Nhiều gia đình vẫn gặp khó khăn trong việc giúp con cái của họ quản lý tiền bạc. Một lưu ý đầu tiên là cha mẹ không thể quá nuông chiều con cái. Theo khảo sát của quỹ đầu tư quốc tế T.Rowe Price, có 46% phụ huynh đã phải thay con cái họ đi trả nợ. Khi sinh nhật tặng những món quà có giá trị vật chất lớn (khoảng 200$ trở lên). 58% phụ huynh lo lắng rằng cách giáo dục của họ có thể không đúng và làm hư con mình. Hơn nữa trên 71% các bậc cha mẹ không muốn nói chuyện với con cái về vấn đề tiền bạc. Để giúp phụ huynh trong lĩnh vực dạy con cái quản lý tiền 1 cách tế nhị, TopChuan sẽ trình bày 7 mẹo hợp lý làm gợi ý cho bạn.
Phụ cấp như thế nào
Thực tế cho thấy rằng, những đứa trẻ sẽ luôn cảm thấy có nhiều thứ dùng đến tiền. Bạn có thể bắt đầu khoản trợ cấp khi trẻ bắt đầu được 6 tuổi và số tiền trợ cấp bằng nửa lần số tuổi của trẻ. Bạn có thể tăng khi chúng đã lớn và chấp nhận với những dự tính chúng sắp làm mà cần đến tiền.
Lời khuyên dành cho bạn là: đừng lấy số tiền trợ cấp để hù dọa và bắt chúng làm việc nhà không công. Thay vào đó, hãy ràng buộc chúng với các công việc tài chính: ăn tiêu (tiết kiệm) và trách nhiệm khi những đứa trẻ sử dụng tiền trợ cấp. Để làm tăng mối liên hệ giữa công việc với tiền thưởng, bạn có thể tạo nhiều “công ăn việc làm” cho con như hút bụi, nhỏ cỏ… và trả công xứng đáng cho chúng.
Kiếm tiền và tiêu tiền
Cha mẹ yêu thương con cái là việc bình thường, nhưng nhiều phụ huynh thường xuyên đáp ứng những yêu cầu vô lý của con trẻ, mua cho con những thứ con yêu cầu khi con khóc lóc, ỉ ôi mà không chịu bỏ ra công sức. Nhiều người lấy đây là niềm vui và nghĩ rằng đáp ứng con là muốn tốt cho con, nhưng thực tế lại ngược lại hoàn toàn. Nếu việc này thường xuyên diễn ra, trẻ em sẽ nghĩ đây là việc bố mẹ chúng nên làm, tạo ra sự ỷ lại trong cuộc sống. Bạn nên nói không với những yêu cầu vô lý của trẻ nhưng cũng không nên đe nộ con bằng những lời lẽ khó nghe, nên đưa ra những lời lẽ thuyết phục để nói chuyện với con, hoặc nếu không bạn cũng có thể đưa ra các điều kiện trao đổi.
Ví dụ như một đứa trẻ 6 tuổi muốn một chiếc round trượt, hãy cho chúng thấy chúng còn quá ít tuổi để sử dụng loại phương tiện này và việc sử dụng chúng ở một nơi đông người như thành phố bạn đang sống có thể dẫn đến nguy hiểm, nếu chúng đã lớn hơn một chút, hãy đưa ra những yêu cầu trao đổi để có được thứ mình muốn.
Trở nên hào phóng
Làm từ thiện như tặng quà, dành thời gian và tiền bạc giúp đỡ người khó khăn là một việc ai người nào cũng nên làm. Cha mẹ sẽ là những tấm gương thiết thực nhất cho con cái, trẻ em sẽ có được những bài học vô giá khi bạn tình nguyện giúp đỡ người già hay tham gia tình nguyện giúp đỡ trẻ mồ côi…Khi quyên góp tiền của, vật chất bạn nên đến tự tìm hiểu trước những nơi này, sau đó, nói chuyện với con, đưa ra lý do mình tình nguyện và ngỏ ý rủ con tham gia cùng. Đồ quyên góp không hẳn là tiền bạc vật chất quý giá, bạn có thể gợi ý cho con những món đồ chơi con không dùng, ăn mặc quần áo con không mặc hay sách vở, truyện tranh con không học nữa để cho con thấy rằng có những thứ mình không cần nhưng nó lại là món đồ có giá trị với nhiều người.
Tạo dựng khái niệm đầu tư
Đừng cho rằng việc đầu tư chỉ dành cho người lớn. Đầu cơ vào thị trường chứng khoán, mua cổ phiếu, kinh doanh hàng hóa… là điều mà một đứa trẻ có thể làm nếu chúng có những hiểu biết căn bản về lĩnh vực này. Bạn nên đưa ra những hiểu biết của bản thân để dạy con về vấn đề này sau đó khi chúng đã đủ tuổi bạn dần khơi gợi ý muốn kinh doanh và đầu tư của con, “phi thương bất phú” vậy nên muốn nhanh giàu phải học cách kinh doanh. Đây cũng là cách để giáo dục con về việc quản lý tiền, nếu có ý định đứng lên kinh doanh, đầu tư thì việc có vốn là điều không thể thiếu, nhưng nếu không tiết kiệm trước thì lúc này làm sao thực hiện được ý định của mình.
Xác định mục tiêu tiết kiệm
Bắt đầu 1-1 giản từ những việc nhỏ nhất, tìm những vật dụng xinh xắn có thể đựng được tiền là một công cụ giảng dạy rất tốt cho những đứa trẻ đang học mẫu giáo, tuy nhiên cũng đừng quá gây khó khăn muốn chúng tiết kiệm cho tương lai khi những đứa trẻ còn quá nhỏ.
Ví dụ, đừng bắt một đứa bé 6 tuổi để dành tiền học đại học trong khi chúng chưa biết tới đại học là gì. Hãy đặt ra những mục tiêu trong tầm với như mua một món đồ chơi, sưu tập một vài thứ yêu thích. Khi trẻ bước vào tiểu học và trung học, hãy giúp chúng mở một tài khoản ngân hàng riêng để tiết kiệm và lúc này mục tiêu có thể là những thứ lớn lao hơn như một cây vợt tennis, một đôi giày hay một chuyến du lịch.
Kiếm tiền như thế nào
Phụ huynh nên đưa ra những lời khuyên khi con mới bước chân vào thị trường lao động, nên chọn những nơi gần nhà để tiện việc đi lại và học hành, đồng thời tránh trường hợp bị “bắt nạt”. Bạn có thể gợi ý cho chúng một vài công việc như: trông hộ trẻ, làm part – time…tuy nhiên việc đi làm thêm chỉ nên bắt đầu khi những đứa trẻ đã bước vào tuổi vị thành niên và làm trong thời gian hè. Không nên bỏ lỡ việc học chỉ vì kiếm được những đồng tiền trước mắt. Có thêm thu nhập nhờ vào bản thân cũng là 1 cách để chúng rèn luyện việc ăn tiêu tiền cho hợp lý vì tiền mình kiếm ra bao giờ cũng có giá hơn.
Có thể bạn thích: