Bạn đang dự định thành lập công ty và có vô vàn giấy tờ thủ tục cần thực hiện. Trong đó vấn đề cần quan tâm nhất là các thủ tục về môi trường cần thực hiện. Sau đây TopChuan.vn sẽ giúp bạn dễ hiểu hơn về các giấy tờ, tài liệu liên quan đến các thủ tục môi trường dành cho công ty mình.
Báo cáo xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường
Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được thông qua, nhà máy đã được xây dựng và đi vào vận hành thử nghiệm. Thì quý công ty cần thực hiện báo cáo xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường. Báo cáo xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường dựa trên 3 đợt vận hành thử nghiệm của công ty, qua 3 lần lấy mẫu trước và sau các công trình bảo vệ môi trường để chứng tỏ các công trình đang vận hành và xử lý ô nhiễm hiệu quả theo quy định của pháp luật. Báo cáo này công ty bạn phải thuê đơn vị tư vấn có đầy đủ chức năng và thẩm quyền xây dựng. Sau khi hoàn thành báo cáo xác nhận này thì công ty mới tiến đến vận hành chính thức.
Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Đây là thủ tục cuối cùng các bạn cần chú ý, khi công ty của bạn có số lượng chất thải nguy hại vượt quá 600 kg/năm, thì công ty bạn phải lập sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Sổ được lập theo mẫu được quy định tại thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải nguy hại và nộp lên cơ quan chức năng (thường là sở tài nguyên môi trường của các tỉnh).
Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ trực tiếp kiểm soát số lượng rác thải nguy hại của công ty bạn thải ra thông qua báo cáo chất thải nguy hại hằng năm. Báo cáo chất thải nguy hại hàng năm có cấu trúc khá đơn giản và quý công ty có thể hoàn toàn thực hiện dựa trên cấu trúc trong thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
Báo cáo quan trắc định kỳ
Nếu nhà máy hoặc công ty của bạn có các hoạt động xả khí thải, nước thải ra ngoài môi trường. Thì công ty bạn phải thực hiện quan trắc môi trường tại điểm xả thải là 3 tháng/lần và tại môi trường làm việc của công nhân là 6 tháng/lần. Số lượng và thông số quan trắc các mẫu môi trường được lấy trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Công ty bạn phải thuê đơn vị có đầy đủ chức năng và thẩm quyền lấy mẫu, phân tích mẫu. Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ được lưu giữ tại công ty và nộp lên Sở, ban ngành theo cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Kế hoạch bảo vệ môi trường
Nếu quy mô công ty của bạn khá nhỏ, tác động tới môi trường không nhiều thì công ty bạn có thể chỉ phải làm cam kết bảo vệ môi trường. Điều này được quy định rõ trong Nghị định 18/2015/NĐ-Cp ngày 14/2/2015. Cấu trúc của cam kết bảo vệ môi trường tương đối đơn giản được thể hiện rõ trong Thông tư 27/2015/TT-BTNMT. Do vậy bạn hoàn toàn có thể thực hiện được cam kết bảo vệ môi trường của công ty mình mà không cần thuê đơn vị tư vấn. Thông qua kế hoạch bảo vệ môi trường, bạn phải mô tả rõ các biện pháp bảo vệ môi trường khi công ty đi vào hoạt động và cam kết chất thải không gây ảnh hưởng tới môi trường tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép như QCVN 40:2011/BTNMT, QCVN 19:2009/BTNMT, QCVN 20:2009/BTNMT, QCVN 14:2008/BTNMT…
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường viết tắt tiếng việt là ĐTM (viết tắt tiếng anh là EIA) là sự đánh giá khả năng tác động tích cực – tiêu cực của một dự án trong tương lai đến môi trường trong mối quan hệ giữa tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đây là bước đầu và khá quan trọng để bạn có thể thực hiện được dự án của mình. Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện đầu tiên song song với việc nghiên cứu tính khả thi của dự án. Báo cáo được thực hiện theo mẫu quy định tại Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 và cấu trúc báo cáo chi tiết tại Thông tư 27/2015/TT-BTNMT. Báo cáo đánh giá môi trường sẽ nêu ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi công ty đi vào vận hành và các biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường sảy ra.
Có thể bạn thích: