Top Chuẩn

Tổng hợp danh sách TOP CHUẨN nhất Việt Nam

  • Trang chủ
  • Mã Giảm Giá
    • Mã giảm giá Shopee
    • Mã giảm giá Lazada
    • Mã giảm giá Sendo
    • Mã giảm giá Yes24
    • MGG Nguyễn Kim
    • Mã giảm giá Mytour
    • Mã giảm giá Vntrip
    • Mã giảm giá Klook
    • MGG FPT Shop
    • Mã giảm giá Lotte
    • Mã giảm giá Juno
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
  • Shop
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Đặc sản
  • Làm đẹp
  • Mua Sắm
  • Thời trang
  • Sức khỏe
  • Bài văn
  • Giải trí
    • Phim
    • Thể Thao
  • Tổng hợp
Home › Khác › Top 7 Biện pháp quản lý khi trẻ ồn ào, mất trật tự mà cô giáo mầm non nên biết

Top 7 Biện pháp quản lý khi trẻ ồn ào, mất trật tự mà cô giáo mầm non nên biết

5 Tháng Chín 2019

Ồn ào, mất trật tự, chạy nhảy lung tung là hiện trạng của hầu hết các lớp mầm non hiện nay khiến cô giáo đau đầu. Đôi khi vì thế mà các cô cũng chẳng thể làm xong những phần việc của mình như: dọn dẹp lớp, chuẩn bị thức ăn,… và những biện pháp quản lý khi trẻ ồn ào, mất trật tự mà cô giáo mầm non nên biết, có thể sẽ giúp ích.

Cho trẻ thi đua

Thường thì trẻ nhỏ rất thích được khen thưởng, vậy nên các cô hãy nắm bắt tâm lý này để giữ trật tự cho lớp. Theo ý kiến của một vài cô giáo thì với cách làm này có thể thực hiện như sau: Cô giáo chia trẻ thành 3 tổ và cho các tổ thi đua im lặng, giữ trật tự. Tổ nào im lặng lâu nhất sẽ được bé ngoan. Tuy 1-1 giản nhưng khá hiệu quả và đã được rất nhiều các cô giáo áp dụng.

Cho trẻ thi đua

Tìm cách để trẻ tập trung đến cô

Thu hút trẻ bằng các câu lệnh hoặc tiếng gõ thước thật mạnh để trẻ tập trung chú ý đến cô, sau đó cô có thể kể một vài câu chuyện cho trẻ nghe hoặc tổ chức trò chơi cho trẻ chơi. 

Chẳng hạn:

Vỗ trống lắc cho tất cả chú ý, cô nói ” bé ngoan”, tập cho trẻ nói ngồi đẹp. Khi trẻ chưa tập trung thì yêu cầu tất cả nhắc lại to hơn. 

Tìm cách để trẻ tập trung đến cô

Muốn trẻ im lặng lắng nghe thì phải hoạt động với trẻ

Không có việc gì làm thì đương nhiên bé phải chạy nhảy, nói chuyện, đùa nghịch rồi. Chính vì thế, các cô giáo đừng để các bé “rảnh”, hãy cho bé hoạt động vận động liên tục để các bé không có thời gian rãnh rỗi. Cô có thể lấy màu, giấy cho bé tô vẽ, bé chán rồi thì lại cho bé đi đội hình (xếp hàng, đi vòng tròn, hình chữ u, rồi xếp hàng,….), 1 ->2 tuần đầu cô phải hướng dẫn bé, về sau khi bé đã quen thi cô giáo chỉ cần ra ẩn tay thì bé sẽ thực hiện theo đội hình cô ra dấu, vừa tập cho bé nề nếp, vừa giữ lớp im lặng, và cô cũng có thể làm những việc của cô.

Bên cạnh đó, các hoạt động trò chơi, âm nhạc, chuyện kể, mỹ thuật cũng là những cách khá hay để ổn định trật tự lớp mầm non. Trong lúc rãnh rỗi, cô có thể một câu chuyện thú vị nào đó thu hút trẻ, hay cùng hát với trẻ những ca khúc đã từng học, hoặc chuẩn bị giấy vẽ để trẻ thỏa thích vui chơi cùng bút màu, rồi thì tập nặn trong lúc cô rời lớp.

Muốn trẻ im lặng lắng nghe thì phải hoạt động với trẻ

Dùng cách nói khẳng định

Trẻ dễ tiếp thu cách nói “Làm…” ( tức là chỉ dẫn ) hơn là “Đừng” hay “ không được…” ( tức là ngăn cấm ). Những yêu cầu “ đừng…” hay “ không được…” tuy là cho trẻ biết điều không được làm nhưng lại không giải thích cho trẻ biết nên làm thế nào thay cho hành vi không được thích hợp đó. Do đó, nói chung nên bảo trẻ nên làm thế nào (“nói nhỏ thôi” ) hơn là bảo chúng đừng làm gì (“đừng hét lên” ). Và đối với việc quản lý lớp để trẻ không mất trật tự, không gây ồn ào cũng vậy, cô giáo đừng bảo “không được nói chuyện nữa” hay “cấm các em nói chuyện” và hăm bắt nạt trẻ bằng các cách khác nhau, chỉ cần bảo các em nên làm gì một cách tôn trọng song song với nghiêm khắc với trẻ, nghiêm khắc với cả chính bản thân mình về vấn đề kỉ luật, nề nếp của lớp bạn chắc chắn sẽ khác! 

Dùng cách nói khẳng định

Tạo thói quen làm theo hiệu lệnh

Việc tạo nền nếp cho trẻ là vô cùng quan trọng. Ngay từ đầu năm học các cô cần tạo thói quen khi nghe hiệu lệnh của cô (xắc xô, hoặc cô vỗ tay vài lần, hoặc tiếng 1 dụng cụ âm nhạc nào đó vang lên – cần cố định từ đầu năm) thì cả lớp cần trật tự lắng nghe cô.

Tạo thói quen làm theo hiệu lệnh

Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp

Đôi khi lớp quá ồn, khiến các cô cảm thấy bế tắc, mệt mỏi, la hét nhiều nhưng chẳng hiệu quả. Vậy tại sao không thử tìm kiếm nguyên nhân vì sao trẻ ồn và đưa ra giải pháp thích hợp, tùy từng trường hợp. Theo như cách này thì cô đừng làm gì cả hãy lặng nhìn và quan sát xem điều gì khiến các con phấn khích vậy? Và tìm cách thu hút. 

Chẳng hạn: nguyên nhân khiến lớp ồn ào mất trật tự đến từ một số trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm. Để khắc phục, cô giáo nên chú ý quan sát và chọn ra những trẻ hiếu động nhất cho ngồi gần mình để dễ quản lý. Đôi khi đây cũng là một cách hiệu quả để cô rèn luyện tính nề nếp cho lớp học.

Hay một trường hợp khác: các bé tranh giành đồ chơi dẫn đến ồn ào và với trường hợp này, cô giáo có thể giải quyết như sau, để tránh làm tác động đến các trẻ khác trong lớp.

  • Cách 1: Cô tới bên 2 bé hỏi nguyên do vì sao các con lại cãi nhau, tranh giành nhau. Sau đó, cô hãy thật nhẹ nhàng khuyên bảo 2 bé rằng: ”Chúng mình chơi với nhau thì phải biết nhường nhịn nhau chia sẻ với nhau, thế mới là bạn tốt các con ạ!”, rồi cô có thể ngồi cạnh 2 bé và chơi cùng với 2 bé.
  • Cách 2: Cô lại gần 2 bé và dỗ dành các con đang chơi trò gì vậy? Sau đó gợi ý rằng, cô có thể chơi chung với các con không và hướng dẫn các bé một trò chơi 1-1 giản chẳng hạn như đố về màu sắc của xe và các bộ phận của xe nhưng 2 bé sẽ phải oẳn tù tì trước để phân định ai thắng sẽ được cầm ô tô chỉ và hỏi bạn và nếu bạn đoán đúng sẽ đổi chỗ cho nhau và cô sẽ giữ vai trò là trọng tài. Khi các con đã có thể vui vẻ trở lại thì 2 bé sẽ tự chơi.
  • Cách 3: Cô nên nhẹ nhàng hỏi xem các con đang chơi trò gì mà lại tranh giành nhau một thứ đồ chơi như vậy. Sau đó, cô hãy xoa đầu trẻ và nói với các con không nên tranh giành nhau như thế, nên nhường nhịn, đoàn kết 2 bạn cùng chơi, như vậy thì trò chơi cũng sẽ được vui hơn và như thế thì các con mới được cô giáo, ông bà, bố mẹ yêu quý, các bạn cũng sẽ cùng chơi với 2 con.

Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp

Cô giáo là tấm gương sáng cho trẻ

Với trẻ, cô không nên nói to, không nên hét lên để nhắc trẻ trật tự. Lớp mất trật tự cô mời cả lớp đi ra ngoài, đứng xếp hàng và đi vào lớp trật tự. Cô muốn các con nói nhỏ thì cô cần là người làm gương trước tiên. Cô muốn các con trật tự trong giờ học thì cô không buôn chuyện khi dạy trẻ. Nếu có việc quan trọng cần trao đổi với nhau thì cô nên xin lỗi trẻ sau khi trao đổi xong. Muốn trẻ tôn trọng kỉ luật thì cô cần làm gương trước và trẻ luôn lấy cô làm tấm gương để noi theo.

Cô giáo là tấm gương sáng cho trẻ

Chia Sẻ Bài Viết Với Bạn Bè
TwitterFacebookLinkedInPin It

Có thể bạn thích:

Mã giảm giá Shopee Mới Nhất

[coupon so_luong="3" nha_cung_cap="60826" xem_them_url="https://topchuan.com/ma-giam-gia-shopee/"]

Danh Mục: Khác Từ khóa: hay nhất

Bài viết mới nhất

  • Top 5 Trường cấp 2 (THCS) tốt nhất tại Long Thành, Đồng Nai
  • Top 8 Bài thơ viết về Sa Pa hay nhất
  • Top 5 Cách pha nước rửa kính xe ô tô đơn giản nhất
  • Top 6 Trường cấp 2 (bậc THCS) tốt nhất tại TP. Mỹ Tho, Tiền Giang
  • Top 7 Trường cấp 3 (bậc THPT) tốt nhất tại Bến Tre

Shop Mua Sắm

Top 6 Shop bán áo dạ nữ đẹp và chất lượng nhất trên Instagram

Top 7 Shop mẹ và bé chất lượng nhất tỉnh Bắc Giang

Top 5 Shop bán phụ kiện nail uy tín và chất lượng nhất trên Shopee

Top 5 Shop bán áo sweater đẹp nhất trên Shopee

Top 8 Shop phụ kiện cho thú cưng uy tín nhất Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Sức Khỏe

Top 5 Phòng khám đa khoa uy tín nhất tỉnh Hải Dương

Top 5 Phòng khám đa khoa uy tín nhất tỉnh Hưng Yên

Top 5 Phòng khám Đông y uy tín nhất tỉnh Kon Tum

Top 5 Phòng khám Đông y uy tín nhất tỉnh Quảng Trị

Top 5 Nhà thuốc uy tín nhất quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Du Lịch

Top 5 Dịch vụ thiết kế nhà hàng, quán cafe tốt nhất tỉnh Hưng Yên

Top 5 Resort, homestay tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội được yêu thích nhất

Top 4 Công ty du lịch uy tín nhất tỉnh Vĩnh Phúc

Top 5 Resort sang chảnh nhất tại Việt Nam do độc giả du lịch bình chọn

Top 5 Địa điểm vui chơi Hạ Long hút khách nhất

Copyright © 2025 · Magazine Pro Theme On Genesis Framework · WordPress · Log in

↑