Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra, hãy nắm vững 8 kĩ năng sơ cứu cơ bản để tự giúp mình và giúp đỡ mọi người xung quanh. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin bổ ích cho các bạn.
Sơ cứu người bị động kinh
Người bị động kinh, co giật có nguy cơ cắn phải lưỡi rất cao, nhưng chúng ta không nên cố gắng cạy miệng nạn nhân ra để nhét vật gì vào miệng để nạn nhân không cắn lưỡi cả. Việc đầu tiên là nhẹ nhàng kê đầu nạn nhân lên để đảm bảo đầu nạn nhân không bị co giật.
Ứng phó bỏng nhẹ
Nếu bị bỏng nhẹ ta không nên vội vàng lấy kem hoặc mỡ bôi vào vết bỏng. Việc cần làm là ngâm ngay vết bỏng vào nước mát khoảng 10 đến 15 phút để bớt nóng vết bỏng, tránh phồng rộp.
Ứng phó vớt sốt cao
Khi cơ thể bạn hoặc người thân nóng lên, người có cảm giác run rẩy thì việc cần làm ngay lúc này là làm mát cơ thể. Tuyệt đối không nên ủ ấm cơ thể quá mức khiến nhiệt độ không thoát ra ngoài được, lại khiến sốt cao hơn, chúng ta nên làm mát cơ thể để nhiệt độ có thể hạ bớt xuống bằng cách sử dụng miếng dán hạ sốt, dán vào các vị trí như: Trán, nách, hoặc bẹn là những nơi giảm nhiệt độ nhanh và tốt nhất. Nếu chưa đỡ hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Sốt cao dẫn đến co giật rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.
Ứng cứu người bị bất tỉnh, ngất
Không nên để người bị bất tỉnh, ngất nằm thẳng vì lưỡi của họ có thể bị co rút và chặn đường thở. Hãy nhẹ nhàng để người bất tỉnh, ngất nằm nghiêng, đầu hơi cúi xuống dưới và tuyệt đối không nên kéo lưỡi khỏi miệng.
Bị hóc
Thông thường ai đó bị hóc chúng ta hay đập tay vào lưng họ, như vậy chỉ khiến người bị hóc cảm thấy đau hơn mà dị vậy thì không được lấy ra hoặc nôn ra. Gặp phải trường hợp này hãy giúp người bị hóc hơi cúi lưng xuống để đường thở được thông thoáng đã, tránh hóc, nghẹn không thở được.
Ứng cứu người bị điện giật
Đây là một trong những tình huống nguy hiểm nhất, bởi vì lúc này ta không rõ trong cơ thể người bị điện giật có còn tiếp xúc với nguồn điện không, cứu người không cẩn trọng bản thân chúng ta tự rơi vào nguy hiểm. Nếu thấy có dây điện quấn quanh người bị điện giật, hãy lấy cây sào bằng tre, nứa khô, hoặc vật không dẫn điện để gạt dây điện ra ở khoảng cách 2 đến 3 mét nếu có thể. Cố gắng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện rồi mới tiến hành sơ cứu tại chỗ bằng phương pháp hô hấp nhân tạo và ấn lồng ngực rồi gọi xe cấp cứu.
Sơ cứu tai nạn giao thông
Không nên tự ý di chuyển người bị thương nếu như không bị vật gì đó đè nặng lên. Chúng ta cần bình tĩnh và sơ cứu qua những vết thương chảy máu xung quanh và gọi xe cấp cứu cho người bị thương. Vội vàng di chuyển người bị thương hoặc di chuyển quá mạnh sẽ gây ra những tổn thương đáng tiếc.
Có thể bạn thích: