Trong lịch sử thế giới đã từng tồn tại nhiều đế chế hùng mạnh, có lãnh thổ rộng lớn bao phủ nhiều quốc gia hiện đại. Chúng ta thường nhắc đến đế chế La Mã với lãnh thổ rộng lớn, thế nhưng bạn có biết từng tồn tại nhiều đế chế còn rộng lớn hơn cả La Mã? Hãy cùng TopChuan.com đón đọc Top 10 đế chế có lãnh thổ rộng lớn nhất mọi thời đại nhé.
Đế quốc Tây Ban Nha
Trơng thời kỳ chủ nghĩa đế quốc bành trướng, đế quốc Tây Ban Nha cũng là 1 trong những những thế lực đáng sợ nhất. Vào thế kỷ 15 và 16, Tây Ban Nha là nước tiên phong cho phong trào thám hiểm thế giới. Nhà thám hiểm Christopher Columbus người Tây Ban Nha đã tìm ra Châu Mỹ – được người phương Tây gọi là tân thế giới. Đây là một lục địa rộng lớn, có khí hậu tốt, đất đai màu mỡ.
Khi đặt chân đến Châu Mỹ, đế quốc Tây Ban Nha đã nhanh chóng nổ súng xâm lược các bộc lạc và tiểu quốc địa phương. Vào giai đoạn 1516-1700, đây là thời đại hoàng kim của đế quốc Tây Ban Nha khi họ chiếm được tới một nửa diện tích Châu Mỹ. Chính sự phát triển rực rỡ của đế quốc Tây Ban Nha đã khiến cho các thế lực “hàng xóm” là Anh và Pháp cũng lên đường tìm kiếm những thuộc địa mới.
Đã từng có giai đoạn đế quốc Tây Ban Nha có ý định rời cả vương triều sang châu Mỹ, cụ thể là Mexico sẽ được lựa chọn làm thủ đô mới. Dẫu vậy, việc cai quản ở Châu Mỹ dần không còn thuận lợi khi ở phía bắc, người Anh và người Pháp đã đổ bộ, còn phía nam, người Bồ Đào Nha cũng bắt đầu xâm chiếm.
Năm 1776, 13 bang bắc mỹ thuộc Anh tuyên bố độc lập, thành lập nước Mỹ. Đây là khởi đầu cho sự tan rã hệ thống thuộc địa ở Châu Mỹ. Nước Mỹ đã dần giải phóng các vùng đất bờ tây khỏi tay đế quốc Tây Ban Nha. Trong khi đó, nhiều vùng đất thuộc đế quốc Tây Ban Nha như Mexico, Argentina… cũng nổi dậy giành độc lập. Chiến tranh Tây Ban nha-Hoa Kỳ đã khiến đế quốc Tây Ban Nha không chỉ mất các vùng đất bờ tây, mà còn mất cả những thuộc địa khác ở Caribe như Cuba, và Phillippines ở châu Á.
Năm 1936, Francisco Franco đã khởi đầu cuộc nội chiến Tây Ban Nha để thành lập chính phủ phát xít, khiến cho đế quốc Tấy Ban Nha trở nên suy yếu, lệ thuộc vào các nước khác ở Châu Âu. Đến năm 1976, đế quốc Tây Ban Nha chính thức kết thúc, với những cuộc cách mạng dân chủ biến Tây Ban Nha thành một vương quốc dân chủ lập hiến như hiện nay.
Thông tin chi tiết:
- Tên tiếng Anh: Spanish Empire
- Thời gian: 1492-1976
- Khu vực địa lý: Tây Nam Âu (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha), Bắc Mỹ (miền Tây nước Mỹ), Trung Mỹ (Mexico), Nam Mỹ (Argentina, Venezuela, Colombia, Paraguay…), Đông Nam Á (Phillipines)
- Diện tích: 13,7 triệu km2
Đế quốc thực dân Pháp
Đế quốc thực dân Pháp là 1 thời kỳ chế độ của nước Pháp, nổi tiếng với chế độc thực dân. Thời kỳ đế quốc thực dân Pháp thường được chia làm 2: đệ nhất đế quốc và đệ nhị đế quốc.
Từ thế kỷ 16, trước làn sóng khám phá tân thế giới và sự trỗi dậy của đế quốc Anh, đế quốc Tây Ban Nha trong việc chinh phục châu Mỹ, Pháp cũng bắt đầu thám hiểm thế giới, chinh phục các vùng đất thuộc địa. Đế quốc thực dân Pháp bắt đầu từ việc chiếm các vùng bắc Mỹ, ngày nay là khu vực rộng lớn thuộc nước Canada mà người dân ở các vùng này (như Quebec) vẫn còn nói tiếng Pháp. Khu vực này được gọi là Tân Pháp.
Việc mở rộng thuộc địa không chỉ giới hạn ở chây Mỹ, đế quốc thực dân Pháp còn mở rộng sang cả châu Phi. Sau cuộc cách mạng đảo chính của Naponeon và cách mạng Pháp, nước Pháp bước vào thời kỳ đệ nhị đế quốc, bắt đầu đi xa hơn tới vùng viễn đông và cuối cùng đã nổ súng xâm lược Đại Việt, thiết lập thuộc địa Đông Dương tại Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia). Tại đây, Pháp thậm chí còn có nhiều xung đột với Đại Thanh – một cường quốc lúc bấy giờ, cũng như Vương quốc Anh – nước đế quốc “địch thủ” của Pháp. Trong thời kỳ đỉnh cao của mình, đế quốc thực dân Pháp có lãnh thổ thuộc địa rộng lớn thứ nhì thế giới, chỉ sau Vương quốc Anh.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp đã bị Đức xâm lược, chiếm được Paris. Nền đế quốc thực dân Pháp sụp đổ, người Pháp sau đó đã thành lập Liên hiệp Pháp thay thế. Dẫu vậy, các thuộc địa của Pháp đã giành độc lập, trong đó có Đông Dương.
Thông tin chi tiết:
- Tên tiếng Anh: French Colonial Empire
- Thời gian: 1534-1980
- Khu vực địa lý: Tây Âu (Pháp), Bắc Phi, Đông Nam Á (Đông Dương), Bắc Mỹ (Tây Bắc Canada)
- Diện tích: 13 triệu km2
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Từng là nước thuộc địa, vậy mà Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (hay còn gọi là nước Mỹ) đã giành được độc lập, vươn lên thành một đế chế mạnh mẽ, trở thành cường quốc kinh tế, quân sự số 1 thế giới thời hiện đại, và có một lãnh thổ rộng lớn. Nhắc đến Top 10 đế chế có lãnh thổ rộng lớn nhất mọi thời đại, thì chúng ta cũng không thể không nhắc đến đế chế số 1 hiện nay, đó là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Bắt đầu từ cuộc cách mạng giành độc lập từ 13 bang thuộc địa của Anh, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ban đầu chỉ chiếm phần bờ đông nước Mỹ hiện nay. Khi mới thành lập, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có tinh thần giải phóng thuộc địa khỏi chủ nghĩa đế quốc, đã mở rộng chiến tranh với đế quốc Tây Ban Nha, mở rộng lãnh thổ sang bờ tây. Nhiều vùng đất quan trọng như Los Angeles, California… đã có được trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ.
Sau cuộc nội chiến mà Liên minh miền Bắc đã giành chiến thắng, lập ra chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tồn tại tới ngày nay, Hoa Kỳ bẳt đầu mạnh lên nhờ buôn bán vũ khí và dầu mỏ trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Đặc biệt, việc Hoa Kỳ tham gia vào chiến tranh thế giới thứ 2, góp phần công lớn đánh bại đế quốc Nhật Bản và phát xít Đức đã giúp Hoa Kỳ vươn lên thành thế lực quân sự, chính trị, kinh tế số 1, kể từ đó tới hiện tại.
Nhiều tranh cãi xung quanh việc Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có phải nước đế quốc hay không. Trong chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ, Hoa Kỳ tự nhận là cuộc chiến tranh giải phóng thuộc địa. Thế nhưng cuộc chiến tranh Hoa Kỳ-Mexico giúp Hoa Kỳ có được các vùng đất Texas, New Mexico lại được đánh giá là một cuộc chiến tranh xâm lược. Dù không có thuộc địa, không thiết lập chính quyền đế quốc với các nước phụ thuộc, Hợp chủng quốc hoa Kỳ lại thường xuyên can dự vào chính trị của nhiều nước nhỏ hơn như trong Chiến tranh bán đảo Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, hay gần đây hơn là những cuộc xâm lược và can thiệp quân sự vào Trung Đông. Nhiều người cho rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ chính là đế quốc kiểu mới.
Thông tin chi tiết:
- Tên tiếng Anh: United State of America
- Thời gian: 1776-Hiện tại
- Khu vực địa lý: Bắc Mỹ (nước Mỹ)
- Diện tích: 9,8 triệu km2
Đế quốc Nga
Vào thế kỷ 18, khi phương Tây vừa mới phục hưng, nước Pháp đang bành trướng cả Châu Âu với tham vọng của Napoleon, thì ở liên lục địa Á-Âu, một thế lực mới hình thành: Đế quốc Nga.
Đế quốc Nga được cai trị bởi các sa hoàng (tsar), được nhà Romanov thành lập đầu tiên. Lúc này, khi cả Châu Âu đã phục hưng và phát triển rực rỡ, nước Nga vẫn chỉ là một nước lạc hậu. Sa hoàng Pyotr Đại Đế không chịu để nước nhà tụt hậu, trước khi làm sa hoàng, đã đi khắp Châu Âu học hỏi. Nhờ đó, khi đăng quang, ông đã thực hiện cải cách biến nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường. Đế quốc Nga lúc đầu sở hữu một vùng đất vô cùng rộng lớn, sau đó còn mở rộng sang Alaska, Trung Quốc, Mông Cổ. Cuộc đại chiến Bắc Âu nổ ra giúp Đế quốc Nga giành được nhiều vùng đất trọng yếu như Saint Peterburg hiện nay. Cũng trong đại chiến này, Đế quốc Nga đã chiến thắng vương quốc Thụy Điển, giúp đế quốc Nga được Châu Âu nhìn nhận như một thế lực thật sự.
Không chỉ mở rộng lãnh thổ, Đế quốc Nga còn can dự vào nhiều vào chính trị phương Tây như tham gia chiến tranh kế vị Ba Lan, liên minh với Áo, Pháp, Thụy Điển đánh với Phổ trong chiến tranh bảy năm và đặc biệt là vào nửa đầu thế kỷ 19, đế quốc Nga đã thành công trong việc chống lại sự xâm lược của Napoleon.
Nhưng đây cũng là thời kỳ huy hoàng cuối cùng của Đế quốc Nga, trước khi các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra do người dân sống quá cực khổ. Năm 1914, đế quốc Nga tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất – 1 cuộc chiến tiêu hao tài sản và hy sinh rất nhiều người. Vào năm 1917, những người theo chủ nghĩa Bolshevik đã lật đổ sa hoàng, kết thúc thời kỳ đế quốc Nga, thành lập chính thể Liên Xô theo chủ nghĩa cộng sản. Sau này, Liên Xô cũng sở hữu một vùng đất rộng lớn, nhưng vẫn chưa bằng lãnh thổ rộng lớn nhất mà đế quốc Nga từng đạt được.
Thông tin chi tiết:
- Tên tiếng Anh: Russian Empire
- Thời gian: 1721-1917
- Khu vực địa lý: Liên lục địa Á-Âu (Nga, Đông Âu), Bắc Mỹ (Alaska)
- Diện tích: 22,8 triệu km2
Đế quốc Ottoman
Đế quốc Ottoman là một thế lực mạnh mẽ ở khu vực Trung Đông, Tây Á, tồn tại từ cuối thế kỷ 13 đến đầu thế kỷ 20. Đây là 1 trong những những đế quốc tồn tại lâu nhất lịch sử.
Tên gọi Ottoman có nguồn gốc từ Osman – vị thủ lĩnh lập ra đế quốc Ottoman. Đế quốc Ottoman ban đầu đã làm chủ được vùng đất Thổ Nhĩ Kỳ vốn đang phân tranh giữa nhiều vương quốc, rồi chiếm đến khu vực Trung Đông và Tây Á, cạnh tranh với đế quốc Đông La Mã (Byzantine). Đây được coi là đế quốc của người Hồi giáo. Trong lịch sử tồn tại của mình, đế quốc Ottoman cũng nhiều lần xung đột với nhiều đế quốc hùng mạnh khác là đế quốc Đông La Mã, đế quốc Mông Cổ. Đặc biệt, chính đế quốc Ottoman đã chinh phục thủ đô Constatinopolis của đế quốc Đông La Mã, dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc này, cũng như chấm dứt 1 thời kỳ thịnh vượng của người La Mã.
Bước sang thế kỷ 20, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. Đế quốc Ottoman đã tham gia vào Liên minh trung tâm, cùng với Đức, Áo-Hung và Bulgaria. Ở phía bên kia chiến tuyến là phe Hiệp ước, với Anh, Pháp, Nga, Italia. Việc Liên minh trung tâm thua trong thế chiến đã dẫn đến sự sụp đổ của Đế quốc Ottoman. Đế quốc Ottoman tan rã thành nhiều nước khác nhau, còn ở vùng đất chính, lực lượng cách mạng lật đổ chính quyền, thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
Thông tin chi tiết:
- Tên tiếng Anh: Ottoman Empire
- Thời gian: 1299-1923
- Khu vực địa lý: Tây Á (Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary, Bulgaria, Romania, Israel, Syria…), Trung Á (Iraq, Liban), Đông Âu (Ukraine), Nam Âu (Hy Lạp), Bắc Phi (Ai Cập)
- Diện tích: 5,5 triệu km2
Đế chế La Mã
Được đánh giá như 1 trong những những đế chế hùng mạnh nhất lịch sử, thế nhưng đế chế La Mã lại chỉ xếp thứ 10 trong top 10 đế chế có lãnh thổ rộng lớn nhất mọi thời đại, đó là nếu không tính Đế quốc Nhật Bản (do thời gian chiếm được vùng lãnh thổ rộng lớn chỉ diễn ra ngắn ngủi trong thế chiến 2). Thế nhưng, điều không thể chối cãi rằng đế chế La Mã vẫn là một đại đế quốc hùng mạnh nhất thời bấy giờ, đã độc tôn quyền lực ở toàn Châu Âu và Địa Trung Hải.
Người La Mã khởi đầu từ thành Rome, với sự hình thành của Vương quốc La Mã cổ đại. Do địa thế độc lập giữa Địa Trung Hải, lại có ít tài nguyên khoáng sản, và được Hy Lạp làm tấm lá chắn khỏi đế chế Ba Tư, La Mã tránh được chiến tranh và ổn định trong thời gian dài, trước khi Cộng hòa La Mã nổi lên và bắt đầu bành trướng thế lực. Dưới thời kỳ Cộng hòa, La Mã đã giành được chiến thắng quan trọng trước Vương quốc Carthage và đặc biệt là Vương quốc Macedonia. Lúc này, Cộng hòa La Mã đã làm chủ được vùng đất rộng lớn quanh Địa Trung Hải, bao gồm cả Hy Lạp và Ai Cập.
Vào thế kỷ thứ 1, Julius Caesar giành chiến thắng trước Pompey, lên ngôi hoàng đế, tự phong danh hiệu hoàng đế trọn đời. Đây là nền tảng khép lại thời kỳ cộng hòa, mở ra thời kỳ đế chế. Sau khi Julius Caesar bị ám sát bởi Viện nguyên lão, cháu của Julius là Augustus – người được Julius nhường ngôi hợp pháp, đã trở về Rome giành quyền lực. Ông thành công, lên ngôi hoàng đế, đồng thời đánh bại Marcus Antonius để khép lại thời kỳ tam đầu chế, trở thành nhà vua độc nhất, xóa bỏ thời kỳ cộng hòa, mở ra thời kỳ đế chế.
Dưới thời kỳ đế chế La Mã kéo dài suốt gần 500 năm, La Mã đã liên tục mở rộng lãnh thổ. Ở phía tây, phần lớn lãnh thổ Châu Âu, bao gồm Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và 1 trong những những phần lãnh thổ Anh, Đức cũng trở thành thuộc địa đế chế La Mã. Ở phía đông, đế chế La Mã mở rộng sang tận khu vực Tiểu Á, đến tận Jerusalem – thủ đô tranh chấp của Israel và Palestine ngày nay. Ở phía nam, đế chế La Mã kéo dài dọc ven Vịnh Trung Hải, bao gồm Ai Cập, Carthage…
Sau thời kỳ thống nhất kéo dài, đế chế La Mã nhiều lần bị phân chia thành tứ đầu chế, với 4 vị vua phân chia lãnh thổ cùng cai quản. Dù phân chia, đây vẫn là đế chế La Mã thống nhất. Hệ thống tứ đầu chế bị phá vỡ khi Constantine Đại Đế – con trai của 1 trong những tứ đầu chế, đã thống nhất đế chế. Ngai vị lại độc tôn thuộc về Constantine Đại Đế. Dưới thời của Constantine Đại Đế, đế chế La Mã đã thay đổi mạnh mẽ, đáng chú ý nhất chính là việc cải đạo sang công giáo. Công giáo, hay còn gọi là Thiên Chúa giáo, là đạo do Jesus Christ – nhà truyền đạo gốc Do Thái, truyền đi. Jesus đã bị người La Mã ép vào tội tà đạo, chống lại tôn giáo La Mã (gần như thần thoại Hy Lạp), nhưng dưới thời Constantine Đại Đế, ông đã cải đạo đế chế La Mã sang công giáo. Constantine Đại Đế đồng thời rời đô về phía đông, đến thành phố Constantinopolis, ngày nay là thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thế nhưng việc rời đô chính là nền tảng để đế chế La Mã sụp đổ, phân chia thành đế chế Đông La Mã và đế chế Tây La Mã. Đế chế Đông La Mã (Byzantine) là miền đất phía đông, nơi có thủ đô Constantinopolis còn Đế chế Tây La Mã là miền đất phía tây, nơi sở hữu châu Âu và cố đô Rome. Đế chế Tây La Mã sớm sụp đổ bởi sự nổi dậy của người Gaul và German, phân chia thành các nước Châu Âu tồn tại tới hiện nay như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… Còn đế chế Đông La Mã (Byzantine) tiếp tục tồn tại đến tận năm 1453, và cuối cùng bị đế chế Ottoman chinh phục.
Như vậy, nếu chỉ tính thời kỳ đế chế La Mã thống nhất thì đế chế này tồn tại gần 500 năm; nhưng nếu tính tổng thời gian, từ khi Vương quốc La Mã, rồi Cộng hòa La Mã và đến tận khi đế chế Đông La Mã hoàn toàn sụp đổ, thì La Mã tồn tại hơn 2300 năm.
Thông tin chi tiết:
- Tên tiếng Anh: Roman Empire
- Thời gian: 27 TCN-476 SCN
- Khu vực địa lý: Nam Âu (Italy, Hy Lạp, Tây Ban nha, Bồ Đào Nha…), Tây Âu (Pháp, Anh, Đức…), Tây Á (Israel, Armenia, Syria…), Bắc Phi (Ai Cập…)
- Diện tích: 5 triệu km2
Đế quốc Mông Cổ
Vó ngựa đế quốc Mông Cổ từng gây khiếp đảm từ Đông sang Tây. Khởi nguồn chỉ là những bộ lạc nhỏ ở vùng thảo nguyên Trung Á hoang vu hẻo lánh, Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan) đã thống nhất các bộ lạc, rồi chinh phạt những miền đất mới, dần dần tạo nên đế quốc Mông Cổ với lãnh thổ rộng lớn.
Dưới thời đại của Thành Cát Tư Hãn, đế quốc Mông Cổ chinh phạt sang tận miền đất Đông Âu, xâm chiếm đến Ukraine, đối đầu với Đế quốc Đông La Mã (Byzantine) và Đế quốc Ottoman. Đây là điều mà ngay cả những thế lực hùng mạnh nhất trong lịch sử Châu Á như Ba Tư cũng chưa từng làm được. Vó ngựa Mông Cổ chinh phạt từ đông sang tây, nhưng Thành Cát Tư Hãn đã không thể thực hiện giấc mộng thôn tính Trung Hoa. Phải đến thời đại của Hốt Tất Liệt (Xubilai Khan) – cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, đồng thời là vị đại hãn thứ 5 của đế quốc Mông Cổ, giấc mơ này mới được thực hiện. Chính Hốt Tất Liệt đã thành công trong việc xâm chiếm Đại Tống, thành lập ra nhà Nguyên ở Trung Hoa.
Đế quốc Mông Cổ cũng từng ba lần xâm lược Đại Việt nhưng dưới sự lãnh đạo của nhà Trần, Đại Việt đều giành chiến thắng chống Đế quốc Mông Cổ xâm lược.
Cũng bởi lãnh thổ quá đỗi rộng lớn trong khi xuất phát điểm không phải những nhà cai trị, đế quốc Mông Cổ đã bắt đầu tan rã vào năm 1335, sau khoảng hơn 100 năm bành trướng thế lực. Sự sụp đổ của đế quốc Mông Cổ bắt đầu từ khu vực Tiểu Á, Ba Tư. Sau đó đến khu vực Đông Âu xa xôi như Ukraine, Litva cũng giành độc lập. Người Mông Cổ lúc này rút về tập trung cai trị vùng Trung Hoa dưới danh nghĩa nhà Nguyên, nhưng rồi các cuộc khởi nghĩa cũng dần khiến nhà Nguyên suy yếu. Kết cục sau đó, Chu Nguyên Chương khởi nghĩa thành công, lập ra nhà Minh. Người Mông Cổ phải rút về vùng đất ban đầu của mình, kết thúc thời đại huy hoàng của đế quốc Mông Cổ.
Thông tin chi tiết:
- Tên tiếng Anh: Mongol Empire
- Thời gian: 1206-1368
- Khu vực địa lý: Đông Á (Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên), Trung Á, Tây Á, Đông Âu
- Diện tích: 24 triệu km2
Có thể bạn thích: