Bệnh viêm da cơ địa là bệnh da liễu phổ biến ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt vào mùa Đông do thời tiết khô hanh làm cho tình trạng bệnh viêm da cơ địa nặng hơn gây ra khó khăn trong quá trình sinh hoạt cũng như công việc. Bệnh viêm da cơ địa rất dễ bị tái phát và để lại biến chứng nguy hiểm. Vậy nên TopChuan.com chia sẻ thêm vấn đề xoay quanh bệnh viêm da cơ địa để mọi người tham khảo nhé.
Chế độ siêu thị nhà hàng của người bị viêm da cơ địa
Đối với người bị viêm da cơ địa cần ăn đủ rau xanh và hoa quả. Rau xanh và hoa quả cung cấp vitamin A giúp tăng sức đề kháng và rất tốt cho da như rau cải xanh, bắp cải, súp lơ, rau má, cà rốt, đu đủ, xoài… Nhóm thực phẩm giàu vitamin C, E như cam, bưởi, rau mầm… này sẽ giúp cải tạo lớp tế bào sừng trên da, cải thiện hệ thống miễn dịch, hỗ trợ cho việc điều trị bệnh.
Đặc biệt khi mắc bệnh viêm da cơ địa ngoài việc uống nhiều nước, ăn đủ rau xanh và hoa quả thì cần bổ sung ăn cá biển. Cá biển có hàm lượng omega3, kẽm rất tốt cho da như cá cá hồi, cá thu, cá basa. Nhưng đối với cơ địa từng người nếu bị dị ứng thì không nên ăn thực phẩm này.
Thực phẩm giàu vitamin B: Hỗ trợ quá trình tăng trưởng và tái tạo mô, tế bào da mới như các loại rau xanh đặc biệt là rau chân vịt và ngũ cốc.
Bên cạnh, những thực phẩm hỗ trợ bệnh viêm da cơ địa thì có loại thực phẩm làm tình trạng bệnh nặng hơn như trứng, cá, nhóm thực phẩm dễ dị ứng như hải sản, nghêu, sò, ốc, hến, nhộng tằm, sữa bơ… Ngoài ra, thịt gà, thịt bò, thịt chó, thịt dê cũng không ăn – nhóm thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng nó cũng làm cho bệnh viêm da cơ địa nặng hơn hoặc tái phát bất cứ lúc nào. Và không sử dụng sản phẩm đã lên men như dưa chua, cà muối…
Nói “không” với chất kích thích như rượu, bia, thuốc là, cafe…
Dấu hiệu bị viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa thường gặp như bệnh Á sừng, tổ đỉa, vảy nến, eczema, chàm sữa ở trẻ nhỏ, nổi mề đay… Mỗi dạng bệnh có biểu hiện khác nhau như:
+ Bệnh Á sừng: hiện tượng bong tróc da tay, da chân đặc biệt ở đầu ngón tay, ngón chân và gót chân. Thời tiết khô hanh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn: nứt nẻ, chảy máu hay hiện tượng móng tay dày lên, xù xì…
+ Bệnh vảy nến: hiện tượng tình trạng da bong lớp vẩy trắng dày, dùng tay cạo lớp vẩy trắng xuất hiện lớp da hồng như sáp nến ban đầu ở thể nhỏ sau đó có thể lan rộng khi gặp điều kiện thuận lợi. Các tế bào chết dày lên, vảy ngày càng phát triển xuất hiện da đầu, khuỷu tay, đầu gối, có thể cả người. Vẩy nến có nhiều dạng như: mảng, thể giọt, thể mủ. Tình trạng nặng hơn có thể bị lở loét, ảnh hưởng đến khớp, thoái hóa khớp, ung thư da…
+ Eczema: biểu hiện ngứa như nổi mẩn, mụn nước, đỏ, kèm theo vết sần cổ trâu… Eczema có 4 giai đoạn: giai đoạn đỏ da (xuất hiện trên da vết đỏ, hạt lấm tấm như hạt kê), giai đoạn mụn nước (xuất hiện mụn nước lên vùng da tổn thương, mụn nước nhỏ 1 – 2 mm, rất ngứa gãi tự vỡ), giai đoạn lên da non (các vết thương có dịch vàng giảm, bong tróc da, đóng vảy thành lớp nhẵn bóng hơi cộm), giai đoạn liken hóa (vết sần cổ trâu, giai đoạn da xù xì, khô rát, ngứa dai dẳng).
+ Bệnh tổ đỉa: bệnh xuất hiện mụn nước thành chùm, nằm sâu dưới da. Mụn nước thường xuất hiện lòng bàn tay, bàn chân, kẽ tay, kẽ chân kèm theo ngứa rát, mụn nước vỡ ra hình thành vảy, bong tróc da.
+ Bệnh chàm sữa: bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Biểu hiện xuất hiện mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước và tróc vảy vùng da mặt có khi lan rộng cả người.
+ Dị ứng nổi mề đay: hiện tượng da phát ban, nổi điểm hoặc những mảng lớn màu đỏ hoặc màu trắng. Khiến người bệnh có cảm giác ngứa và đau khiến bạn có cảm giác nóng.
Chế độ sinh hoạt của người bị viêm da cơ địa
Hạn chế tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, nước rửa bát sữa tắm… Trong sinh hoạt thì nên sử dụng găng tay y tế để tránh tiếp xúc chất tẩy rửa.
Không sử dụng hóa mỹ phẩm, kem dưỡng da hay các loại nước hoa… vì trong hóa mỹ phẩm có thành phần gây kích ứng da nên hạn chế tối đa lên vùng da bị bệnh.
Tắm rửa hàng ngày, bảo vệ vùng da tổn thương luôn sạch, tránh bụi bẩn, viêm nhiễm nặng hơn.
Thời tiết thay đổi những người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với môi trường, cần phải chú ý trang bị đầy đủ như: đeo kính, đeo khẩu trang, găng tay…
Thường xuyên tham gia hoạt động thể dục thể thao, không suy nghĩ quá nhiều về bệnh, không thức khuya thì bệnh tình được cải thiện hơn.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa
Theo Tây y người ta hay gọi các bệnh biểu hiện ngoài da là bệnh viêm da cơ địa. Nhưng bên Đông y chia làm nhiều bệnh như: tổ đỉa, á sừng, chàm eczema, vẩy nến, viêm da dị ứng… Bệnh viêm da cơ địa được hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa như: cơ địa, môi trường sống, yếu tố di truyền.
+ Do cơ địa nhạy cảm:
Cơ địa dễ bị dị ứng, mẩn đỏ, nổi mề đay, dị ứng với đồ hải sản như: tôm, cua, cá, ghẹ… Hay tiếp xúc với phấn hoa, thời tiết thay đổi, lông động vật như chó, mèo cũng dẫn đến bệnh viêm da cơ địa.
Hay do cơ thể đã mắc các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, các bệnh về gan, rối loạn nội tiết tố… do sức đề kháng yếu, do tiếp xúc với đồ vật gây ngứa: dây lưng, đồng hồ, các loại trang sức, phụ kiện…
+ Do yếu tố di truyền: bệnh viêm da cơ địa mang tính di truyền cao. Nếu trong gia đình có cha mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa thì con cái rất dễ mắc bệnh.
+ Do môi trường sống và làm việc: thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, chất tẩy rửa, hóa chất, hóa mỹ phẩm, thời tiết khô hanh… Đặc biệt môi trường làm việc trong các khu công nghiệp sản xuất xà phòng, thuốc lá, hóa mỹ phẩm, kỹ thuật viên y tế… tỉ lệ mắc bệnh cao.
Khi bị viêm da cơ địa nên đến bác sĩ
Đối với các bệnh viêm da cơ địa nhẹ có thể điều trị bằng các dân gian như ngâm nước lá mò trắng, chè xanh hay lá trầu không, kinh giới… Người bị viêm da cơ địa vẫn không nên chủ quan mà cần phải đến bác sĩ để khám và chuẩn đoán bệnh, có phương pháp điều trị kịp thời tránh trường hợp bệnh lan rộng và nặng hơn.
Có thể bạn thích: