Phụ nữ Việt Nam vẫn luôn được biết đến là những người tài sắc vẹn toàn, giàu đức hi sinh. Lịch sử sẽ luôn ghi nhớ công ơn của họ – những người phụ nữ vĩ đại.
Ngọc Hân công chúa (1770 – 1799)
Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu tên thật là Lê Ngọc Hân, là công chúa tài sắc vẹn toàn nhà Hậu Lê.
Ngọc Hân công chúa là con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông, thân mẫu là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh, nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội.
Năm 1786, Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi.
Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung đã phong cho Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng hậu. Đến năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, ông lại phong bà làm Bắc Cung Hoàng hậu.
Ngọc Hân công chúa hạ sinh được 2 người con: công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức. Khi Quang Trung băng hà (năm 1792), bà đã viết bài Tế vua Quang Trung và Ai Tư Vãn để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũng như niềm tiếc thương vô hạn cho người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Triều đình Tây Sơn cũng lâm vào cảnh suy thoái, khiến cô cùng hai con nhỏ phải gắng gượng. Đến năm 1799, Ngọc Hân mất, vài năm sau đó hai người con của cô cũng qua đời.
Từ Dụ Hoàng thái hậu (1810 – 1902)
Nghi Thiên Chương Hoàng hậu hay Từ Dụ Hoàng thái hậu tên thật là Phạm Thị Hằng, xuất thân từ dòng họ Phạm Đăng thị, huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định, nay là thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang. Phụ thân bà là Phạm Đăng Hưng – danh thần của nhà Nguyễn, mẫu thân bà là Phạm phu nhân.
Bà là chính thất Quý phi của Thiệu Trị Hoàng đế, mẹ ruột của vua Tự Đức. Từ Dụ Hoàng thái hậu nổi tiếng là một người đức hạnh, xuất thân cao quý, thông kinh sử, có đức hiền, biết yêu dân thương con. Bà hạ sinh được hai công chúa, một hoàng tử và tại vị ở triều đình Huế trong vòng 55 năm, từ lúc bà trở thành Hoàng thái hậu dưới thời Tự Đức năm 1847 cho đến khi qua đời vào năm 1902 dưới thời Thành Thái.
Danh hiệu của bà được đặt cho Bệnh viện phụ sản lớn nhất ở TP. Hồ Chí Minh – Bệnh viện Từ Dũ.
Nguyên phi Ỷ Lan (1044 – 1117)
Nguyên phi Ỷ Lan là phi tần của Hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của Hoàng đế Lý Nhân Tông, thụy hiệu là Linh Nhân Phù Thánh hoàng hậu. Thân phụ của bà là Lê Công Thiết, thân mẫu là Vũ Thị Tình, bà hạ sinh được Hoàng thái tử Lý Càn Đức và Minh Nhân vương. Bà đã hai lần đăng đàn nhiếp chính, đưa đất nước dưới triều Lý phát triển hưng thịnh, những đóng góp cho triều Lý nhất là về Phật giáo và tài năng trị nước của bà đều được sử gia khen ngợi và tán dương.
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư: năm Giáp Thìn (1064), vua Lý Thánh Tông đến chùa Thổ Lỗi cầu tự và mở hội tuyển cung nữ. Song có nguồn lại cho rằng mùa xuân năm 1063, vua Lý Thánh Tông cầu tự ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), qua hương Thổ Lỗi nhìn thấy người con gái tựa vào cây lan và cất tiếng hát trong treo nên đưa người con gái đó vào cung. Khi vào cung, bà được phong làm Ỷ Lan phu nhân, nơi ở là Du Thiền các.
Tháng 2 năm Kỷ Dậu (1069), Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, Nguyên phi được vua trao quyền điều khiển chính sự với sự giúp sức của Lý Đạo Thành – Thái sư đầu triều đương thời. Ở lần thứ nhất đăng đàn nhiếp chính, Nguyên phi giúp sức nội trị, cảm hóa được lòng dân, trong cõi vững vàng, tôn sùng Phật Giáo, dân gọi bà là Quan Âm.
Tuy vậy, để có thể có quyền hành nhiếp chính đất nước lần thứ hai, bà đã mưu kế dựa vào Lý Thường Kiệt, phế truất và sát hại Thái hậu nhiếp chính tiền nhiệm là Thượng Dương Hoàng thái hậu. Lúc này, bà được tôn làm Hoàng thái hậu nhiếp chính. Việc làm này đã gây nên nhiều tranh cãi xung quanh bà.
Bà Hoàng Thị Loan (1968 – 1901)
Bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh) sinh năm 1868 trong một gia đình Nho học, nhưng mọi người trong gia đình đều trực tiếp tham gia lao động. Bà có dung nhan xinh đẹp, duyên dáng, tính tình thùy mị, nết na, luôn vui vẻ hòa nhã với mọi người, chăm chỉ làm công việc. Bà lớn lên đã tiếp thu sự giáo dục tiến bộ của gia đình, bà thuộc rất nhiều làn điệu câu ví và sự thông hiểu đạt tới mức sâu sắc.
Bà đã chấp nhận cuộc sống vất vả, khó khăn khi kết hôn với ông Nguyễn Sinh Sắc vào cuối năm 1883 – một người mồ côi cả cha lẫn mẹ nhưng hiếu học. Bà hạ sinh được 4 người con và bằng tất cả tấm lòng yêu chồng, thương con, Bà đã hi sinh tất cả để vun đắp nên cuộc đời và sự nghiệp đẹp đẽ của họ. Bà Hoàng Thị Loan đã ảnh hưởng đến Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng một nền văn hoá dân gian mang đậm bản sắc địa phương, truyền thống dân tộc, phản ánh trung thực những khát vọng ý chí và phẩm chất của tầng lớp lao động bình dân.
Ngày 10 tháng 2 năm 1901 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý) tại Kinh đô Huế, Bà đã qua đời ở tuổi 33 do lao động quá sức, cuộc sống thiếu thốn dẫn đến lâm bệnh nặng.
Để bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với người đã có công sinh thành và dưỡng dục Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1984, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh (cũ) và lực lượng vũ trang Quân khu 4 xây dựng khu mộ của Bà khang trang, đẹp đẽ.
Từ Thục phu nhân
Từ Thục phu nhân tên thật là Nhữ Thị Thục, người làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, xứ Hải Dương, nay thuộc xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Bà sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng danh giá, con gái của quan Thượng thư bộ hộ, tiến sĩ Nhữ Văn Lan dưới thời vua Lê Thánh Tông. Mặc dù xuất thân quý tộc nhưng ngoài 20 tuổi bà mới kết duyên cùng ông Nguyễn Văn Định – một thầy đồ ít tiếng tăm, vốn không phải dòng dõi danh gia, sinh trưởng tại huyện Vĩnh Lại, nay là Vĩnh Bảo, nằm cách huyện Tiên Minh một khúc sông nhỏ. Tương truyền, bà đã tính toán cẩn thận ngày giờ hợp cẩn để sinh ra Nguyễn Văn Đạt (tên khai sinh của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) và bà cũng chính là người có sức ảnh hưởng lớn trong giáo dục cũng như hình thành nhân cách của con mình.
Bà là hình mẫu người phụ nữ rất hiếm gặp trong lịch sử Việt Nam: thông minh, quyết đoán, học rộng, giỏi văn chương, kinh sử, lại tinh thông cả dịch lý, tướng số, mang chí lớn của bậc trượng phu. Bà tâm niệm rằng: nếu không lấy được chồng làm vua thì con bà sinh ra sau này cũng phải làm vua một nước. Sau này, bà được vua Mạc phong tặng cho tước hiệu Từ Thục phu nhân.
Có thể bạn thích: