Thông thường, khi nói về lối sống tối giản, chúng ta thường nghĩ đến một căn nhà trống trải, ít đồ đạc, người tối giản thì ăn uống đạm bạc, khổ sở,… Sau một thời gian tìm hiểu, thực hành và tiếp xúc với những người sống tối giản, mình cũng nhận thấy một vấn đề gây tranh cãi giữa những người theo đuổi lối sống này, đó là như nào là tối giản. Phong cách tối giản “Milimalism” chắc hẳn không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. “Minimalism” ở Việt Nam được biết đến nhiều hơn hết ở lĩnh vực thời trang – hiểu nôm na là sự tối giản về phụ kiện, tiết chế về màu sắc thay vào đó người mặc tập trung vào chất vải, kiểu dáng và đường cắt của trang phục nhiều hơn. Tuy nhiên, “Minimalism” không chỉ là cách ăn mặc – đây thực sự là một cuộc cải cách về mọi mặt trong cuộc sống của bạn. Không phải ngẫu nhiên mà xu hướng “Minimalism” những năm trở lại đây lại được chú trọng và áp dụng hơn bao giờ hết. Minimalism chính là một công cụ giúp đỡ bạn thoát khỏi những mối lo sợ, ràng buộc và tiến tới sự tự do về tinh thần. TopChuan.com xin giới thiệu những phong cách sống tối giản ai cũng nên biết.
Người tối giản tối đa (Fundamental Minimalist)
Người tối giản tối đa (Fundamental Minimalist): Là người có xu hướng sử dụng càng ít đồ đạc càng tốt, họ chỉ mua những món đồ tốt nhất và bền nhất để sử dụng lâu dài.
Theo thống kê, chúng ta chỉ mặc khoảng 20% quần áo của chúng ta trong khoảng 80% thời gian. Điều đó có nghĩa là nhiều người trong chúng ta có một tủ chất đầy quần áo nhưng phần lớn chúng là những món đồ chúng ta không còn thật sự thích nữa hoặc không còn phù hợp với chúng ta nữa. Để chúng ở đó chỉ làm cái tủ chất đống thêm mà thôi.
Người tối giản nghệ thuật (Aesthetic Minimalist)
Những người này thường sử dụng gam màu trắng – đen làm gam màu chủ đạo trong trang trí nhà cửa, nội thất, thời trang và nhiều thứ khác. Không gian và ánh sáng là hai điều cực kỳ quan trọng đối với những người trong nhánh này.
Nhiều đồ trang trí trong nhà không có chút giá trị nào đối với cuộc sống của chúng ta. Chúng chỉ đơn giản được bạn “tha về” vì đang trong mùa giảm giá hoặc vì bạn đột nhiên nghĩ rằng màu sắc của chúng hợp với một đồ vật nào đó. Thế nhưng, chúng thật sự khiến nhà của bạn trở nên rối rắm hơn và bạn sẽ tốn công hơn để lau chùi chúng mà thôi. Hãy đi một vòng quanh nhà và chỉ để lại những đồ trang trí đẹp nhất và có ý nghĩa nhất với bạn.
Người tối giản tinh thần (Mindful Minimalist)
Người tối giản tinh thần (Mindful Minimalist): Mục đích của việc cắt giảm đồ đạc đối với họ là để giải tỏa căng thẳng, tận hưởng niềm vui trong cuộc sống hàng ngày.
Thế nhưng, để tin được vào điều này không dễ dàng gì. Có rất nhiều người cho rằng ý tưởng cố ý sống một cuộc sống với ít tài sản hơn là phản trực giác. Đơn giản bởi họ chưa từng được giới thiệu về lối sống này, nên họ không tưởng tượng ra được những lợi ích mà nó có thể mang lại. Đó là nguyên nhân chủ yếu tại sao việc áp dụng cách sống này đối với đa số là rất khó khăn.
Người tối giản đạm bạc (Thrifty Minimalist)
Người tối giản đạm bạc (Thrifty Minimalist): Chúng ta thường hiểu nhầm những người sống tối giản sống theo kiểu này, nghĩa là họ tối giản với mục đích tiết kiệm, dùng ít đồ để đảm bảo mục tiêu tài chính.
Tuy nhiên, theo phong cách sống giản dị, bạn có thể vứt bỏ những gì bạn không cần để tập trung vào những gì bạn cần. Lối sống tối giản có nghĩa là bạn giảm đi những thứ không cần thiết trong cuộc sống của mình. Trên bề mặt, bạn có thể nhận thấy ngay một vài lợi ích như bạn sẽ đỡ tốn thời gian hơn cho dọn dẹp, có 1 căn nhà luôn ngăn nắp, theo đó bạn cũng sẽ bớt căng thẳng hơn. Tuy nhiên, quan trọng nhất là việc áp dụng lối sống tối giản sẽ mang lại những lợi ích lâu dài và khiến cuộc sống của bạn thêm phần ý nghĩa.
Người tối giản để trải nghiệm (Experiential Minimalist)
Người tối giản để trải nghiệm (Experiential Minimalist): Chắc nghe tên các bạn cũng đủ hiểu người tối giản để trải nghiệm là những người thích “xê dịch”, họ thích đi du lịch và trải nghiệm cuộc sống ở nhiều nơi, vì vậy việc sở hữu ít đồ đạc sẽ giúp họ thuận tiện hơn trong việc di chuyển.
Có thể bạn thích: