Forbes được biết tới là trang tin tức uy tín hàng đầu, chuyên đăng tải các thông tin kinh tế kinh doanh, các bài viết chuyên đề về các nhân vật và công ty có tầm ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế. Và Forbes cũng từng vinh danh 5 nữ doanh nhân hàng đầu Việt Nam có tầm ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Thế Giới nói chung. Hãy cùng TopChuan tìm hiểu xem họ là những ai nhé!
Thái Hương
Chủ tịch TH True Milk thuộc tập đoàn TH.
Forbes vinh danh: top 50 nữ doanh nhân quyền lực 2015.
Sánh ngang với Vinamilk, TH True Milk cũng là dòng sữa cao cấp và được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Nâng cao chất lượng sữa của mình, TH True Milk đã đầu tư 450 triệu USD để nhập khẩu cũng như chăn nuôi bò để sản xuất ra các sản phẩm sữa tươi nguyên chất nhất, dựa trên công nghệ tiên tiến đến từ Israel. Hiện với 40.000 con bò trên diện tích 8.100 ha, TH True Milk đang có kế hoạch nâng tổng diện tích chăn nuôi và sản xuất lên mức 37.000 ha để tiếp tục cung ứng được đầy đủ cho thị trường những dong sữa chất lượng nhất.
Ngoài thành công điều hành TH True Milk có được vị thế như hiện nay, Bà Thái Hương còn là người sáng lập của Ngân hàng Bắc Á kể từ năm 1994.
Nguyễn Thị Nga
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank).
Forbes vinh danh: top 50 phụ nữ quyền lực châu Á 2014.
Bà Nga là một trong những người phụ nữ giàu có và quyền lực nhất Việt Nam. Bà có một danh mục các khoản đầu tư đa dạng vào nhiều ngành nghề như: ngân hàng, bất động sản, khu nghỉ dưỡng cao cấp hay thị trường bán lẻ. Kể từ năm 2007, bà là Chủ tịch của SeABank – ngân hàng có tổng tài sản lên tới 3,6 tỷ USD. Bà là người thành lập BRG – công ty sở hữu 3 sân golf cao cấp nhất tại Việt Nam. Khối tài sản khổng lồ của Bà và gia đình còn bao gồm 2 khách sạn bậc nhất tại Hà Nội hợp tác với tập đoàn Hilton – bên cạnh 30% cổ phần tại Intimex.
Nguyễn Thị Mai Thanh
Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE).
Forbes vinh danh: top 50 phụ nữ quyền lực châu Á 2014.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành cơ khí điện tại Đại học Karl-Marx-Stadt nước Đức, Bà Mai Thanh đã gia nhập REE với cương vị là một kỹ sư vào năm 1982 và trở thành lãnh đạo của công ty từ năm 1985. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh đã giúp REE thoát khỏi tình trạng chật vật nhờ sự phát triển của máy điều hòa Reetech. REE cũng là công ty đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam vào năm 2000. Tính đến ngày 10/2/2105, bà Mai Thanh và gia đình hiện đang nắm giữ lượng cổ phiếu REE với trị giá hơn 1031 tỷ VNĐ, trong đó cá nhân Bà nắm giữ hơn 469 tỷ VNĐ – một con số đáng mơ ước của biết bao doanh nhân Việt Nam.
Phạm Thị Việt Nga
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG).
Forbes vinh danh: top 50 phụ nữ tiêu biểu châu Á 2013.
Bà Nga tham gia vào DHG năm 1988 với cương vị là giám đốc điều hành, bằng năng lực của mình Bà đã phát triển một nhóm những công ty nhỏ, suy yếu thành công ty dược niêm yết lớn nhất thị trường hiện nay. DHG sản xuất và bán ra thị trường hơn 300 dược phẩm, là thị trường cung ứng dược liệu lớn hàng đầu của nước ta. Ngay từ năm 2012, lãi ròng của DHG đã tăng 18%, đạt 24 triệu USD/140 triệu USD doanh thu. Năm 2012, Bà NgA chuyển giao vị trí CEO nhưng vẫn giữ Chức chủ tịch Hội Đồng Quản Trị đồng thời Bà cũng là cố vấn chính chiến lược phát triển của DHG.
Mai Kiều Liên
Chủ tịch kiêm CEO Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk.
Forbes vinh danh: top 50 phụ nữ tiêu biểu châu Á, top 50 nữ doanh nhân quyền lực châu Á.
Vinamilk là một trong những thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam, đồng thời, cổ phiếu của Vinamilk cũng là một trong số những cổ phiếu quan trọng trên sàn chứng khoán – yếu tố quan trọng của nền kinh tế liên tục tăng trưởng và đạt doanh thu cao kể từ khi lên sàn vào năm 2006. Năm 2013, doanh thu của Vinamilk đạt 1,5 tỷ USD, các nhà đầu tư đánh giá con số đó sẽ còn tăng gấp đôi vào năm 2017 bà Mai dự kiến sẽ đưa công ty Vinamilk ra toàn cầu. Tháng 7/2012, Vinamilk bắt đầu thâm nhập thị trường Mỹ – thị trường tiêu thụ thứ 30 giúp Vinamilk vươn xa hơn ra thế giới.
Có thể bạn thích: