Mỗi mùa Giáng sinh đến mang theo cơn gió lạnh của mùa đông và cũng là khoảng thời gian mọi người bên nhau, trao nhau những lời chúc, món quà ý nghĩa. Mỗi người ai cũng hy vọng mọi điều tốt đẹp trong mùa Giáng sinh và năm mới. Ai cũng biết đến Giáng sinh như ngày lễ hội không thể thiếu trong nền văn hóa của các nước trên thế giới. Bạn hãy cùng TopChuan.Com khám phá những điều thú vị xoay quanh ngày lễ này nhé.
Phong tục tập quán của một số quốc gia trên thế giới
Mỗi quốc gia đón lễ Giáng sinh với phong tục tập quán khác nhau. Khi bạn được mời đến dự bữa tiệc của người Ba Lan bạn sẽ được thưởng thức 12 món, tượng trưng cho 12 tháng trong năm và thường bắt đầu với món súp củ cải đỏ hoặc rau bắp cải, sau đó là cá hoặc gà tây. Điều đặc biệt là số lượng đĩa dọn ra bàn phải luôn là số lẻ 5, 7 hay 9…và bạn sẽ được chủ nhà mời ăn một phần bánh oplatek.
Khác với Ba Lan thì bánh pudding là món bánh không thể thiếu trong ngày lễ Giáng sinh của người Anh. Khi làm chiếc bánh này, người Anh trộn trộn các nguyên liệu lại với nhau theo chiều kim đồng hồ và ước – họ mong điều ước của mình thành hiện thực.
Đối với người Ý vào dịp Giáng sinh họ thường gửi tặng đậu khô cho một số người bạn thân thiết của mình để họ nấu món súp đậu lăng. Đây là món súp bình dân nhằm nhắc nhở mọi người nhớ về thuở hàn vi. Ăn món súp trên sẽ giúp đem lại những điều tốt lành và thịnh vượng cho một năm mới.
Ở đất nước Bồ Đào Nha, ngày lễ Giáng sinh lại là dịp để tưởng nhớ các thành viên đã quá cố. Mỗi gia đình tại Bồ Đào Nha luôn dành một chỗ trống trên bàn ăn với hàm ý để cho người thân với mong muốn những người thân yêu của họ sẽ mang lại may mắn cho gia đình. Cũng để tưởng nhớ đến người thân đã khuất của mình thì người Phần Lan vào dịp này, hầu hết họ đều đến nhà thờ, sau đó đi thăm mộ những người thân trong gia đình. Và họ quây quần bên bữa tối với các món ăn truyền thống gồm có thịt heo bỏ lò, khoai tây nghiền, cá hồi, cháo đặc và gà tây.
Khác so với các quốc gia trên thế giới hay tặng nhau lời chúc bằng tấm thiệp đỏ trong ngày Giáng sinh thì Nhật Bản họ lại tặng nhau bằng tấm thiệp trắng như những bông hoa tuyết – thể hiện sự trong sạch. Trong ngày lễ những người Đức tham gia chợ Giáng sinh là truyền thống – khi đến với hội chợ của Đức ai cũng biết đến món bánh Striezel nổi tiếng – thu hút rất đông khách du lịch.
Trái lại với Đức, khi đến với Caracas (Venezuela), du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác khác lạ khi đến nhà thờ vào dịp Giáng sinh. Tất cả các con phố ngừng hoạt động giao thông cơ giới, thay vào đó, mọi người sẽ trượt pa-tanh để tham dự thánh lễ.
Một số phong tục kỳ lạ khác như việc giấu những chiếc chổi của người dân Na Uy với quan niệm đẩy các linh hồn xấu xa, hay việc trang trí trên cây Chuối ở Ấn Độ, gắn thêm một con nhện và mạng nhện giả lên cây thông Noel ở Ukraina. Bất cứ người qua đường nào đã dừng chân tại một ngôi nhà có thắp nến trên cửa sổ đều được chủ nhà mời ăn tối và một chỗ để nghỉ đêm ở Ireland.
Ở Thụy Sĩ trong ngày lễ Giáng sinh bạn có thể bắt gặp ông già Noel không cưỡi những con tuần lộc với chiếc mũ đỏ mà đi trên một chiếc xe buýt, chở trẻ em đi chơi vòng quanh khắp thành phố, hát hò với chúng và cho chúng một giỏ đầy kẹo. Hay hình ảnh ông già Noel trên chiếc xe trượt tuyết được kéo bởi 8 con kangaru trắng ở Australia.
Còn Giáng Sinh ở New Zeland lại bắt đầu vào giữa mùa hè. Thay vì uống nước nóng, ông già Noel thường nhận được một cốc bia mát lạnh. Nhiều gia đình đi picnic hay tắm biển vào chiều Giáng sinh. Lễ Noel không chỉ là ngày các gia đình vui chơi mà ở Nga lễ Noel là kỳ nghỉ dài 10 ngày.
Mỗi quốc gia có phong tục riêng còn Giáng sinh ở Mỹ lại có pha trộn hương sắc của Ireland, Australia, Ba Lan và Bỉ.
Tại Việt Nam dù không chính thức nhưng Giáng sinh dường như là ngày lễ chung và được tổ chức vào đêm 24 và kéo sang rạng sáng ngày 25/12. Và cây thông được trang trí cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây…
Món ăn ngon trong ngày lễ Giáng sinh
Gà tây – được nhà thám hiểm Sebastian Cabot đem về Anh vào thế kỷ thứ XVI. Sau đó món gà tây trở thành món ăn phổ biến của người Anh vào dịp Noel. Năm 1788 món ăn này được lan truyền sang Úc. Và nó trở thành món ăn không thể thiếu mỗi mùa Giáng sinh. Gà tây thường được nhồi bằng các loại gia vị và sử dụng kèm với các loại nước sốt. Mỗi khi Giáng sinh đến, người ta thường quây quần bên bàn ăn và thưởng thức bữa tối với gà tây.
Bánh khúc cây – là món ăn để tưởng nhớ lễ hội Yule thay bằng việc đốt khúc gỗ lớn trong suốt 12 đêm để chào đón sự trở lại của thần mặt trời. Bánh khúc cây là loại bánh theo truyền thống kiểu Pháp được sử dụng trong dịp lễ hội Giáng sinh. Những chiếc bánh khúc cây ngày nay được trang trí bởi bột đường trắng giống như tuyết, trái cây tươi, và những cái nấm được làm bằng kem đường.
Kẹo que bạc hà là những chiếc kẹo hình gậy với đường xoắn hồng hay xanh lá. Kẹo gậy là biểu hiện tình yêu và sự hi sinh của chúa Giêsu. Màu sắc của chiếc kẹo cũng có ý nghĩa riêng. Màu trắng muốt của kẹo biểu hiện cho sự xuất hiện của Đức Mẹ Đồng Trinh, sự trong trắng vô tội của Chúa. Và nó cũng là món ăn ưa thích của rất nhiều trẻ em trong dịp Noel.
Đùi lợn muối – món ăn bắt nguồn từ Na Uy với nguyên liệu là thịt lợn rừng. Còn gì tuyệt hơn khi thưởng thức món ăn này cùng nghe nhạc và uống rượu vang. Cái cảm giác béo ngậy nóng hổi của bì, miếng thịt dai dai, đầm đậm vị muối làm tan đi cái giá lạnh mùa Noel.
Ngoài ra còn có vị ngọt, cay cay của bánh gừng, bánh pate nhân bằng gan heo hay bánh pudding được làm từ mận rượu vang, thịt bê thái, vụn bánh mỳ, trái cây khô, gia vị… Người ta còn cho thêm hạt đậu hoặc đồng tiền vào bánh với ý nghĩa mắn mắn cả năm dành cho người nào ăn phải phần bánh này.
Bánh nhân thịt là 1 trong những món ăn được ưu chuộng trong dịp Giáng sinh – món ăn mang ý nghĩa no đủ, hạnh phúc tròn đầy như chiếc bánh này vậy.
Súp – là món khai vị hấp dẫn và nó mang ý nghĩa mong muốn sức khỏe dồi dào, thành công sẽ đến với mọi người. Thế nên súp là món không thể thiếu trong lễ Giáng sinh của mọi nhà.
Lễ Giáng sinh là gì?
Lễ Giáng sinh là lễ thiên chúa Giáng sinh, Noel hay là một ngày kỷ niệm chúa Giêsu sinh ra đời. Theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo thì vào thời đế quốc La Mã vào khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2 chúa Giêsu được sinh ra tại Bethlehem thuộc xứ Judea – nay là 1 thành phố của Palestine. Ngày lễ Giáng sinh thường được tổ chức vào tối ngày 24/12 (lễ vọng) và ngày 25/12 (lễ chính ngày). Theo chính thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7/1 theo lịch Gregory.
Lễ Giáng sinh là của những người theo đạo Kito giáo, họ tổ chức linh đình và dần dần lễ Giáng sinh được xem là ngày lễ quốc tế được rất nhiều người trên thế giới quan tâm và hưởng ứng không chỉ đối với những người theo đạo Thiên Chúa.
Ý nghĩa các tên gọi
Nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng hình ảnh Chúa Giáng sinh để mọi người có thể hiểu về tôn giáo và tỏ lòng tôn trọng Chúa, sự hi vọng về cuộc sống tốt đẹp. Ở mỗi nước trên thế giới có phong tục tập quán cũng như nhưng cách tổ chức Giáng sinh khác nhau. Nhưng điểm chung của các quốc gia này là đều sử dụng câu chúc “Merry Christmas” trong lễ Giáng sinh. Christmas là sự kết hợp giữa “Christ” (tiếng Hi Lạp) là tước vị của đức Giêsu và “mas” nghĩa là thánh lễ. Vậy khi kết hợp Christmas có nghĩa là ngày lễ của đấng Christ hay gọi là lễ Giáng sinh của đức Giêsu.
Bên cạnh đó người ta cũng sử dụng một số tên gọi Xmas – bắt nguồn từ Hi Lạp và hiện nay Xmas còn được coi là từ viết tắt của Christmas. Noel là từ tiếng pháp có gốc tiếng la tinh có nghĩa là (ngày) sinh hay một số ý kiến khác cho rằng Noel xuất phát từ tước hiệu emmanuel (tiếng hebrew) nghĩa là thiên chúa ở cùng chúng ta (chép trong sách phúc âm matthew). Ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa thì Noel là một ngày lễ của gia đình, ngày lễ mọi người trong gia đình cùng nhau dự bữa ăn, vui chơi, ca hát. Noel cũng là một thông điệp của hòa bình “Vinh danh thượng đế trên cao – bình an cho người dưới thế”.
Ý nghĩa biểu tượng của lễ Giáng sinh
Cây Giáng sinh: Vào mùa đông khi các loại cây rũ héo, không có sức sống thì cây thông vẫn xanh tươi. Bởi vậy người cổ đại coi cây thông như là cây phục sinh. Hình ảnh cây thông Giáng sinh – biểu tượng được nhắc đến vào năm 1605 trong cuốn niên lịch của Đức và vào đầu thế kỉ XIX tục lệ trang trí cây thông được phổ biến toàn nước Đức và sau này bắt đầu lan sang các nước vùng Bắc Âu và Mỹ. Ngày nay, gần tới dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa… Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới. Và ngôi sao sáng nhất được gắn trên đỉnh cây tượng trưng cho chúa Giêsu – ánh sáng của thế giới.
Cùng với cây thông Noel thì hình ảnh ông già Noel luôn là biểu tượng gắn liền với lễ Giáng sinh. Đối với hầu hết các trẻ em trên toàn thế giới điều thú vị trong lễ Giáng sinh là hình ảnh ông già Noel với những bao tải to quà tặng, ngồi trên chiếc xe trượt tuyết do tuần lộc kéo. Và món quà được nhận từ những chiếc bít tất dành tặng cho những đứa trẻ ngoan. “Ông già Noel” (Santa Claus) hay thánh Nicholas bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ từ thế kỉ thứ IV. Thánh Nicholas đặc biệt được ca tụng vì tình yêu đối với trẻ em và sự hào phóng của ngài. Hình ảnh ông già Noel béo tốt và luôn mặc bộ quần áo đỏ tượng trưng cho lòng đại lượng, sự nồng nhiệt và chân thành. Ngày nay, ngoài những món quà dành tặng cho trẻ em thì ngày Giáng sinh trở thành ngày để mỗi chúng ta bày tỏ yêu thương, trao tặng những món quà tặng dành cho người thân và bạn bè.
Hang đá: là mô hình thu nhỏ tượng trưng cho hình tượng chúa Giêsu, mẹ Maria, thánh Joseph – xung quanh là thiên thần, mục đồng cùng gia súc. Theo đạo Thiên Chúa, máng cỏ hay còn gọi là hang đá là một phần đặc sắc của lễ Giáng sinh. Ở mỗi quốc gia máng cỏ có tên gọi khác nhau như: người Ý gọi máng cỏ là presepio, người Tây Ban Nha gọi là nacimiento, người Anh gọi là manger scene, còn ở Pháp thì người ta gọi là crèche. Hầu hết máng cỏ xuất hiện ở nhà thờ và ở mỗi gia đình mang ý nghĩa sâu sắc. Máng cỏ được đặt tại vị trí quan trọng trong gia đình trước ngày Noel và cầu nguyện trước máng cỏ vào ngày lễ,
Thiệp Giáng sinh: vào thời cổ ai cập và La Mã người ta có thói quen gửi lời chúc mừng đầu năm qua những mảnh gỗ. Nhưng nay những mảnh gỗ đó được thay thế bằng những tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè và người thân trong dịp Giáng sinh.
Vòng lá mùa vọng: Theo đạo Thiên Chúa, vòng lá mùa vọng được kết bằng lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao. Vòng lá có hình tròn nói lên cách sống vĩnh hằng và tình thương vô tận của Thiên Chúa cùng với màu xanh của sự hi vọng của đấng cứu thế đến con người. Hiện nay, mọi người hay bắt gặp vòng hoa nguyệt quế như là biểu tượng của Giáng sinh.
Chợ Giáng sinh: là chợ truyền thống tổ chức vào dịp Giáng sinh xuất hiện cuối thời kỳ trung cổ – nguồn gốc nước Đức và đông bắc nước Pháp. Và nay nét truyền thống đặc sắc của Đức, Áo, đông bắc Pháp cũng như nhiều quốc gia trên thế giới.
Có thể bạn thích: