Cry it out – được hiểu là phương pháp để bé khóc chán rồi sẽ thôi – đây là ý tưởng bắt nguồn từ những năm 1880 khi y học phát hiện ra bệnh truyền nhiễm và vi khuẩn. Khi đó người ta tin rằng tốt nhất nên hạn chế sờ, chạm vào trẻ sơ sinh. Bài viết này sẽ chỉ ra 6 tác hại khủng khiếp mà phương pháp luyện ngủ Cry it out đối với trẻ nhỏ để các bố mẹ tránh mắc phải sai lầm này nhé !
Trẻ mất niềm tin, có xu hướng ích kỉ, không chia sẻ, không tin tưởng ai
Erik Erikson đã chỉ ra, năm đầu đời là thời điểm nhạy cảm để thiết lập cảm giác tin tưởng. Khi nhu cầu của trẻ được đáp ứng, trẻ tin rằng thế giới này là nơi đáng tin cậy, có người hỗ trợ trẻ (bố mẹ, người thân), bản thân trẻ có giá trị vì được đáp ứng nhu cầu. Khi bố mẹ lờ đi nhu cầu của trẻ, trẻ dần mất lòng tin vào mối quan hệ và thế giới xung quanh.
Sự liên kết tế bào thần kinh bị hủy hoại
Khi trẻ khóc hoặc buồn phiền, hệ thần kinh của trẻ bị tác động, khi đó hormone cortisol được tiết ra. Đây là hooc-mon giết chết các nơ-ron thần kinh một cách dần dần.
Một em bé sơ sinh chào đời đủ ngày đủ tháng (40-42 tuần), não bộ mới chỉ phát triển 25% và hứa hẹn sẽ phát triển nhanh mạnh thêm sau khi chào đời. Tròn 1 tuổi, não bộ của trẻ phát triển lớn gấp 3 so với lúc sơ sinh. Cần biết rằng kích thước bộ não sau năm đầu này là yếu tố quan trọng quyết định trí thông minh của trẻ. Ai biết rằng trong năm đầu đời đó, có bao nhiêu nơ-ron thần kinh trong não bộ trẻ không được kết nối, thay vì đó bị giết chết bởi chính bố mẹ. Bởi bố mẹ làm ngơ khi trẻ khóc, trẻ cần đáp ứng nhu cầu.
Trẻ giao tiếp kém, không hạnh phúc và ít thành công trong cuộc sống
Khi bố mẹ đáp ứng nhu cầu của trẻ, vỗ về trẻ khi trẻ sợ hãi, cơ thể trẻ từ trạng thái lo lắng chuyển sang cân bằng. Trẻ sẽ học được cách tự điều chỉnh cảm xúc từ đó. Trẻ khóc và được bố mẹ bế lên, trong trẻ sẽ hình thành khái niệm mong đợi được dỗ dành. Ngược lại nếu để trẻ khóc một mình, dĩ nhiên dần dần trẻ sẽ tự nín khóc, nhưng là nín khóc trong trạng thái tuyệt vọng. Từ lần sau, trẻ thấy tiếng khóc của mình vô nghĩa và đó không còn là cách giao tiếp hiệu quả nữa.
Người ta lầm tưởng trẻ tự ngủ sẽ trở nên độc lập hơn
Sự thực là trẻ chỉ có thể lớn lên độc lập nếu khi còn nhỏ, nhu cầu của trẻ được đáp ứng.
Với những chứng cứ rõ ràng từ Khoa học thần kinh, tiến sĩ y khoa Darcia Narvaez khẳng định: Để trẻ tự khóc rồi tự ngủ là một thói quen sẽ tổn hại trẻ và những mối quan hệ của trẻ về lâu dài. Thậm chí để trẻ khóc mà không dỗ nín sẽ khiến trẻ kém thông minh hơn, kém khỏe mạnh hơn, thay vào đó trẻ bất an nhiều hơn và sau này khó hòa nhập cũng như hợp tác tốt với cộng đồng.
Trẻ sẽ luôn “đói” tình thương và cảm thấy bất an
Sự thật là nếu bố mẹ có thói quen đáp ứng nhu cầu của trẻ nhỏ trước khi trẻ tuyệt vọng, dỗ trẻ trước khi trẻ khóc to sẽ là những bố mẹ có con tự lập và thành đạt hơn nhóm bố mẹ hành động ngược lại. Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh, một khi sự tuyệt vọng, uất ức trong trẻ dâng trào, sẽ rất khó cho bố mẹ trấn an cũng như khiến trẻ bình tĩnh trở lại. Đây là sự lý giải tại sao nếu bố mẹ để trẻ khóc lâu rồi mới đến vỗ về, trẻ sẽ khóc nấc hoặc thậm chí khóc to hơn. Dân gian thường gọi hiện tượng này là “trẻ hờn”.
Sức khỏe trẻ kém hơn
Khi bị để mặc cho khóc thoải mái, trẻ sẽ bị rối loạn phản ứng với stress, căng thẳng. Rối loạn này không chỉ xảy ra trong não bộ trẻ mà còn xảy ra trong toàn bộ cơ thể thông qua dây thần kinh phế vị – dây thần kinh ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể (như hệ tiêu hóa). Nếu trẻ bị đau buồn kéo dài, không được bố mẹ đáp ứng nhu cầu, dây thần kinh này sẽ hoạt động kém, gây ra các rối loạn khác nhau như ruột kích thích.
Có thể bạn thích: