Dưới góc nhìn của người dân lao động nhập cư. Sài Gòn quả thật là nơi đáng sống, dù còn đó những vấn đề như: Giao thông hổn loạn, cướp giật, ô nhiễm…Hầu hết mọi người từ lao động phổ thông cho đến những sinh viên tỉnh lẻ, khi đã đến Sài Gòn rồi thì họ không muốn rời xa. Vì vốn dĩ Sài Gòn đã trở thành quê hương thứ hai của họ. Những nét dung dị hằng này của Sài Gòn khiến cho nó trở nên đáng yêu hơn khi chúng ta nhớ đến.
Người Sài Gòn rất dễ thương
Người Sài Gòn luôn hòa đồng và vui vẻ. Họ không phân biệt vùng miền mà luôn thân thiết với tất cả. Nếu bạn là một người từ xa tới sống ở Sài Gòn, bạn sẽ dễ dàng hòa nhập được với người dân nơi đây bởi họ luôn chào đón bạn một cách tự nhiên và hồ hởi nhất. Ngôn ngữ mà người Sài Gòn dùng rất mộc mạc và chân thật, không kiểu cách và khách sáo. Dưới đây là một số ít tính cách của người Sài Gòn:
– Năng động, sôi nổi nhưng không ồn ào, bon chen.
– Bình thản, tôn trọng cá nhân nhưng nghĩa hiệp, luôn giúp người khi cần.
– Hào sảng, quan hệ dựa trên sự tin cậy lẫn nhau.
– Làm và chơi đều hết mình, ân cần với bạn bè, ít khi tính đếm so đo.
– Không định kiến, dễ chấp nhận cái mới. Không chê bai những gì khác mình.
Theo TS NGUYỄN THỊ HẬU (Tuổi Trẻ ngày 3-7-2016).
Là một thành phố thương yêu sự đổi mới
Sài Gòn là nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính, cao ốc văn phòng, khu thương mại, nhà hàng, club, bar và cả những địa điểm du lịch. Nơi đây hầu hết thu hút rất nhiều tập đoàn đa quốc gia từ nhiều khu vực khác nhau. Văn hóa Á – Âu, phương Tây – phương Đông đang xen lẫn nhau mà không có giới hạn rõ ràng. Giới trẻ Việt Nam nói chung và giới trẻ Sài Gòn nói riêng rất dễ tiếp cận với thế giới bên ngoài thông qua Internet. Chính vì vậy các trào lưu mới từ nước ngoài du nhập về Việt Nam vô cùng nhanh chóng và không hề bị ép buộc. Người Sài Gòn hay giới trẻ Sài Gòn có cái nhìn khá khách quan về thế giới bên ngoài, họ trung lập với những xu hướng mới. Nếu nó phù hợp với văn hóa thì nhanh chóng đi sâu vào cuộc sống người dân nơi đây và ngược lại. Không hà khác các lễ hội văn hóa, các trào lưu được người dân nơi đây đón nhận một cách ân cần như làm phong phú thành phố vốn dĩ năng động và thân thiết này.
Nơi tiếp nhận đa đang văn hóa
Trải qua hàng trăm năm biến động thăng trầm của lịch sử, có thể nói văn hoá cả thế giới như hội tụ lại thành phố này. Năm 1861, Thực dân Pháp chiếm Sài Gòn phá vỡ thế “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn. Lúc bấy giờ văn hoá Sài Gòn đã giàu chất văn hoá bản địa: văn hoá đồng bằng Nam Bộ, văn hoá biển Trung Bộ, văn hóa của các cộng đồng dân tộc Khmer, Hoa… trên đất Sài Gòn lại có sự phát triển giao thoa văn hoá với các nước khu vực Đông Nam Á. Ngày nay cũng vậy, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là cửa ngõ để du khách các nước đi qua và lưu lại tại Việt Nam một cách dễ dàng. Chính vì người Sài Gòn thân thiết và dễ tiếp nhận cái mới nên mới hình thành nên những đa dạng văn hóa khác nhau.
Chẳng lo về giá chỉ sợ ăn không hết món ngon
Sài Gòn là nơi hội tụ tinh hoa ướt thực của mọi vùng miền. Từ những món mặn như phở Hà Nội, bún bò Huế, mỳ Quảng,… đến những những món ăn vặt như bánh tráng trộn, chè khúc bạch, nem chua rán, trà chanh,… đều có tại nơi đây.
Ẩm thực ở Sài Gòn vô cùng đa dạng, đảm bảo cho mọi người từ phương xa đến mà không bỡ ngỡ về khẩu vị khác lạ. Tùy theo quận sẽ hình thành nên các khu ướt thực khác nhau. Quận 5 nổi tiếng các món ăn theo kiểu Trung Hoa, quận 4, 7 theo kiểu đường phố các nước Đông Nam Á. Nếu không có tiền vào những nhà hàng sang trọng thì những món ăn dân dã cũng khiến bạn no say vào mỗi buổi tối.
Vì người Sài Gòn là dân tứ xứ khắp nơi đổ về sinh sống nên họ mang theo đặc điểm ướt thực quê hương mình vào đây để buôn bán. Chính vì vậy, chỉ một vòng thành phố bạn cũng có thể ăn hết các món ngon vùng miền khác nhau mà không cần đi xa.
Thành phố của những điều ” miễn phí”
Bánh mì miễn cho người nghèo
Cơm miễn phí trong bệnh viện
Trà đá vỉa hè miễn phí cho người đi đường
Quần áo miễn phí cho trẻ em
Sửa xe miễn phí
…
Và còn rất nhiều ” miễn phí” nữa mà chỉ có người Sài Gòn mới có. Mặc dù không hẳn là những điều lớn lao nhưng đó là những gì cần thiết và thiết thực cho đời sống những người dân lao động. Lâu lâu đi bộ dạo chơi trên đường Sài Gòn, tôi luôn mỉm cười khi thấy những bình nước hay trà đá để trên vỉa hè, đính trên đó là hàng chữ “Trà đá miễn phí, kính mời!”. Đâu phải nơi nào cũng thứ “miễn phí” dễ thương và bình dị như vậy?
Có thể bạn thích: