Hưởng ứng tháng thanh niên và hướng tới kỉ niệm Ngày thành lập Đoàn 26 – 3, việc ôn lại truyền thống của Đoàn là một hoạt động chào mừng ý nghĩa và thiết thực. Hãy cùng TopChuan.com điểm lại những tên gọi của Đoàn ta và ý nghĩa lịch sử để tôn vinh và tự hào về các thế hệ thanh niên đi trước, tiếp nối thêm trang sử vẻ vang của Đoàn.
Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương là tên gọi đầu tiên của tổ chức Đoàn ngày nay. Tháng 7 năm 1936, trước phong trào cách mạng thế giới, Hội nghị Trung ương Đảng đã định ra đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh cách mạng trong thời kì mới. Nhiệm vụ của Đảng và nhân dân ta lúc này là tập trung mũi nhọn, đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi các quyền tự do, dân chủ cải thiện đời sống. Chính vì vậy, Đảng chủ trương lập Mặt trận Nhân dân Phản đế sau đổi thành Mặt trận Thống nhất Dân chủ, đồng thời ra quyết định quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động thanh niên.
Theo đó, trong thời kì cách mạng từ giữa năm 1936 đến mùa thu năm 1939, Đoàn Thanh niên cộng sản Đông Dương mang tên Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương phù hợp với nhiệm vụ chính trị qua các nghị quyết của Đảng. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương hoạt động công khai, có cơ quan ngôn luận riêng, đó là các trang báo “Bạn dân”, “Thế giới”, “Mới” phát hành trên khắp cả nước. Ngoài việc phát hành báo, tổ chức còn lập ra các Hội đọc sách, Hội văn nghệ, Hội thể thao, đặc biệt là hình thành nhiều nhóm nghiên cứu chủ nghia Mác. Đoàn đã xây dựng đội ngũ của mình gồm hàng vạn đoàn viên, đấu tranh kiên cường dưới ngọn cờ của Đảng.
Được sự quan tâm của các Xứ ủy Đảng, phong trào thanh niên và tổ chức Đoàn được củng cố, phát triến sâu rộng, có hệ thống từ cơ sở đến tỉnh, thành và xứ. Tuy nhiên, đến tháng 9 năm 1939, đại chiến thế giới thứ 2 bùng nổ, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, khủng bố phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và thanh niên ta. Tổ chức Đoàn phải trở lại hoạt động bí mật.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4 – 1975 đã kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 26 – 3 -1976, Lễ kỉ niệm 45 năm Ngày thành lập Đoàn được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Tại Lễ kỉ niệm này, tổ chức Đoàn trong cả nước đã thống nhất mang tên chung là Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong đại hội lần thứ 4 của Đảng tháng 12 – 1976, Đảng đã quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam (2 – 1951) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó Đại hội cũng quyết định đổi tên Đoàn thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Đại hội chỉ rõ nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn mới là củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là trường học cộng sàn chủ nghĩa của người trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng. Hơn 30 năm trôi qua, tổ chức Đoàn và tuổi trẻ cả nước luôn cống hiến hết mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới đất nước, đặc biệt trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam là tên gọi tiếp theo của Đoàn gắn với một chặng đường lịch sử thật vẻ vang. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ mới, Bộ Chính trị Trung ương Đảng trong phiên họp tháng 9 – 1954 đã đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam. Đây là tổ chức quần chúng tiên tiến của thanh niên Việt Nam có tác dụng như 1 áp lực lượng dự trữ và là cánh tay của Đảng.
Quyết nghị của Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ của Đoàn trong thời kì mới và đề ra kế hoạch xây dựng Đoàn rất cụ thể. Theo Quyết nghị, việc đổi tên Đoàn có ảnh hưởng đến việc xây dựng một phong trào thanh niên lớn mạnh trong toàn quốc, đến việc phát triển cơ sở Đảng trong quần chúng lao động và việc hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng hiện tại.
Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương
Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương là tên gọi tiếp theo của Đoàn trong lịch sử. Mỗi tên gọi thường gắn với một ý nghĩa lịch sử khác nhau. Tháng 11 năm 1939, Trung ương Đảng họp lần thứ 6 tại Gia Định đã nhấn mạnh: giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương. Hội nghị chủ trương lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các cai trị và dân tộc ở Đông Dương để đánh đổ đế quốc Pháp và bè lũ tay sai của chúng.
Theo chủ trương của Đảng, Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương mang tên mới là Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương. Đoàn đã xây dựng được cơ sở ở nông thôn, trong các nhà máy và các trường học. Trong tình hình mới, tổ chức Đoàn hoạt động bí mật và được tổ chức chặt chẽ. Những đoàn viên thanh niên dân chủ được thử thách, lựa chọn và chuyển thành đoàn viên thanh niên phản đế. Các hội viên thanh niên trong các tổ chức thanh niên phổ thông được giao những công tác thích hợp để bồi dưỡng.
Tháng 9 năm 1940 nhân dân ta phải chịu ách kẻ thống trị “một cổ hai tròng” bởi phát xít Nhật xâm lược Đông Dương. Nhân dân Việt Nam và các thế hệ thanh niên nước ta thời kì này không chịu khuất phục, điều đó thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa như: khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, binh biến ở đồn Đô Lương, Chợ Rạng với hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Tổ chức Đoàn đã đi đầu trong các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa vũ trang, báo hiệu thời kì mới: chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam
Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Tháng 11 năm 1940, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 họp tại Đình Bảng – Bắc Ninh đã nhấn mạnh: chính sách của Đảng hiện tại là chính sách cứu quốc. Đồng thời, Hội nghị Trung ương Đảng cũng chỉ rõ: Việt Nam thanh niên cứu quốc từ nay bao gồm toàn thể thanh niên từ 18 đến 22 tuổi đấu tranh đánh Pháp, đuổi Nhật. Tháng một năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.
Tháng 5 năm 1941, Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 họp tạ Pắc Bó – Cao Bằng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã nêu lên quyết tâm sắt đá về vấn đề giải phóng dân tộc, không thể để nhân dân chịu mãi kiếp trâu ngựa. Để tập hợp động viên các tầng lớp nhân dân đứng lên đánh đuổi phát xít Pháp – Nhật, Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) và các Hội cứu quốc, trong đó có Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.
Nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn Thanh niên Cứu quốc chính là cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong suốt chặng đường dài từ 1941 – 1956, Đoàn đã đóng góp to lớn, kể cả hi sinh xương máu, cùng dân tộc vùng dậy trong Cách mạng Tháng Tám, lập nên Nhà nước Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tháng 2 năm 1950, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc được triệu tập tại căn cứ địa Việt Bắc gồm 400 đại biểu của 3 miền đất nước. Tiếp sau đó, Đoàn đã đi tiếp chặng đường 9 năm kháng chiến Điện Biên đầy gian khổ hi sinh để làm nên chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Bắc (7-1954), xây dựng hậu phương, chi viện cho giải phóng miền Nam.
Có thể bạn thích: