Những năm gần đây, hệ thống cảng biển ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ, với mục tiêu mũi nhọn trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa. Những cảng biển này là một cánh tay đắc lực, thúc đẩy nền kinh tế của nước ta phát triển và hội nhập cùng thế giới. Bạn hãy cùng TopChuan.com khám phá những cảng biển này nhé.
Cảng Quy Nhơn
Cảng Quy Nhơn nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực của nhóm Cảng biển Nam Trung Bộ. Cảng nằm trong khu vực Vịnh Quy Nhơn, được bán đảo Phương Mai che chắn, kín gió nên rất thuận lợi cho tàu neo đậu và xếp dỡ hàng hóa quanh năm. Nơi đây có thể tiếp nhận được các loại tàu đến 30.000 DWT lưu thông bình thường và tàu 50.000 DWT (giảm tải).
Với vị trí là của ngõ ra Biển Đông của khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các nước trong khu vực sông Mê Kông, Cảng Quy Nhơn nằm sát với tuyến đường hàng hải quốc tế nên rất thuận tiện cho tàu nước ngoài lưu thông. Cảng Quy Nhơn được nhiều chủ tàu, chủ hàng trong và ngoài nước biết đến với năng suất và chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu giải phóng tàu nhanh, cơ sở hạ tầng cùng trang thiết bị đủ điều kiện tiếp nhận, xếp dỡ hàng hóa siêu trường, siêu trọng.
Cảng Chân Mây
Cảng Chân Mây là một cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 của nước ta. Đây là một trong những 46 cảng biển được Hiệp hội Du thuyền châu Á lựa chọn xây dựng là điểm dừng chân cho các du thuyền ở khu vực Đông Nam Á. Cảng Chân Mây nằm ở vị trí thuận lợi giữa con đường biển kết nối Singapore, Philippines và Hong Kong nên thuận tiện trong việc tiếp nhận tàu neo đậu, xếp dỡ hàng.
Bên cạnh đó, Cảng Chân Mây còn nằm ở vị trí trung tâm của Việt Nam, giữa hai đô thị lớn nhất miền Trung: Huế và Đà Nẵng, khu du lịch trọng điểm quốc gia: Cảnh Dương, Lăng Cô, Hải Vân và Vườn quốc gia Bạch Mã), và nắm vai trò là cửa ngõ hướng ra Biển Đông thuận lợi nhất cho các vùng miền khu vực Hành lang kinh tế Đông Tây.
Cảng Quảng Ninh
Cảng Quảng Ninh là cảng biển nước sâu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam, với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh cảng biển. Hệ thống đường thủy, bộ tới các vùng kinh tế lân cận đồng bộ, thuận tiện cùng các yếu tố tự nhiên như: vụng nước sâu nằm gần biển, luồng lạch ngắn ít bị sa bồi, ít bị ảnh hưởng bởi sóng gió do được Vịnh Hạ Long bao bọc,… giúp Cảng Quảng Ninh trong nhiều năm qua đã không ngừng phát triển và mở rộng. Bên cạnh đó, cảng cũng chú trọng việc đổi mới công nghệ, trang thiết bị, phương tiện hiện đại cùng việc đào tạo nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu về xếp dỡ hàng hóa, vận tải và kinh doanh kho bãi, các dịch vụ hàng hải khác.
Cảng Đà Nẵng
Với lịch sử 115 năm xây dựng và phát triển, Cảng Đà Nẵng đến nay đã và đang chứng tỏ được vị trí quan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế trong khu vực cũng như khẳng định tầm vóc là cảng biển lớn nhất miền Trung Việt Nam. Cảng Đà Nẵng nằm trong Vịnh Đà Nẵng, có hệ thống giao thông thuận lợi đóng vai trò là một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ Logistics của khu vực miền Trung nước ta.
Cảng Đà Nẵng ngoài là cửa ngõ chính hướng ra Biển Đông thì còn được chọn là điểm đến cuối cùng trong tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, tiếp liền 4 nước trong khu vực: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng là một cảng biển có lưu lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất phía Bắc Việt Nam, với hệ thống thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng đầy đủ, không nguy hiểm và ăn nhập với phương thức vận tải, thương mại quốc tế. Cầu cảng ở đây dài 2.567 mét, diện tích kho 52.052 m2 và hàng năm có thể xếp dỡ khoảng 10 triệu tấn hàng hóa.
Tuy nhiên, do cảng có luồng sa bồi lớn nên tại đây chỉ tiếp nhận được tàu 6 Ngàn – 7.000 DWT. Theo kế hoạch của Bộ GTVT, cảng Hải Phòng sẽ được nâng cấp, hoàn thiện các trang thiết bị và xây dựng hai bến tại Đình Vũ để tàu 20.000 DWT có thể thuận tiện lưu thông, đưa năng lực thông quan lên tới 25 – 30 triệu tấn/năm.
Hiện tại, Cảng Hải Phòng gồm 5 chi nhánh và có Trụ sở chính tại số 8A Trần Phú, Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng
Cảng Dung Quất
Cảng Dung Quất là một cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Được đưa vào khai thác từ cuối năm 2008, Cảng quốc tế Dung Quất được đánh giá là một cảng thương mại hiện đại đã và đang góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào các khu kinh tế Dung Quất và khu công nghiệp lân cận.
Đây là khu bến tổng hợp, bến container cho tàu có trọng tải từ 10.000 đến 30.000 DWT và bến chuyên dùng cho công nghiệp nặng có thể tiếp nhận tàu từ 20.000 đến 70.000 DWT. Dự kiến trong tương lai, Cảng Dung Quất sẽ có thêm khu bến nữa tại Vịnh Mỹ Hàn.
Cảng Sài Gòn
Cảng Sài Gòn là một cảng biển nằm trong hệ thống Cảng biển của ngành Hàng hải Việt Nam là một cảng có sản lượng và năng suất xếp dỡ hàng đầu của Quốc gia. Nơi đây đóng vai trò là cửa ngõ trong hoạt động xuất nhập khẩu của miền Nam nước ta, bao gồm cả Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Cảng gồm các khu bến cảng tổng hợp và cảng container bao gồm:
– Cảng Hiệp Phước trên sông Soài Rạp
– Cảng Cát Lái trên sông Đồng Nai
Cảng Sài Gòn đã có kế hoạch xây dựng thêm khu bến Cần Giuộc, Gò Công trên sông Soài Rạp, thuộc tỉnh Long An và Tiền Giang với mục tiêu là khu bến vệ tinh cho các khu bến chính bên trong cảng.
Có thể bạn thích: