Bệnh viêm đại tràng không được điều trị sớm, bệnh để lâu sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính khó điều trị. Ngoài việc áp dụng các bài thuốc trị bệnh từ tây y, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một vài mẹo dân gian chữa viêm đại tràng ngay tại nhà vừa tiện lợi, an toàn không gây phản ứng phụ mà lại hiệu quả.
Chữa bệnh viêm đại tràng bằng bắp cải
Theo đông y, bắp cải vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, trừ đàm thấp, sinh tân, giải khát, mát dạ dày. Do đó bắp cải có tác dụng trong việc chữa trị bệnh viêm đại tràng rất hiệu quả.
Bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng của cây bắp cải như sau:
Đầu tiên, các bạn bóc từng lá bắp cải, cả lá xanh ở bên ngoài cùng, sau đó rửa thật sạch rồi dọc đôi từng lá theo sống lá. Cho lá bắp cải vào nồi nước sôi trần qua. Sau đó vớt ra để ráo nước. Cho lá bắp cải vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi lọc qua tấm vải màn để lấy nước cốt. 1 kg bắp cải sẽ cho được khoảng 500ml nước ép.
Mỗi ngày, các bạn ép lấy 1 lít nước bắp cải và chia làm nhiều lần uống. Mỗi lần uống khoảng 250ml, uống thay nước hàng ngày. Có thể thêm đường hoặc muối cho dễ uống.
Sau 2 tháng uống liên tiếp nước ép lá bắp cải, các bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng giảm dần.
Chữa viêm đại tràng bằng mè đen và mật ong
Mè đen là một loại hạt giàu giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Nhờ đặc tính giải độc, tiêu nhiệt, sát trùng mà mè đen còn được nhiều người sử dụng để chữa bệnh viêm đại tràng nữa đấy.
Cách làm: Mè đen đem sao với số lượng lớn cho thơm, để nguội rồi cất vào hũ kín. Mỗi lần lấy một thìa nhỏ hạt mè đen trộn chung với 1/4 thìa mật ong để uống, ngày uống hai lần. Người bệnh kiên trì sử dụng thuốc trong một tháng sẽ thấy công hiệu.
Chữa bệnh viêm đại tràng bằng cây ổi
Dùng lá ổi chữa bệnh viêm đại tràng rất đơn giản mà có tác dụng cao, giúp làm giảm các triệu chứng đau bụng do cơ trơn của ruột co thắt, tiêu chảy. Đó là nhờ trong thành phần của lá ổi có chứa chất flavonoid có tác dụng kích thích cơ trơn ruột làm giảm đau, kháng khuẩn và cầm tiêu chảy rất tốt.
Cách làm: hái phần búp lá ổi, có thể lấy cả lá non hoặc già, chuẩn bị khoảng 50g cho vào nồi đổ thêm 2 bát nước sắc lấy nước uống , đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 15 – 20 phút là được. Uống mỗi lần 1 chén nhỏ, uống hết trong ngày.
Chữa bệnh viêm đại tràng từ củ riềng
Theo y học cổ truyền, riềng có vị cay tính ấm. Có tác dụng ôn trung tán hàn, chống nôn chỉ tả, làm ấm tỳ vị, tăng cường chức năng của tỳ thổ, nên việc đưa vào trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả là việc không thể thiếu được.
Những ai đang bị căn bệnh viêm đại tràng gây khổ sở thì có thể tham khảo cách sử dụng củ riềng giảm đi sự khó chịu do bệnh gây ra một cách sớm nhất nhé!
Cách làm: chuẩn bị khoảng 20g riềng tươi, 20g lá lốt, làm sạch 2 nguyên liệu này, riềng thái nhỏ sau đó cho tất cả vào ấm sắc thuốc, đổ nước, đun sôi khoảng 3 phút sau đó tắt bếp , để khoảng 20 phút là bạn có thể sử dụng, mỗi lúc uống một bát nhỏ, dùng dần trong ngày.
Chữa viêm đại tràng bằng lá vối tươi
Trong lá vối chứa một số chất kháng sinh tự nhiên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Với những người bệnh viêm đại tràng có các biểu hiện như đau bụng âm ỉ và đi ngoài phân sống thì nên dùng lá vối tươi chữa bệnh theo công thức sau:
200g lá vối tươi, vò nát, dùng 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.
Chữa viêm đại tràng với nha đam
Nha đam được dùng để chữa viêm đại tràng là nhờ có tính kháng khuẩn cao, giúp nhuận tràng, thúc đẩy tiêu hóa, làm lành vết viêm loét. Bên cạnh đó, nha đam có chứa nhiều vitamin còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể rất tốt.
Cách làm: 5 lá nha đam tươi, rửa sạch, lấy phần trắng bên trong đem xay lấy nước. Trộn nước nha đam với chút mật ong, uống ngày 1-2 cốc nhỏ , mỗi lần khoảng 30ml.
Cách đơn giản này sẽ đánh bay các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng. Người bệnh nên kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày để nhận thấy tác dụng mang lại.
Chú ý: mặc dù phương pháp này hoàn toàn lành tính bởi nguyên liệu thiên nhiên nhưng với chị em phụ nữ đang có bầu hoặc cho con bú, nên tránh áp dụng.
Có thể bạn thích: