Hiện nay, tại các trường mầm non, các loại đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên là những thứ không thể thiếu được. Vì nó không chỉ nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mà còn khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, trong việc tận dụng nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có để làm những món đồ dùng phục phụ cho việc dạy và học của cô và trẻ. Hôm nay, các bạn hãy cùng TopChuan.com tìm hiểu về những đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên mầm non tuyệt hảo nhất nhé!
Những chú rùa con (chủ đề: động vật)
Nguyên liệu: hộp đựng xôi (hay hộp cơm loại nhỏ), vài chiếc thìa sữa chua, kéo, keo dán, giấy màu.
Cách làm:
- Bước 1: Cắt giấy màu cắt thành những hình dạng tùy thích với kích thước nhỏ chẳng hạn như: hình tròn, hình vuông, hình chiếc lá,…
- Bước 2: sau đó dán những mẩu giấy màu vừa cắt lên hộp xôi sao cho thật đều không quá dày mà cũng đừng quá thưa thớt, để làm thành chiếc mai rùa thật dễ thương.
- Bước 3: Dùng kéo cắt răng cưa phần đầu các thìa sữa chua để làm thành chân rùa. Các thìa sữa chua còn lại ta sẽ trang trí để làm phần đầu và phần đuôi cho rùa.
- Bước 4: đính các bộ phận vào thân rùa bằng keo dán và ta sẽ có những chú rùa thật xinh xắn cho các bé rồi!
Mục đích sử dụng: Trang trí lớp, các hoạt động vui chơi tiết dạy thơ, cho trẻ nhận biết về loài rùa.
Thuyền bằng mo cau (chủ đề: một số phương tiện giao thông)
Nguyên liệu: Kéo, mo cau, que tre, keo nến dính, dầu bóng.
Cách làm:
- Bước 1: Ép mo cau sao cho thật phẳng.
- Bước 2: Dùng bút vẽ thân thuyền với kích cỡ tùy theo ý thích.
- Bước 3: Dùng kéo cắt chéo 2 đầu ở khoảng giữa của mo cau.
- Bước 4: Dùng keo nến gắn chéo lại ta sẽ được mũi thuyền.
- Bước 5: Dùng một miếng mo cau uốn cong nhỏ để làm mui thuyền.
- Bước 6: Gắn đứng que tre và dán một miếng mo lên que tre làm cánh buồm.
- Bước 7: Quét dầu bóng và thực hiện công đoạn trang trí thành thuyền buồm.
Mục đích sử dụng: Cho trẻ chơi trong hoạt động các góc học tập chẳng hạn như góc thiên nhiên: Chơi thả thuyền, quan sát vật chìm – vật nổi.
Máy bay (chủ đề: một số phương tiện giao thông)
Nguyên liệu: chai, lọ nhựa, vỏ thạch dừa, ống nhựa, xốp màu.
Cách làm:
- Bước 1: Dùng chai, lọ nhựa, vỏ thạch dừa gắn lại để làm phần đầu và thân máy bay.
- Bước 2: Dùng ống nhựa ngắn để làm bánh máy bay.
- Bước 3: Cắt xốp màu dán thêm để làm thành các chi tiết như cánh, đuôi, cánh quạt cho chiếc máy bay. Và cuối cùng chúng ta sẽ có một loại mặt hàng hoàn chỉnh.
Mục đích sử dụng: trang trí ở các góc lớp, sử dụng trong các tiết dạy, cho trẻ nhận biết về các màu sắc trên chiếc máy bay.
Chim Cánh cụt (chủ đề: động vật)
Nguyên liệu: Hộp đựng sữa nước, xốp màu, keo dán.
Cách làm:
- Bước 1: Dùng xốp màu màu đen cắt và tạo hình thành cánh và chân chim cánh cụt.
- Bước 2: Cắt và tạo hình xốp màu (màu sắc tùy thích) để trang trí cho phần thân chim cánh cụt.
- Bước 3: Cắt một đoạn xốp màu quấn quanh cổ chai và trang trí để tạo thành đầu chim cánh cụt.
- Bước 4: Đính phần cánh, phần chân, phần xốp màu trang trí thân để tạo thành chú chim cánh cụt hoàn chỉnh.
Mục đích sử dụng chính: Giúp trẻ nhận biết về đặc điểm bên ngoài của chim cánh cụt chẳng hạn như: hình dáng, cấu tạo, màu sắc.
Mục đích khác: Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm mà các cô giáo đã tạo ra và trang trí các góc hoạt động trong lớp.
Máy xay hoa quả (chủ đề: đồ vật)
Nguyên liệu: cốc nhựa màu trắng, một vỏ hộp sữa chua, xốp màu, keo dán.
Cách làm:
- Bước 1: Cắt xốp màu thành hình tròn sao cho 2 lần bán kính tương xứng với miệng cốc để tạo thành nắp cho máy xay hoa quả.
- Bước 2: Cắt và tạo hình phần xốp màu còn lại thành chiếc quai, miệng máy xay, hình ảnh trang trí thêm trên thân máy xay.
- Bước 3: Trang trí cho đáy máy xay bằng hộp sữa chua với xốp màu.
- Bước 4: Dùng keo dán để cố định phần thân và đáy máy xay. Vậy là ta đã hoàn thành xong chiếc máy xay hoa quả cực đáng yêu cho các bé rồi!
Mục đích sử dụng: Giúp trẻ nhận biết được đặc điểm cũng như ý nghĩa của máy xay sinh tố thông qua các giờ hoạt động như giờ ăn, để cho trẻ hiểu kỹ về máy xinh tố là để xay thức ăn, hoa quả.
Có thể bạn thích: