Việt Nam là nơi cư ngụ của khoảng 200 loài rắn khác nhau trong số đó có không ít loài rắn cực độc và vô cùng đáng sợ thuộc hai họ chủ yếu là họ rắn lục và họ rắn hổ. Sau đây là 10 loài rắn độc và nguy hiểm nhất ở Việt Nam bạn cần tránh xa nhé.
Rắn hổ mang xiêm
Rắn hổ mang Xiêm (tên gọi khác là rắn hổ mèo hoặc rắn hổ mang Đông Dương) được biết đến là một loài rắn phun nọc độc có thể gây chết người rất nguy hiểm. Những người bị rắn hổ mang xiêm cắn sẽ bị tê liệt cơ hoành, bị suy hô hấp dẫn đến ngạt thở và tử vong sau trong vòng nửa tiếng bị rắn cắn Ở Việt Nam loài rắn này thường được tìm thấy ở vùng Nam Trung Bộ và ở miền Nam. Loài rắn này không chủ động tấn công người mà chúng chỉ cắn khi bị khiêu khách hoặc ăn hiếp dọa trước.
Rắn hổ đất
Rắn hổ đất (hay rắn hổ phì, rắn hổ mang một mắt kính) là loài thuộc họ Elapidae. Khi loài rắn này chuẩn bị tấn công con mồi thì phần cổ của chúng sẽ phình to ra trông rất đáng sợ. Rắn hổ đất chủ yếu phân cha ở Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia ở vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Rắn hổ đất là loài để trứng với số lượng trứng khoảng 16 đến 33 quả.
Rắn lục đầu bạc
Rắn lục đầu bạc thuộc chi Azemiops là loài rắn nguyên thủy và có độc tính kinh khủng nhất mà giới khoa học nghiên cứu từng biết đến. Loài rắn này có chiều dài trung bình khoảng 80 cm, phần đầu hơi dẹp và được phân biệt rõ rệt với vùng cổ. Số lượng rắn lục đầu bạc ở nước ta còn rất ít và phát hiện chủ yế ở các vùng thuộc Cao Bằng hay Lạng Sơn.
Rắn chàm quạp (hay còn gọi là rắn khô mộc)
Rắn chàm quạp còn có tên gọi xuất phát từ đặc điểm màu da của chúng: da của loại rắn này giống với màu của lá hoặc cành cây khô nên chúng dễ ngụy trang để săn mồi và lẩn trốn kẻ thù khiến chúng ta khó có thể nhận biết được chúng. Loài rắn này chủ yếu xuất hiện ở các cánh rừng cao su thuộc vùng Đông Nam Bộ.
Rắn lục sừng với đầu hình tam giác
Rắn lục sừng có tên khoa học là Trimeresurus cornutus. Loài rắn độc được tìm thấy ở vườn quốc gia Bạch Mã và vùng Bắc Bộ ở nước ta. Với hình dáng đặc biệt nên có thể dễ dàng phân biệt loài rắn này với các loài khác. Đầu của rắn lục sừng có hình tam giác và được phân biệt ràng với cổ. Lớp da trên đầu có phủ một lớp vảy và sớm phát triển thành sừng ở trên vùng mắt. Loài rắn này có chiều dài khoảng 50 cm. Nọc độc của loài rắn lục sừng được các nhà khoa học trên thế giới xếp vào danh sách một trong các những loài rắn độc và nguy hiểm nhất ở Việt Nam hiện nay. Chính vì thế rắn lọc sừng còn có tên gọi khác là rắn quỷ.
Rắn lục Vogel
Rắn lục Vogel có tên khoa học là Viridovipera vogeli, loài rắn này chủ yếu sống trong các bụi rậm, các lùm cây thấp thuộc các khu vực đồi núi ở Tây Nguyên trong đó Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng là những nơi mà loài rắn này xuất hiện thường xuyên xuất nhất. Rắn lục Vogel có màu sắc bên ngoài là xanh lục, ở phần bụng thì có màu xanh nhạt hơn. Loại rắn này thường săn mồi vào ban đêm.
Rắn lục trùng khánh
Loài rắn lục trùng khánh có tên khoa học là Protobothrops trungkhanhensis được phát hiện lần ban đầu ở vùng Trùng Khánh, Cao Bằng. Loài rắn này có chiều dài khoảng 70 cm. Nới sinh sống chủ yếu của loài rắn này là các khu rừng mưa núi đá vôi vùng nhiệt đới. Hiện nay rắn lục trùng khánh còn số lượng rất ít nên đã nằm trong sách đỏ – những loài cần được bảo tồn vì sắp tuyệt chủng.
Có thể bạn thích: