Tôn giáo thế giới tâm linh là một lĩnh vực không thể lý giải được, nó đã tạo nên nền văn minh kỳ bí với biết bao lời dạy nhân văn sâu sắc. Những vùng đất người ta tin có sự hiện diện của một đấng tối cao ngự trị nên gọi những vùng đất này là Đất Thánh. Đất thánh là nơi hội tụ tinh hoa của chân, thiện và mỹ, với những giáo lý cao đẹp hướng con người đến những hành động, lời nói và suy nghĩ tốt đẹp. Bởi vì thế trên thế giới có khá nhiều vùng đất thánh linh thiêng, hình thành trong tâm trí của con người mang tâm thiện.
Thánh địa Phật giáo Tây Tạng Larung Gar
Có thể nói Tây Tạng là vùng đất Phật giáo là nơi nguồn cội của Phật lâu đời, người ta tin rằng đây là nơi đức Phật hình thành.
Larung Gar nổi tiếng là học viện Phật giáo lớn nhất thế giới, nằm trong thung lũng Larung, Tây Tạng ở độ cao gần 4000 mét so với mực nước biển. Học viện Phật giáo này được thành lập từ năm 1980 bởi vị Lạt ma Khenpo Jigme Phuntsok với mục đích mang lại sức sống mới cho Phật giáo Tây Tạng và đem đến những điều tốt đẹp cho cuộc sống của con người. Trước kia, khu vực này không cho phép khách tới thăm.
Tuy nhiên từ năm 2011, học viện Larung Gar bắt đầu mở cửa và trở thành điểm du lịch cho tất cả du khách trên thế giới. Từ đó đến nay, Larung Gar trở thành địa điểm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách mỗi năm. Dường như bất cứ du khách nào đặc biệt là các phật tử cũng muốn một lần đặt chân tới vùng đất thanh mộc của Phật giáo, nơi được mệnh danh là “thời gian ngừng lại”.Tuy nhiên với quyết định phá dỡ của Trung Quốc, vùng đất Larung Gar đang dần mất đi vẻ đẹp thanh tịnh của mình, khiến cho du khách khắp thế giới nuối tiếc về một vùng đất linh thiêng đã từng “lưu trú” trong quá khứ.
Đảo Kusu Singapore vùng đất thánh linh thiêng
Vùng đất cuối cùng mình muốn nhắc tới là Đảo Kusu Singapore, đảo nằm ở quần đảo Nam của Singapore. Ở đây có một ngôi chùa Trung Quốc nổi tiếng tên là Da Bo Gong và còn có ba miếu thờ được xây hướng về Mã Lai. Mọi người đến đây phải leo 152 bậc thang mới đến nơi thờ cúng để cầu nguyện. Không chỉ Đảo Kusu Singapore là vùng đất thánh linh thiêng mà còn là nơi tham quan của các cuộc hành hương Kusu, bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11, thu hút được hàng nghìn phật tử tham gia.
Vùng đất Nepal
Ngoài Tây Tạng thì Nepal cũng là một đất nước rất tôn sùng đạo Phật, là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại vùng Himalaya ở Nam Á giáp biên giới với Tây Tạng của Trung Quốc ở phía bắc và Ấn Độ ở phía nam, đông và tây. Chính vì nằm gần Tây Tạng nên Nepal và Tây Tạng có sự tác động và đồng điệu với nhau cả về tâm linh và kiến trúc thánh địa.
Nepal là quê hương của Thần Shiva và là nơi sinh của Siddhartha Gautama, sau này là Đức Phật Thích Ca, người sáng lập Phật giáo cùng với ngôi đền nổi tiếng Pashupatinath, nơi mà người Hindu từ khắp nơi trên thế giới đến hành hương, đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Bodh Gaya, Ấn Độ – nơi Đức Phật thành đạo
Nepal, Tây Tạng, Ấn Độ nằm liền kề nhau có liên can mật thiết với nhau nên được gọi là tam giác vàng cho tôn giáo sùng bái Đạo Phật. Mọi người ở đất nước này truyền nhau rằng Bodh Gaya là nơi Đức Phật đã thiền định 49 ngày dưới gốc cây bồ đề và ngài đã giác ngộ ra giáo lý nhà Phật. Từ đó cây Bồ Đề đã trở thành một trong các những thánh tích của đức Phật, nằm ở ở phía nam Thành phố Gaya thuộc bang Bihar ngày nay. Vua A-Dục đã xây dựng Tháp Đại Giác nằm giữa khu đất trũng thấp hơn mặt đường khoảng mười mét vì vậy từ xa ta vẫn thấy được ngọn tháp đứng vững vàng giữa những cây cổ thụ, tượng trưng cho sự giác ngộ của Đức Phật tại cõi đời và tâm trí như hoa sen vươn lên thoát khỏi bùn nhơ.
Khi Phật còn tại thế, ngài cũng đã từng nói cây Bồ Đề là nơi Đức Phật giác ngộ chính là một trong các bốn Thánh địa mà Phật tử cần phải đến chiêm ngưỡng và lễ lạy. Vì vậy cây Bồ Đề trở thành một trong các những điểm đến thiêng liêng được thờ phụng như Đức Phật.
Núi Thành Đô Tây Tạng Lhasa
Miền đất Tây Tạng ẩn bên trong rất nhiều những bí ẩn kỳ bí chưa có lời giải đáp. Mọi người đến đây thường tìm đến Thánh địa Phật giáo Lhasa, điều đặc biệt ở đây không chỉ là vùng đất thánh khiến nhiều người tò mò muốn tìm hiểu mà còn một điều thú vị khác đó là thành phố này được xây dựng trên đất bùn do các con dê vận chuyển đến.
Biểu tượng của thành phố Lhasa là Cung điện potala, Cung điện của Bồ Tát, nơi ngự trị các vị Lạt Ma, cung điện cao tới 13 tầng xây dựng trên núi Mabuge. Trên đường có rất nhiều phật tử hành hương về đất phật, ở đây người Tây Tạng rất sùng đạo Phật nên hầu hết những người dân đi đâu tay cũng cầm tràng hạt.
Có thể bạn thích: