Chùa luôn được xem là một biểu tượng của sự tâm linh, tôn nghiêm. Mỗi dịp lễ tết, người Việt Nam lại cùng gia đình, người thân đến chùa để cầu nguyện, xin những điều an lành cho bản thân và cả gia đình. Vì vậy mà chùa trở thành một trong những kiến trúc phổ biến ở Việt Nam. Chúng ta cùng điểm qua những ngôi chùa đẹp nhất ở Việt Nam nhé.
Chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu)
Chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Đông Nam Bộ, tiêu biểu cho nền văn hóa Khmer khu vực phía Nam. Được xây dựng 1877, là một quần thể kiến trúc gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp đựng hài cốt, am… Chính điện là tòa nhà thờ chính trong chùa, nằm ở vị trí trung tâm khuôn viên trên nền cao 1,5 mét, được chia làm nhiều cấp bậc và có hành lang bao xung quanh. Bên trong chùa có một bàn thờ lớn đặt một tượng Phật lớn thờ chính giữa vô cùng uy nghi. Trên các vách tường được trang trí bằng nhiều bích họa với nhiều màu sắc khác nhau rất lộng lẫy. Khuôn viên chùa rất rộng lớn, mang đậm hơi hướng văn hóa dân tộc Khmer, nơi đây không những đẹp và lộng lẫy mà còn mang đến cho du khách những cảm giác lạ thường, mới mẻ khi bước vào khu chùa này.
Khi vào chùa, khách thăm viếng phải bỏ mũ nón, đi chân không,… Chùa là nơi thể hiện rõ nét những tập tục, rõ nét hơn cả là lòng hiếu khách của con sóc – điều mà khách du lịch rất được vui lòng những khi một lần ghé đến cũng như những bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer Nam Bộ.
Chùa Thiên Mụ (Huế)
Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ, tọa lạc trên ngọn đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, các trung tâm TP Huế 5km về phía tây. Chùa được xây dựng từ năm 1601, thuộc triều Nguyễn
Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền… mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa.
Một điểm nhấn độc đáo của ngôi chùa chính là tháp Phước Duyên, nằm phía trước chùa được xây dựng năm 1844, cao 21m gồm 7 tầng. Tháp là một công trình kiến trúc độc đáo, là biểu tượng tiêu biểu cho kiến trúc chùa Thiên Mụ, để khi người ta đến Huế, đó là điều đầu tiên khiến người ta nhớ mãi không quên.
Toàn thể khung cảnh chùa Thiên Mụ không chỉ có tháp Phước Duyên mà còn có điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm, cùng các bia đá, chuông đồng rất quý giá và có giá trị về lịch sử, văn hóa.
Thiền Viện Trúc Lâm (Đà Lạt)
Thiền Viện Trúc Lâm là một thiền viện thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử, cách trung tâm Đà Lạt 5km, gần hồ Tuyền Lâm thơ mộng, xanh biếc, tọa lạc trên ngọn núi Phụng Hoàng. Thiền Viện Trúc Lâm như tách biệt hẳn khỏi thành phố Đà Lạt nhộn nhịp, tấp nập, phong cảnh nơi đây vô cùng yên bình, nhẹ nhàng và trữ tình bởi sự hữu tình của nước non và những đồi thông. Thiền Viện là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm ý nghĩa “nhà Phật”, được xây dựng trong những năm 1993 – 1994, để đến được thiền viện phải leo lên 140 bậc thang, hai bên là những rặng thông xanh ngát dẫn đến cổng tham quan vào chánh điện. Từ trên chính điện nhìn xuống là hồ Tuyền Lâm, phong cảnh ở đây rất đẹp, hồ nước trong xanh in bóng rặng thông bên đồi Thanh Lương Bên dưới lưng chừng đồi, gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh mát. Đây là nơi những phụ nữ đến xin tập tu ngắn hạn tại thiền viện. Phía trước nhà là rừng trúc xanh tươi. Đứng trước sân nhà có thể thấy đỉnh núi voi phục soi bóng xuống hồ Tuyền Lâm hùng vĩ.
Chính vì những nét độc đáo của ngôi chùa này cũng phong cảnh vô cùng lãng mạn, hữu tình, đặc trưng của khí hậu Đà Lạt mà mỗi năm, vào dịp lễ tết, nơi đây lại thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và chụp ảnh, cùng mua những món quà lưu niệm được làm từ trái thông.
Chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính được biết đến là một quần thể chùa lớn, có nhiều kỷ lục châu Á như: Chùa có tượng Phật lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất Châu Á, chùa có tượng Di Lặc lớn nhất Đông Nam Á,..Đây là ngôi chùa sở hữu nhiều kỉ lục lớn tầm quốc gia và khu vực của Việt Nam, chính vì vậy mà nó trở thành điểm thu hút khách du lịch đến đây tham quan rất lớn.
Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha, bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, các khu vực như: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đỗ xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh… vẫn đang được tiếp tục xây dựng.
Chùa Bái Đính là một trong những quần thể chùa cổ đượcxây dựng nối tiếp trong 3 triều đại: nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý.
Trong khu quần thể này, bạn không chỉ được tham quan chùa, mà còn có nhiều di tích khác như Giếng Ngọc, Đền thờ Thánh Nguyễn, Đền thờ Thần Cao Sơn, Hang Sáng, Hang Tối. Với rất nhiều những kiến trúc độc đáo, hấp dẫn.
Chùa Một Cột (Hà Nội)
Nhắc đến Hà Nội, nhắc đến những ngôi chùa, điều đầu tiên người ta nghĩ ngay đến chính là chùa Một Cột bởi kiến trúc vô cùng độc đáo, ấn tượng của nó. Chùa mang hình dáng của một tượng đài bông sen đang nở rộ với điểm tựa duy nhất chính là cái cột chính giữa. Ngôi chùa bằng gỗ, bên trong có thờ tượng Phật Bà Quan Âm. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay. Cạnh chùa Một Cột ngày nay còn có một ngôi chùa có cổng tam quan, với bức hoành phi ba chữ “Diên hựu tự”, nguyên là công trình được dựng lần đầu tiên năm 1049, để mở rộng quy mô cho chùa Một Cột trong việc thờ cúng, tụng kinh Phật và sinh hoạt của các tăng ni (trong quần thể chùa Diên Hựu lúc đó). Chính vì sự độc đáo có một không hai này mà chùa Một Cột trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng cho Việt Nam, được in trên mặt sau của đồng 5000.
Chùa Linh Ứng (Đà Nẵng)
Chùa Linh Ứng là một trong 3 ngôi chùa cùng tên nổi tiếng ở Đà Nẵng, nằm trên Bãi Bụt, thuộc bán đảo Sơn Trà. Cả ba đều có vị trí đắc địa, hướng ra biển, xung quanh là phong cảnh vô cùng tuyệt đẹp, thơ mộng. Tại cổng chính của của chùa có hai câu ” Linh Ứng sở cầu như ý nguyện Sơn Trà Bãi Bụt thật hiển linh”.
Từ trung tâm thành phố, du khách có thể đi qua cầu sông Hàn rồi rẽ trái hoặc theo hướng cầu Thuận Phước khoảng 10 km về hướng đông bắc là tới. Chùa tọa lạc tại vị trí rất đẹp, trên một ngọn đồi ở độ cao gần 700 m, sau lưng là cánh rừng nguyên sinh và hướng mặt ra biển. Nơi đây còn được biết đến là nơi cầu nguyện rất hiển linh, vì vậy mà mỗi dịp tết đến, du khách lại đổ về đây tham quan, cầu nguyện và tận hưởng phong cảnh vô cùng tuyệt vời nơi đây.
Có thể bạn thích: