Dù là nam hay nữ thì mỗi chúng ta đều phải trải qua giai đoạn tuổi dậy thì. Khoảng thời gian này có rất nhiều vấn đề xảy ra và thường thì sớm hay muộn là tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người. Đối với giới tính thì dậy thì cũng có những dấu hiệu và đặc điểm khác nhau. Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu những điều cơ bản nhất về tuổi dậy thì ở nam giới hay nói cách khác là ở các bé trai.
Tại sao lông trên cơ thể lại phát triển?
Nói với bé: Con rất ngạc nhiên vì cơ thể mình ngày càng nhiều lông phải không? Nào là lông nách, lông chân, lông tay, ria mép, râu… Đừng lo, đó là dấu hiệu con đang dần trở thành một người đàn ông đó. Rất nhiều yếu tố khiến lông mọc trên các bộ phận của cơ thể nhiều hoặc ít như gen di truyền, sự thay đổi nội tiết sinh dục nam trong cơ thể, sử dụng đồ ăn, chất kích thích khiến lông mọc nhiều hơn. Nhưng dù có ít hay nhiều lông thì cũng không sao vì sự nam tính không thể dựa vào đó để đánh giá được con ạ.
Bạn cần biết rằng: Ngoài ra bạn có thể thấy với tác dụng của testosterone, sự thay đổi tiếp theo trong tuổi dậy thì ở nam giới đến nhanh chóng. Một ít lông tơ sáng màu xuất hiện ở gốc dương vật. Số lông này trở nên tối màu, xoăn và thô hơn sau đó. Sau ít năm, lông mọc ra tới đùi, rốn. Khoảng 2 năm sau khi xuất hiện lông mu, các vùng khác của cơ thể cũng phát triển lông như chân, cánh tay, dưới cánh tay, ngực và phát triển râu ở mặt. Đây là những dấu hiệu dễ thấy nhất ở tuổi dậy thì đối với con đó.
Tâm lý tuổi dậy thì thay đổi thế nào?
Nói với bé: Thường thì giai đoạn này con hay bị mất cân bằng cảm xúc, có chút bốc đồng, thể hiện cái tôi và mạnh mẽ hơn. Và chắc chắn con cũng cảm thấy các bạn nữ có sự đặc biệt và hấp dẫn hơn phải không nào? Đó là điều rất bình thường và rất tự nhiên con ạ. Sau đó con sẽ tự cân bằng được mọi thứ ngay thôi.
Bạn cần biết rằng: Ngoài thay đổi về thể chất bé còn có sự thay đổi về tính cách, suy nghĩ, tâm lý và hành vi ứng xử như là thể hiện tính độc lập hơn, muốn khẳng định mình, trái tim biết rung động, tí tuệ, tính tích hợp… nên bạn cần tiếp cận bằng cách hợp lý và khéo léo để không tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái để cùng bé bước qua giai đoạn này nhé.
Khi nào sẽ dậy thì?
Nói với bé: Tuổi dậy thì ở nam giới thường xảy ra vào giai đoạn 10 – 14 tuổi. Tuy nhiên, không có gì là bất thường nếu trẻ dậy thì sớm vào lúc 9 tuổi hoặc dậy thì muộn vào lúc 16 tuổi. Trong giai đoạn này trẻ sẽ có nhiều thay đổi về thể chất nên con hãy để ý và nhận ra những thay đổi đó nhé.
Bạn cần biết rằng: Quá trình này không diễn ra giống nhau ở tất cả mọi người. Có một số người dậy thì sớm hơn hoặc muộn hơn độ tuổi trung bình. Đây được xem là những trường hợp ngoại lệ. Nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm hay muộn là rất phức tạp. Có thể là do di truyền, bất thường hoặc bị tổn thương não (ở vùng dưới đồi, tuyến yên), tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn), hoặc do ăn uống, dùng thuốc (có chất nội tiết). Hoặc do ảnh hưởng của môi trường sống và xã hội.
Tại sao lại bị rạn da ở tuổi dậy thì?
Nói với bé: Sự tăng cân mất kiểm soát ở lứa tuổi này của con là do cơ thể có sự thay đổi về hormone nội tiết làm cơ thể phát triển nhanh về trọng lượng cơ thể lẫn chiều cao làm hình thành nên rạn da. Nhưng cũng có cách để khắc phục điều này, con đừng lo nhé.
Bạn cần biết rằng: Những vết rạn này làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ nghiêm trọng và hơn nữa, qua thời gian nó sẽ không mất đi nếu không áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Theo các chuyên gia thì tình trạng rạn da ở tuổi dậy thì là chỉ do một vài nguyên nhân, không phức tạp như ở phụ nữ mang mai, chủ yếu là do tình trạng tăng cân nhanh không kiểm soát, dẫn tới việc làm phá vỡ các liên kết dưới da hình thành nên vết rạn da.
Dấu hiệu đau tay chân khi bé dậy thì thế nào?
Nói với bé: Hầu hết ở độ tuổi của con trong giai đoạn này đều phải chịu đựng cơn đau ngày càng tăng ở chân và tay và điều này có thể là một thời kỳ khó chịu của con. Điều này chủ yếu là do xương phát triển với một tốc độ nhanh hơn nhiều so với các cơ bắp nên không sao đâu con ạ.
Bạn cần biết rằng: Dậy thì khiến cơ thể trẻ trai có sự phát triển chiều cao tăng vọt, trung bình 10,4 cm mỗi năm. Giai đoạn bắt đầu phát triển chiều cao là 10 – 16 tuổi, và tăng trưởng nhanh nhất ở giai đoạn 12 – 15 tuổi. Các trẻ trai sẽ đạt đến chiều cao của người trưởng thành ở giai đoạn 13 – 17 tuổi. Trong giai đoạn tăng trưởng chiều cao, đầu, bàn tay và bàn chân của trẻ sẽ phát triển đầu tiên. Kế tiếp trẻ sẽ phát triển cánh tay và chân, cuối cùng thân mình và vai sẽ phát triển để bắt kịp với toàn cơ thể.
Đau tăng trưởng hầu hết xảy ra ở chân và ở cả hai bên, đặc biệt ở trước đùi, phần bắp chân, hay sau gối. Cơn đau xảy ra khoảng từ 10 – 30 phút, nhưng cũng có thể lên đến vài giờ. Một số bố mẹ có thể đoán trước được cơn đau sẽ xảy ra, thường vào những ngày trẻ hoạt động nhiều hay khi trẻ mệt mỏi, khó chịu. Một vài nghiên cứu cho thấy các trẻ đau tăng trưởng có thể nhạy cảm hơn với đau so với các trẻ khác, do vậy những trẻ này cũng thường hay kêu đau đầu và đau bụng cùng lúc với đau chân.
Tại sao xuất hiện mụn trứng cá và mùi cơ thể?
Nói với bé: Có phải con bắt đầu nhận thấy đổ mồ hôi dưới cánh tay, với mồ hôi có mùi khác nhau khiến con cần phải sử dụng chất khử mùi hoặc đi tắm để tẩy hết mùi. Còn da mặt thì bắt đầu xuất hiện những chiếc mụn trên khuôn mặt của con. Tất cả đều là do sự thay đổi của các hormone trong cơ thể gây ra theo đặc trưng của giới, dần con sẽ quen thôi.
Bạn cần biết rằng: Trong giai đoạn tuổi dậy thì, các hormone tăng lên gây ra mụn ở mặt, cơ thể và các hormone cũng làm tăng sự tiết mồ hôi, gây ra mùi cơ thể nặng hơn. Kèm theo đó là các tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh dẫn đến sự xuất hiện của mụn trứng cá. Đây là 1 trong các những đặc điểm phổ biến nhất ở độ tuổi dậy thì của các bé trai.
Vì sao chiều cao lại tăng nhanh ở tuổi dậy thì?
Nói với bé: Vào tuổi dậy thì, cơ thể phát triển chiều cao nhanh là do sự tăng tiết các hormone sinh dục ở nam là testosteron. Các loại hormone này có tác dụng giúp giữ canxi, góp phần cấu tạo xương làm cho xương dài ra nhanh hơn.
Bạn cần biết rằng: Theo như các kết quả nghiên cứu thì giai đoạn phát triển và cách tăng chiều cao hiệu quả nhất đó là giai ở tuổi dậy thì từ 10 – 20 tuổi. Và sau 20 bạn bạn vẫn có thể tăng chiều cao được, nhưng sẽ khó và bị hạn chế. Chính vì thế cách để bạn tăng chiều cao hiệu quả nhất chính là thân yêu về sức khỏe và tập luyện thường xuyên. Vậy nên hãy lưu ý hơn độ tuổi này nếu bạn muốn cải thiện chiều cao cho bé nhé.
Có thể bạn thích: