Chữa bệnh, cứu người là 1 trong sứ mệnh thiêng liêng nhất của bác sĩ. Hãy để TopChuan.vn giúp bạn điểm qua 10 danh y có đóng góp to lớn cho nền Y học thế giới.
Bác sĩ Joseph Lister – Cha đẻ của thuốc sát trùng
Năm 1861, Joseph Lister được bổ nhiệm làm bác sĩ phẫu thuật tại bệnh xá Hoàng gia Glasgow. Ở đây, ông nhận thấy có đến 45% – 1/2 bệnh nhân bị chết do nhiễm trùng vết thương. Joseph Lister dựa vào lý thuyết của Louis Pasteur cho rằng nhiễm trùng là do vi sinh vật, ông đã sử dụng Acid Carbolic (phenol) để khử trùng dụng cụ giải phẫu và làm sạch vết thương. Kết quả là tỷ lệ tử vong trong các ca phẫu thuật của ông đã giảm đáng kể nhờ thuốc sát trùng này.Nhờ đó mà vai trò của chất sát trùng trong kiềm chế bệnh lây nhiễm mới được nhận thức 1 cách đầy đủ. Đây là mốc lịch sử quan trọng đồng thời là 1 trong những nỗ lực sớm nhất để kiểm soát và khống chế nhiễm trùng ngoại khoa.
Bác sĩ Rene Laennec – Phát minh ra ống nghe
Rene Laennec sinh năm 1781, tại nước Pháp, được xếp hạng thứ 52.065 trên thế giới và thứ 61 trong danh sách Bác sĩ nổi tiếng. Ông đã phát minh ra ống nghe trong lần chăm sóc cho một bệnh nhân thừa cân mà nhịp tim không thể nghe thấy hay cảm nhận được, ông phát minh ra một công cụ để khuếch đại music nhịp tim đập, đó chính là chiếc ống nghe. Nhờ có ống nghe do Rene Laennec phát minh giúp việc chuẩn đoán,việc khám bệnh đạt hiệu quả cao hơn.
Bác sĩ Frederick Banting – Phát hiện ra hormon Insulin
Frederick Banting là một bác sĩ đồng thời là nhà Vật Lý học và Sinh Lý học người Canada. Ông đã khám phá ra hormon tuyến tụy Insulin, dùng trong điều trị cho bệnh đái tháo đường. Ông sinh ra tại Alliston (Ontario) và từng học tại trường Đại học Toronto. Từ năm 1921 – 1922, ông cùng với John Macleod (nhà sinh lý học người Scotland) và cộng sự là Charles Best khám phá ra Insulin. Năm 1923, ông được trao giải Nobel Y học cho sự khám phá to lớn ấy.
Bác sĩ Elizabeth Blackwell – Nữ giáo sư sản khoa đầu tiên
Elizabeth Blackwell sinh ra tại Bristol (Anh), sau đó gia đình bà di cư sang Hoa Kỳ ở Cincinnati, bang Ohio. Từ khi còn bé, với tấm lòng nhân hậu bà luôn hy vọng ước ao được học nhiều hơn về ngành Y để hiểu hơn về các bệnh thường gặp nhằm giúp đỡ mọi người xung quanh. Blackwell là người phụ nữ đầu tiên được trao bằng y khoa ở Bắc Mỹ (1849) hơn thế, bà còn là người đỗ đầu lớp. Đây là việc chưa từng xảy ra trong lịch sử y khoa từ trước đến thời điểm đó.Năm 1869, Elizabeth Blackwell đã giúp tổ chức hội Y tế Quốc gia (National Health Society) ở London (Anh) trong hoạt động khám và chữa bệnh miễn phí cho người nghèo cũng như thành lập trường Y khoa dành cho phụ nữ ở London (London School of Medicine for Women). Đến năm 1875, bà được bổ nhiệm làm giáo sư sản khoa đầu tiên là nữ giới ở trường Y khoa Nhi đồng London.
Bác sĩ Henry Gray – Đặt nền tảng cho ngành giải phẫu
Tiến sĩ Bác sĩ Henry Gray là một nhà giải phẫu học người Anh. Ông chính là tác giả của cuốn sách Gray’s Anatomy (Giải phẫu Gray) đặt nền tảng cho ngành khoa học giải phẫu. Khi mới 25 tuổi, ông được bầu là Ủy viên hội Hoàng gia đồng thời là người phụ trách giải phẫu tại bệnh viện St. George’s Hospital (Anh). Năm 1861, ông là ứng viên chính cho chức trợ lý bác sĩ phẫu thuật, nhưng thật không may ông mắc bệnh đậu mùa khi chăm sóc cho một bé trai và qua đời khi mới 34 tuổi.
Bác sĩ Charles Drew – Tìm ra cách tách và bảo quản huyết tương
Charles Drew – bác sĩ người Mỹ gốc Phi là người tìm ra cách tách và bảo quản huyết tương. Phát hiện này tạo nền tảng để có thể thành lập các ngân hàng máu có vai trò quan trọng trong suốt cuộc Chiến tranh thế giới lần II (1939 – 1945). Chính ông đã tạo ra các ngân hàng máu đầu tiên, cứu sống hàng nghìn trong cuộc chiến mất mát lớn nhất lịch sử đó.
Bác sĩ Edward Jenner – Cha đẻ của vắc – xin
Nhiều người nghĩ rằng Louis Pasteur mới là cha đẻ của văcxin vì ông nổi tiếng với việc tìm ra vi khuẩn, sự nhiễm trùng và chế tạo ra vắc – xin phòng bệnh dại. Tuy nhiên trên thực tế, công lao này thuộc về Edward Jenner – một bác sĩ danh dự trong hội Hoàng gia London, ông đã khẳng định hiệu quả của vắc – xin trong phòng chống bệnh tật cho con người trước khi nhân loại biết đến sự “lưu trú” của virus và vi khuẩn. Lịch sử y học thế giới đã ghi nhận đóng góp của Edward Jenner trong việc tạo ra vắc – xin giúp bảo vệ hàng tỷ người trên khắp trái đất. Hiện nay, toàn thế giới đều công nhận cách phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc – xin. Thành tựu y học này giúp rất nhiều người trên thế giới tránh khỏi cái chết từ những ải dịch với quy mô lớn.
Có thể bạn thích: