells – NK) và tế bào T gây độc (cytotoxic T lymphocytes – CTLs) từ cơ thể người bệnh sau đó tăng sinh và hoạt hóa các tế bào này trong phòng thí nghiệm rồi truyền trở lại cơ thể người bệnh để các tế bào miễn dịch này sẽ tấn công các tế bào ung thư
Có thể bạn thích: