Nghề nghiệp bên cạnh việc mang lại cho chúng ta thu nhập, kinh nghiệm làm việc, sự giao lưu, những cơ hội thành công, niềm vui, niềm ấm yên thì đôi lúc cũng đem đến không ít những áp lực, nỗi buồn, sự thất vọng, nước mắt,… Những bước thăng trầm trong công việc có thể thường xuyên diễn nhưng chúng ta không thể dự đoán trước được chính vì thế có không ít người khi lâm vào bước đường cùng đã tìm đến cái chết để tự giải thoát cho mình khỏi vòng luẩn quẩn trên. Dưới đây chính là danh sách 10 nghề nghiệp có tỷ lệ tự sát cao hơn so với nghề khác cao nhất do Viện quốc gia về thận trọng và sức khỏe nghề nghiệp châu Âu thống kê dựa vào tỷ lệ tự sát cao hơn so với nghề khác trong tổng quy mô dân số.
Bác sĩ thú y
Tỷ lệ tự sát cao hơn với nghề khác: 1,53 lần
Bác sĩ thú y là một công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng cùng các kỹ thuật tốt, phải chẩn đoán đúng và rất ít chỗ cho sai lầm. Có nhiều bác sĩ thú y vì vừa phải tiếp xúc với bệnh lại vừa phải tiếp xúc cùng các con vật đã bị bệnh có thể dẫn đến cảm giác trầm cảm và cảm xúc căng thẳng. Tương tự các bác sĩ y tế thì các bác sĩ thú y cũng phải làm việc trong nhiều giờ và phải đối mặt với nhiều nguy cơ như bị khiếu nại hoặc thưa kiện.
Dịch vụ tài chính
Tỷ lệ tự sát cao hơn so với nghề khác: 1,51 lần
Mặc dù các ngành công nghiệp tài chính đem lại cho chúng ta thu nhập cao nhưng lại có Tỷ lệ tự sát cao hơn so với nghề khác khá cao. Trong thực trạng bất ổn của nền kinh tế hiện nay thì tư vấn tài chính thường mất 1 lượng đáng kể tiền bạc và thường xuyên đối diện với nguy cơ phá sản khiến nhiều người làm việc trong ngành này dễ rơi vào trạng thái bị stress, căng thẳng, lo âu và chán nản sinh trầm cảm rồi dần dần nghĩ đến việc tự tử.
Nha sĩ
Tỷ lệ tự sát cao hơn so với nghề khác: 1,67 lần
Với sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay thì lĩnh vực vực nha khoa được đang có sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi nhiều kỹ thuật quan trọng để mang đến cho người dân sự chăm sóc răng miệng tối ưu nhất. Tương tự như bác sĩ y tế, các nha sĩ phải làm việc trong một môi trường đầy rẫy những căng thẳng, áp lực do phải làm việc trong nhiều giờ, thường xuyên phải tiếp nhận những khiếu nại của bệnh nhân khiến họ dễ bị trầm cảm và giải quyết bằng cách tự sát.
Sĩ quan cảnh sát
Tỷ lệ tự sát cao hơn so với nghề khác: 1,54 lần
Nhắc tới các sĩ quan cảnh sát mọi người đều mặc định là họ có sức khỏe tinh thần và thể chất tuyệt vời. Tuy nhiên chính việc thực thi pháp luật hàng ngày khiến họ rất căng thẳng và giải quyết một khối lượng lớn công việc. Tùy thuộc vào từng nhiệm vụ việc phải làm thêm giờ không còn xa lạ với nhiều sĩ quan cảnh sát khiến họ thường xuyên thiếu ngủ, rơi vào trạng thái stress, căng thẳng chính vì thế có 1 số ít nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghề sĩ quan cảnh sát có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2 lần so với các nghề nghiệp khác.
Thợ điện
Tỷ lệ tự sát cao hơn so với nghề khác: 1,36 lần
Nghề thợ điện có thể mang đến cho người làm thu nhập khá cao. Lý giải cho điều này nhiều giả thuyết cho rằng chính các bức xạ điện từ hàng ngày mà người làm phải tiếp xúc liên tục đã làm thay đổi cấu trúc hóa học trong não và biến đổi các chức năng của hệ thần kinh khiến người thợ điện dễ bị trầm cảm nặng và đi đến tự tử. Ngoài ra các thợ điện phải làm việc trong môi trường đầy rẫy những căng thẳng, lại thường xuyên tiếp xúc với các dòng điện cao thế rất nguy hiểm đến tính mạng của họ. Chính những điều trên làm cho họ dễ bị rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm và kết đi đến tự tử.
Bác sĩ y tế
Tỷ lệ tự sát cao hơn so với nghề khác: 1,87 lần
Thông qua quá trình kiểm tra tất cả các nguyên nhân tử vong của một bác sĩ các nhà nghiên cứu đã tìm ra gần 4% trong số đó là do tự tử. Một số nguyên nhân là động cơ của hành vi tự sát được xem xét bao gồm: thời gian điều trị dài, những đòi hỏi của bệnh nhân, bị kiện cáo, phải chịu trách nhiệm trước mạng sống của nhiều người bệnh,… dẫn đến những áp lực, căng thẳng, stress và trầm cảm trong công việc, từ đó nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, phẫn uất và chán nản dẫn đến buông xuôi, tù túng.
Các nhà hóa học
Tỷ lệ tự sát cao hơn so với nghề khác: 1,28 lần
Những người làm việc trong lĩnh vực khoa học, đặc biệt là các nhà hóa học phải thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, thậm chí có thể dẫn đến tử vong với duy nhất 1 liều lượng rất nhỏ. Chính vì thế môi trường làm việc này tồn tại rất nhiều áp lực và căng thẳng khiến cho họ rất dễ rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm. Đồng thời cường độ làm việc cao trong thời gian dài do tính chất của công việc khiến họ luôn mệt mỏi. Chính vì thế, tính cho đến thời điểm hiện tại, đã có không ít các nhà nghiên cứu hóa học tự tử, khoảng 90% trong số họ là người châu Âu.
Có thể bạn thích: