Tính cách của một đứa trẻ sẽ được hình thành dưới sự liên quan tác động của môi trường và giáo dục. Mặc dù mỗi trẻ có những cá tính khác nhau, nhưng việc dạy dỗ và … xem thêm…hướng dẫn trẻ biết tôn trọng người khác là rất quan trọng và cần thiết. Bởi vậy, ba mẹ dạy bé về sự tôn trọng càng sớm càng tốt nhé. Sau đây TopChuan.com sẽ giới thiệu 1 số cách dạy con biết tôn trọng người khác.
Hãy dành lời khen cho bé khi bé thể hiện sự tôn trọng với người khác
Ba mẹ phải là tấm gương cho con
Nhắc nhở, trừng phạt trẻ
Làm cha mẹ, chúng ta thường xuyên nhắc nhở lũ trẻ cách hành xử đúng đắn, từ việc “đơn giản” như rửa tay trước khi ăn, tắt đèn sau khi ra khỏi nhà tắm, đến việc “nghiêm trọng” hơn như làm bài tập về nhà và đi học đúng giờ, không lễ phép. Tuy nhiên, đôi khi những lời nhắc nhở từ nhẹ nhàng đến răn doạ không có tác dụng gì cả. Chúng phớt lờ, thậm chí là phản đối. Lúc này, giải pháp mà chúng ta nghĩ đến đầu tiên là: Trừng phạt!
Khi trẻ có hành vi thiếu tôn trọng người khác, ba mẹ cần ngăn chặn kịp thời và có biện pháp trừng phạt thích đáng. Nếu tình huống lúc đó không tiện thì sau đó ba mẹ cũng phải nhắc nhở để trẻ thấy hậu quả của việc không tôn trọng người khác.
Ví dụ như “Hôm nay con đã làm tổn thương bạn, con cần phải xin lỗi bạn về những lời nói đó”, hoặc “Hôm nay con không tôn trọng người khác nên tối nay con không được xem phim hoạt hình”… Khi ba mẹ đã quyết định trách phạt trẻ thì nhất định phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ rất khó thu được hiệu quả.
Tại thời điểm mẹ cho là bé không tôn trọng hãy xác định nguyên nhân dẫn tới hành động thiếu tôn trọng này của con, tiếp đó hãy giải thích cho con hiểu là do hành vi của con là sai. Bằng cách này ba mẹ có thể nhắc nhở giúp con hiểu kỹ vấn đề, dạy bé biết cách giải quyết vấn đề không xúc phạm, gây tổn thương người khác.
Dạy bé cách xin lỗi khi làm sai và cảm ơn khi được sự giúp đỡ
Bên cạnh việc trau dồi những kỹ năng và tri thức, dạy trẻ biết cách ứng xử trong giao tiếp cũng là cách để giúp cho bé trở nên hoàn thiện hơn. Học và áp dụng được cách nói lời cảm ơn và xin lỗi thật chân thành chính là bước đầu tiên mà bé nên rèn luyện, tiếp xúc.
Cha mẹ đừng ngần ngại nói lời xin lỗi dù là điều nhỏ nhất, hãy nhẹ nhàng xin lỗi bé khi chính bản thân cha mẹ dù làm sai. Để khi bé thấy ba mẹ nói lời xin lỗi bé sẽ quan sát từ cách xin lỗi như thế nào đến từ ngữ mà các bậc bố mẹ khi nói ra, các bé sẽ làm theo. Điều này hình thành nên tư duy cho trẻ là biết sai thì hãy xin lỗi trước, rồi khắc phục hậu quả sau.
Khi thấy trẻ mắc lỗi thì hãy nhẹ nhàng giải thích cho bé sai ở đâu sai chỗ nào gây ra hậu quả gì và tạo điều kiện cho bé nhận ra việc làm sai và chủ động nói lời xin lỗi. Đa phần những trẻ chúng thích sự dịu dàng, nhẹ nhàng khi nói chuyện nên ba mẹ nên bình tĩnh khi dạy bảo bé là phương thức tốt nhất để trẻ tự mình sửa chữa lỗi lầm.
Ngoài ra ba mẹ cũng nên làm gương như bố mẹ nhờ con lấy hộ cái gì hay làm hộ việc gì đó hãy nói lời cảm ơn tạo, thói quen cho mình và con học hỏi theo để bé cảm ơn khi được ai đó giúp đỡ. Luôn luôn giải thích cho bé biết và hiểu mọi người giúp đỡ con như thế nào. Con cần nói lời cảm ơn khi được ai đó giúp đỡ mình nhé.
Ba mẹ phải là tấm gương cho con
Ba mẹ làm gương cho con là cách tốt nhất để dạy trẻ biết tôn trọng người khác. Dù trẻ còn nhỏ nhưng ba mẹ vẫn phải đối xử với trẻ bằng sự tôn trọng. Hãy kiên nhẫn và lắng nghe những điều con nói để tạo sự tin tưởng và thấu hiểu. Điều này cũng giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn với bản thân và biết chú ý lắng nghe người khác.
Việc làm gương cho con và bắt đầu bằng việc tôn trọng bé là cách hiệu quả để giáo dục trẻ biết tôn trọng và đối xử lịch sự với người khác. Hãy cho phép con thể hiện ý kiến và quyền lựa chọn của mình trong một phạm vi hợp lý. Đây là cách để con cảm thấy được tôn trọng và tự tin hơn trong việc đưa ra quyết định.
Bên cạnh đó, ba mẹ cần cư xử đúng mực dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, với bất kỳ ai để làm gương cho trẻ. Ba mẹ nên dùng từ ngữ lịch sự khi giao tiếp với trẻ và tất cả mọi người. Đừng quên nói “xin lỗi” và “cảm ơn” mỗi khi nhờ con làm điều gì đó. Trẻ sẽ quan sát và học hỏi những lời nói, hành động của ba mẹ và bắt chước theo. Đặc biệt là việc tôn trọng sở thích của con, 1 số bậc cha mẹ còn kiểm soát hoàn toàn hành vi của con mình, nhưng nếu bạn muốn con tôn trọng lại, sau đó là người xung quanh thì hãy bắt đầu bằng việc tôn trọng bé. Hãy để con có không gian riêng để phát triển và khám phá theo đúng sở thích và đam mê của mình.
Có thể bạn thích: