Từ năm 1986 khi nhà nước thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á( với mức tăng trưởng GDP hàng năm trung bình là 7,0% trong giai đoạn 2002 – 2012. Bình quân GDP đầu người (theo giá hiện hành) cũng tăng nhanh và ổn định trong hơn hai thập kỷ qua, tăng từ 140 USD năm 1992 lên 2.052 USD năm 2014 và 2.109 USD năm 2015). Trong năm 2014, chỉ số Vn-Index đã tăng 5,5%, so với mức tăng 4,1% của Indonesia, 2,45 của Malaysia và 2,2% của Thái Lan, Trung Quốc giảm 4% theo số liệu của Bloomberg.Vậy những lí do gì khiến một đất nước vốn nghèo nàn, lạc hậu lại có sức phát triển vượt bậc đáng kinh ngạc như vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nhé.
Một dân tộc đoàn kết
Việt Nam là quốc gia của 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng, một nền văn hóa truyền thống riêng song tựu trung lại ở nước ta không có hiện tượng chia rẽ sắc tộc , đồng hóa áp bức , thôn tính các dân tộc ít người. Hiện nay trong tình hình đất nước đang vươn mình ra biển lớn hội nhập quốc tế, các dân tộc anh em trên đất nước ta cùng nhau chung sức phấn đấu đồng lòng, phát huy truyền thống yêu nước, tăng cường đoàn kết nỗ lực phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp thống nhất,dân giàu nước mạnh xã hội văn minh
Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 331.211km2, bờ biển dài hơn 3.260km. Việt Nam có sự đa dạng về địa chất, địa hình, tài nguyên.Khoáng sản tương đối phong phú về chủng loại, một số loại có trữ lượng, tiềm năng tài nguyên lớn có thể phát triển thành các ngành công nghiệp, như dầu khí, bô-xít, ti-tan, than, đất hiếm…; tiềm năng năng lượng tái tạo lớn, đặc biệt năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh khối. Địa hình trải dài trên nhiều vĩ tuyến nênViệt Nam có nhiều hệ sinh thái đa dạng và phong phú về các loài động, thực vật. Với diện tích vùng biển thuộc chủ quyền trên 1 triệu km2, Việt Nam thực sự là một quốc gia biển với nhiều loại hình tài nguyên đa dạng và phong phú, nhất là nguồn lợi thủy sản, tiềm năng vị thế phát triển giao thông, cảng biển, du lịch…
Chính sách đổi mới và phù hợp với nền kinh tế
Chính phủ đã áp dụng các biện pháp nhằm ổn định tài chính và tiền tệ chống lạm phát, chống phá giá ; áp dụng cơ chế thị trường trong lĩnh vực giá cả, tỷ giá, lãi suất, xoá bỏ cơ chế nhà nước định giá; xác lập cơ chế giá cả do thị trường định (hiện giá cả hàng hóa và dịch vụ hầu hết do thị trường định, chỉ còn một số giá như điện, nước, bưu chính); thực hiện tự do hóa thương mại; bãi bỏ chế độ Nhà nước độc quyền chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần. Tất cả những yếu tố đó là môi trường thuận lợi sản sinh ra một nền kinh tế có tính cạnh tranh và đầy năng động,tạo tính hiệu quả cho việc phát huy các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút ngày càng nhiều các dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (chỉ tính riêng trong 5 năm (2011-2015) Số vốn đăng kí FDI đã tăng từ 14,3 tỷ USD lên 23,7 tỷ USD) mở rộng cho thị trường hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số hoạt động nguồn thu ngoại tệ lớn như du lịch, xuất khẩu lao động, kiều hối.
Cơ cấu dân số vàng
Theo khảo sát của Liên hợp quốc,Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” từ năm 2010 đến năm 2040 và theo báo cáo của Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, cơ cấu dân số tăng trưởng đều nhất là cơ hội để cải thiện sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản cho thanh niên, vị thành niên, sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Được biết, tính đến thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009, cả nước có 43,8 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,1% dân số. Trong đó, thành thị có 11,9 triệu người (chiếm 27%), nông thôn có 31,9 triệu người (73%). Lao động nữ chiếm 46,6% tổng lực lượng lao động.Cơ cấu “dân số vàng” tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai. Lực lượng lao động dồi dào với đặc tính chịu khó,nhạy bén với cái mới, tư duy nắm bắt nhanh cũng đang là yếu tố tạo nên sức hút của lao động Việt Nam với các nhà đầu tư quốc tế. Chi phí lao động thấp chi phí hoạt động của doanh nghiệp thấp nhất thế giới khiến nước ta trở thành một trong những môi trường hấp dẫn các doanh nghiệp lớn trên thế giới.
Vị trí địa lý thuận lợi
Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng,Việt Nam điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước với các nước láng giềng có nền kinh tế phát triển năng động như: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia…,đồng thời có cơ hội thuận lợi giao thông phát triển kinh tế với các nước khác trên thế giới Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa cực kì to lớn trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
Có thể bạn thích: