Bạn có biết trong hệ mặt trời “lưu trú” 10 hành tinh và Trái đất của chúng ta là một trong các số Top 10 hành tinh trong hệ mặt trời, cũng là hành tinh duy nhất có sự sống.
Sao Diêm Vương – Hành tinh lùn đặc biệt nhất
Thông số cơ bản về Sao Diêm Vương:
- Khoảng cách từ mặt trời: 5,87 tỉ km.
- Chu kỳ quỹ đạo: 248 năm.
- Khối lượng : 12,5 x 1021 kg.
- Đường kính: 2390 km.
- Nhiệt độ bề mặt : -225 độ C.
- Vệ tinh tự nhiên: Charon, Nix, Hydra và P4.
Sao Diêm Vương là hành tinh lùn nặng thứ hai trong Hệ Mặt Trời. Hành tinh này có thành phần gồm đá và băng. Sao Diêm Vương có quỹ đạo quay hình ê-líp dẹt. Sao Diêm Vương là nơi lạnh lẽo vì nhiệt độ -225 độ C vì cách rất xa Mặt Trời.
Sao Thủy – Hành tinh có kích thước nhỏ nhất
Những thông số cơ bản về Sao Thủy:
- Khoảng cách từ mặt trời: 0,39 AU (57,9 triệu km).
- Chu kỳ quỹ đạo: 87,96 ngày Trái Đất.
- Chu kỳ tự quay: 58,7 ngày.
- Khối lượng :3,3 x 1023 kg.
- Đường kính: 4878 km.
- Nhiệt độ bề mặt : -185 độ C đến 425 độ C.
- Vệ tinh tự nhiên: không.
Sao Thủy là hành tinh khó nắm bắt nhất trong các hành tinh phát sáng vì nó ở gần Mặt Trời nhất và là hành tinh nhỏ nhất có nhiệt độ vô cùng khắc nghiệt. Bề mặt hướng vào Mặt Trời rất ấm tới hơn 400 độ C trong khi bề mặt cách xa Mặt Trời lại rất lạnh tới -180 độ C. Hành tinh này có lỗi bằng sắt lớn chiếm 2/3 diện tích tổng thể của nó. Sao Thủy có từ trường yếu và lớp không khí cực kì mỏng. Hành tinh này là thế giới bí ẩn, nó hình thành như thế nào? và tại sao nó lại có lỗi sắt bên trong? Hãy xem video bên dưới để biết chi tiết nhé !
Sao Hải Vương – Hành tinh có bầu khí quyển lạnh nhất
Thông số cơ bản về Sao Hải Vương:
- Khoảng cách từ mặt trời: 30,06 AU (4.497,1 triệu km).
- Chu kỳ quỹ đạo: 164,81 năm Trái Đất.
- Chu kỳ tự quay: 19,1 giờ.
- Khối lượng: 1,02 x 1026 kg.
- Đường kính: 48.600 km.
- Nhiệt độ bề mặt: -225 độ C.
- Vệ tinh tự nhiên: 14 vệ tinh.
Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám tính từ Mặt Trời và hành tinh có thành phần cấu tạo như Sao Thiên Vương. Có tốc độ gió mạnh nhất trong Hệ Mặt Trời lên tới 2.100 km/h. Hành tinh này cũng là nơi lạnh nhất trong Hệ Mặt Trời bởi vì cách xa Mặt Trời. Sao Hải Vương giống với Sao Thổ đấy là cũng có một hệ thống vành đai hành tinh tuy nhiên vành đai này mờ và rời rạc.
Sao Thiên Vương – Hành tinh có trục nghiêng lớn nhất
Thông số cơ bản về Sao Thiên Vương:
- Khoảng cách từ mặt trời: 19,18 AU (2871 triệu km).
- Chu kỳ quỹ đạo: 84,07 năm Trái Đất.
- Chu kỳ tự quay: 17,9 giờ.
- Khối lượng: 8,68 x 1025 kg.
- Đường kính: 51.118 km.
- Nhiệt độ bề mặt: -214 độ C.
- Vệ tinh tự nhiên: 27 vệ tinh.
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời và hành tinh có thành phần tương tự như Sao Hải Vương. Sao Thiên Vương cấu tạo từ các thành phần như hidro, heli, nước, amoniac và meetan. Trục tự quay của hành tinh này có độ nghiêng lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Tốc độ gió rất mạnh lên đến 250 m/s.
Sao Mộc – Hành tinh có kích thước lớn nhất
Thông số cơ bản về Sao Mộc:
- Khoảng cách từ mặt trời: 5,203 AU (778,3 triệu km).
- Chu kỳ quỹ đạo: 11,86 năm Trái Đất.
- Chu kỳ tự quay: 9,84 giờ.
- Khối lượng : 1,9 x 1027 kg.
- Đường kính: 142.796 km.
- Nhiệt độ bề mặt : -153 độ C.
- Vệ tinh tự nhiên: 67 vệ tinh.
Sao Mộc là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và cũng là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Hành tinh này cũng sở hữu nhiều kỷ lục khác như tốc độ tự quay nhanh nhất chỉ mất 9,84 giờ. Sao Mộc có số lượng vệ tinh tự nhiên nhiều nhất với 67 vệ tinh. Điều đặc biệt dễ nhận biết của Sao Mộc là “lưu trú” một cơn bão khổng lồ có kích thước lớn gấp 3 lần Trái Đất. Còn nhiều điều thú vị vẫn chưa được khám phá.
Trái Đất – Hành tinh duy nhất có sự sống
Thông số cơ bản về Trái Đất:
- Khoảng cách từ mặt trời: 1 AU (149,6 triệu km).
- Chu kỳ quỹ đạo: 365,26 ngày.
- Chu kỳ tự quay: 24 giờ.
- Khối lượng : 5,98 x 1024 kg.
- Đường kính: 12.756 km.
- Nhiệt độ bề mặt : -13 độ C đến 37 độ C.
- Vệ tinh tự nhiên: mặt trăng.
Trái Đất của chúng ta đang sống là hành tinh thứ cha tính từ Mặt Trời, là ngôi nhà chung của hàng triệu loài sinh vật đang sinh sống trong đấy có con người. Hành tinh này được hình thánh cách đây khoảng 4,55 tỷ năm và sự sống bắt đầu trên bề mặt là khoảng 1 tỷ năm trước. Trái Đất của chúng ta bao phủ bởi đại dương nước biển chiếm 71% bề mặt, phần còn lại là lục địa và các đảo. Do con người liên hệ xấu làm hủy hoại môi trường sống nên xảy ra các hiện tượng như Trái Đất ngày càng ấm lên, thiên tai hạn hán xảy ra thường xuyên hơn. Nếu chúng ta không có biện pháp để bảo vệ Trái Đất thì trong tương lai Trái Đất có nguy cơ bị diệt vong hay sẽ xảy ra ngày tận thế.
Sao Hỏa – Hành tinh có ngọn núi cao nhất
Những thông tin cơ bản về Sao Hỏa:
- Khoảng cách từ mặt trời: 1,524 AU (227,9 triệu km).
- Chu kỳ quỹ đạo: 686,98 ngày Trái Đất.
- Chu kỳ tự quay: 24.6 giờ.
- Khối lượng : 6,42 x 1023 kg.
- Đường kính: 6787 km.
- Nhiệt độ bề mặt : -123 độ C đến 37 độ C.
- Vệ tinh tự nhiên: Phobos và Deimos.
Sao Hỏi – Hành tinh đỏ bao phủ bởi cát, oxit sắt, có ngọn núi Olympus Mons là ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt Trời. Các nhà thiên văn học vẫn đang khám phá Sao Hỏi để tìm kiếm sự sống có “lưu trú” trên hành tinh này hay không?
Có thể bạn thích: