Những năm gần đây, người Việt học tiếng Nhật, đi tu nghiệp ở Nhật ngày càng nhiều. Nhưng đôi khi, do không hiểu những phong tục tập quán cũng như phép lịch sự tại Nhật mà có thể phát sinh những than phiền từ người Nhật trong vấn đề về giao tiếp. Sau đây là 5 nghi thức trong giao tiếp với người Nhật mà bạn cần lưu ý.
Cách chào hỏi
Trong đời sống người Nhật, trong hội họp, trong thực tiệc tùng, trong mọi lúc khi bắt đầu cũng như kết thúc họ đều chú trọng tới phần chào hỏi. Thường, các bạn sẽ được hướng dẫn lời chào nào dùng trong lúc nào ở lớp Nhật ngữ. Nhưng theo lễ nghi chào hỏi, các bạn hãy nhớ những điều sau:
- Ai thấy trước, chào trước, người nhỏ tuổi, người cấp dưới chào trước.
- Người Nhật không có thói quen bắt tay. Tuy nhiên, yêu cầu bắt tay cũng không bị xem là hành động vô lễ.
Phong cách
Trong xã hội Nhật, họ cho rằng nhân cách con người thể hiện qua bề ngoài. Tùy theo cá nhân, chuyện phục sức, trang điểm, quan niệm thời trang có khác. Tuy nhiên về bề ngoài con người phải chỉnh tề trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Chẳng hạn như quần áo đi làm khác với quần áo ở nhà trong ngày nghỉ. Tùy công việc các phục sức có khác nhau, chủ yếu phải hợp với ngành nghề của mình. Người đi làm với tóc tai rối bù, bị xem là thiếu tư cách. Hãy phục sức hợp với ngành nghề của mình, tác phong và điều những điều mà người Nhật hay để tâm trong cuộc sống hàng ngày:
- Phục sức sạch sẽ để không gây khó chịu cho người khác.
- Giữ đạo đức, phong cách trong đời sống, không có hành động gây phiền đến người khác.
- Họ ý thức được rằng ban đêm ai cũng cần sự yên tĩnh nên không gây ồn ào về đêm.
- Phần đông người Nhật khi có bất mãn hay yêu cầu, họ thường hỏi han và chép lại cẩn thận xem việc mình sắp biểu hiện ra có vị kỉ hay không.
- Người Nhật thay đồ lót hàng ngày, một tuần ít nhất một lần làm vệ sinh nhà ở, giữ sạch sẽ xung quanh hầu như tạo sự thoải mái trong sinh hoạt.
Đúng giờ
Trong sinh hoạt hàng ngày, đồng hồ là vật không thể thiếu đối với người Nhật. Khi hội họp, khi đi làm, đi học, dự tiệc … người Nhật lúc nào cũng để tâm tới giờ giấc. Và, khi thăm ai người Nhật đều phải điện thoại xin phép trước và giữ đúng lời hẹn. Người Nhật nghĩ rằng sự trễ nải sẽ gây phiền hà cho người khác. Có lẽ đây là quan niệm đặc biệt về thời gian của người Nhật, lúc nào cũng lưu tâm tới việc đến nơi trước giờ hẹn. Đi trễ là điều rất khiếm nhã và làm mất lòng tin của người khác. Trường hợp không tránh được, chúng ta phải nhanh chóng điện thoại liên lạc.
Tiền típ (boa)
Người Nhật không có lệ cho tiền boa. Họ nghĩ rằng việc phục vụ gồm trong giá dịch vụ nên họ không có thói quen trả thêm. Phục vụ mang ý nghĩa làm vui lòng khách để khách tiếp tục đến. Tại Nhật, có rất nhiều quán ăn mang đến tận nhà qua yêu cầu bằng điện thoại. Dùng xong, rửa bát đĩa sơ qua, để trước nhà sẽ có người đến mang đi. Mặc dù phục vụ như vậy chúng ta cũng không phải trả tiền boa. Người Nhật khác người Âu Mỹ, không nghĩ tiền boa là một loại lương. Đây là phong tục của một xã hội Nhật.
Một số nguyên tắc khác
Những nơi công cộng tại Nhật thường có dù và dép, nhưng để mọi người tự do sử dụng. Đối với ô, dù, đôi lúc chúng ta không biết được do sự phục vụ của cơ sở công cộng hay của khách để quên. Chúng ta nên hỏi trước khi sử dụng. Ở Nhật, tự tiện lấy vật vất ngoài đường về làm của tư cũng phạm phải tội trộm. Cảnh sát thường bắt những vụ tự tiện sử dụng xe đạp để ở ga tàu hai siêu thị. Tại Nhật, có những vật bỏ, biết rằng không có chủ, chúng ta cũng không được phép sử dụng. Trong vấn đề tác phong người Nhật phàn nàn về việc khạc nhổ và vất tàn thuốc bừa bãi. Ngoài ra, việc ném rác rưởi và phế liệu qua cửa xe hơi, qua cửa sổ nhà ở gây không ít sự bất bình cho người Nhật. Cho nên, nếu ở Nhật các bạn chỉ nên dùng những gì mình tự mua hay trực tiếp nhận từ người quen. Nhặt được của rơi phải đem trình cảnh sát ngay.
Có thể bạn thích: