Hành trang của một phượt thủ chỉ áo quần, ví tiền thôi là chưa đủ, cần phải có một ” người bạn” dẫn lối ta đi và tiếp thêm sức mạnh khi ta mệt mỏi.
Lên Đường Với Trái Tim Trần Trụi – Tôi Là Một Con Lừa
Một cô gái trẻ có sự nghiệp ổn định là giảng viên tại khoa kinh tế, Đại học Amsterdam, Hà Lan, công việc mà nhiều người hằng mơ ước lại đột ngột từ bỏ tất cả chỉ để thỏa cái sự đi đây đi đó, khám phá thế giới của bản thân.
Hơn thế nữa, cô gái này thật sự khiến tôi nghẹt thở, đi hết bất ngờ này đến ngạc nhiên khác với chính những trải nghiệm của cô. Bạn thử tưởng tượng mà xem, chỉ để được ngắm nhìn cá mập trắng – hung thần của biển xanh mà cô gái này sẵn sàng cho mình vào chiếc lồng sắt rồi thả mình xuống Hẻm Cá Mập để làm mồi. Chuyện đấy vẫn chưa thấm tháp gì so với cuộc săn lùng các nghĩa địa tại thành thố Cristobal Colon. Nhưng với tôi, đáng sợ nhất vẫn là cái lần cô thả mình rơi tự do từ độ cao 160 mét xuống thác Maletsunyane tại Queenstown nơi được mệnh danh là xích đu cao nhất thế giới.
“CÁ TÍNH”. Tôi thốt lên như một phản xạ tự nhiên khi nghĩ về cô gái này. Rất chuẩn xác khi dùng 2 từ này để nói về Phương Mai- chính là cô gái mà tôi đang nhắc tới và cô cũng chính là tác giả của cuốn sách “Tôi là một con lừa”.
Quyển sách này như một ngọn đuốc sẽ tiếp thêm động lực cho những ai đang phân vân giữa những sấp giấy văn phòng và tiếng gió ngàn trên cao nguyên lộng gió, đi hay là dừng lại!.
Phương Đông lướt ngoài cửa sổ
Đọc xong cuốn sách, hẳn trong lòng nhiều người cuộn trào nỗi khao khát đeo hành lý và nhảy lên con tàu nào đó, nếm trải cuộc sống bao la.
Nhận xét về cuốn sách trên báo chí:
– “Một trong những cuốn sách thú vị nhất tôi từng đọc.., với những chi tiết cực kỳ hài hước”, Angus Wilson, nhà bình luận của tờ Observer.
– “Paul Theroux đã mang đến cho chúng ta một chuyến lãng du tuyệt vời”, William Golding, tác giả Chúa Ruồi, giải Nobel Văn học 1983.
– “Theroux đã khởi xướng cho cuộc bung nở của thể loại du ký hiện đại với Phương Đông lướt ngoài cửa sổ, cuốn sách thành công lớn lao và vang dội, ghi lại cuộc hành trình dài 40 nghìn cây số xuyên châu Á của ông”, Jennifer Schuessler, The New York Times, 2008.
– “Theroux đã đóng góp vào sự hồi sinh của thể loại du ký với Phương Đông lướt ngoài cửa sổ, nâng thể loại thiếu sinh khí này ra khỏi chốn ẩn mình cô độc, đem cho nó một giọng chì chiết và gay gắt, đưa nó lang thang qua những trải nghiệm của con người đa dạng đến kỳ lạ”, Jason Goodwin, The New York Times, 2010.
Paul Theroux sinh ngày 10/4/1941 tại Medford, Massachusetts, Mỹ, trong một gia đình có 7 anh em. Suốt những năm tháng tuổi trẻ, ông đi nhiều nơi như Italy, Malawi, Uganda, Singapore, đến năm 30 tuổi mới cùng vợ con định cư ở London. Nhưng cuộc đời ông đã được quyết định trong chính những năm tháng sống và dạy học ở Châu Phi đầy sôi động: ông trở thành nhà văn. Không phải nhà văn của những bí ẩn nội tâm, mà nhà văn của những chuyến đi, của những con người và vùng đất xa xôi.
Tony Buổi sáng.
Đây là tập hợp những bài viết được ưa thích trên Facebook của Tony Buổi Sáng. Nhưng khác với một tập tản văn thông thường, nội dung các bài được chọn lọc có chủ đích, nhằm chuẩn bị về tinh thần, kiến thức…cho các bạn trẻ vào đời. Những bài viết của Tony sinh động, thiết thực, hài hước và xuất phát từ cái tâm trong sáng của một người đi trước nhiều kinh nghiệm. Đây cũng là những chiêm nghiệm khi những phượt thủ mệt mỏi, nằm giữa một cánh đồng và suy nghĩ về những triết lý ẩn sâu trên từng trang giấy.
Chân Đi Không Mỏi – Hành Trình Đông Nam Á
Đây là những trải nghiệm tinh tế, giàu cảm xúc và tràn đầy sức sống của một tâm hồn tự do trên khắp các vùng đất Đông Nam Á. Từng trang sách sẽ “mê hoặc” người đọc trong cảm giác tưởng chừng như cái nắng cháy da trên đảo Koh Samui (Thái Lan) đang đốt trên cánh tay, bình minh trên đỉnh Ramelau (Đông Timor) đang chiếu ngời khuôn mặt, những ánh tàn cuối ngày của Kuta (Bali, Indonesia) vẫn còn nhuộm vàng mặt biển, hay tưởng như những đàn cá mập dưới đáy biển Sipadan (Sabah, Malaysia) vẫn đang kiêu kỳ rẽ nước ngay trên bình dưỡng khí lặn, rồi còn những khi lái thuyền lao thẳng vào một ghềnh nước trên sông Nam Tha (Luang Nam Tha, Lào), rồi những đêm uống bia trên bãi biển El Nido (Philippines,)…
Ở quyển sách này mười nước Đông Nam Á, với những vẻ đẹp tiềm ẩn và nét đáng yêu sẽ khiến bạn phải vác balo quyết định đi ngay 10 nước để thỏa thích thú.
Ta balo trên đất Á
“Hầu hết mọi người đều thích du lịch, và hầu hết người trẻ đều thích du lịch bụi. Nhưng làm thế nào để có thể đi? Nếu bạn đang tự hỏi câu đó, thì tôi có tin mừng cho bạn: du lịch bụi không phải là chế tạo tên lửa. Nó dễ thôi, và không tốn nhiều tiền như ta tưởng.” Một trong những điểm đặc biệt khác cần ghi nhận ở cuốn sách này, đó là góc nhìn rất thực tế và khách quan của tác giả. Là một phượt thủ, một kẻ yêu xê dịch, sống để được đi, nhưng Rosie Nguyễn không hề cực đoạn khi nói về phượt, không cường điệu, không tô vẽ. Và Ta ba lô trên đất Á ra đời để giúp những bạn rẻ rong ruổi trên những cung đường mà không bỡ ngỡ bởi những khó khăn tưởng chừng như đơn giản đó..
Quá trẻ để chết: Hành trình nước Mỹ
Đây là hành trình đơn độc của tác giả – một cô gái Việt trẻ đi xuyên nước Mỹ từ Bờ Đông sang bờ Tây. Hành trình du lịch bụi của cô trải dài trên 20 bang, kéo dài suốt sáu tháng liên tiếp.Đó là chuyến đi để khám phá thế giới bên trong của những người Mỹ bình thường, dù có thể chỉ là một phần của thế giới ấy. Đó cũng là hành trình khám phá những vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của thế giới – của thiên nhiên nước Mỹ, và của tâm hồn con người trong những hình thức thăng hoa khác nhau của nó.
Đây là quyển sách giúp bạn nhận ra sức mạnh của chính bản thân mình, vượt qua những khó khăn có lúc tưởng chừng cận kề cái chết cô gái đã đi xuyên nước Mỹ, quên đi những nỗi đau…để sống một cách đúng nghĩa. Bởi, khi còn trẻ, người ta có rất nhiều thời gian và cơ hội để sống, thử, sai lầm, học hỏi và lớn lên từ sai lầm đó.
Có thể bạn thích: