Nếu có ai đó đột ngột hỏi bạn những thi hào Việt Nam của thế kỉ 20 thì bạn có thể trả lời ngay được không? Nếu vẫn chưa nghĩ ra thì hãy cùng TopChuan xem lại nhé!
Tản Đà
“Tản Đà là thi sĩ đầu tiên, mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một cái tôi”. Bằng bản lĩnh của mình, Tản Đà mang đến một luồng sinh khí mới cho nền văn học Việt Nam. Thi sĩ trực tiếp thể hiện cái tôi bản ngã của mình một cách hết sức độc đáo và mới mẻ. Nét độc đáo trong cái tôi của Tản Đà là sự dung hòa nhiều yếu tố khác nhau. Tất cả tạo nên ở thi sĩ tính cách của một nhà Nho tài tử, đa tình, ngông và xê dịch. Cái cũ và mới, xưa và nay đan xen đưa Tàn Đà trở thành người nối kết hai thời đại thi ca, trở thành ngôi sao sáng với vẻ đẹp rất riêng trên bầu Trời văn học Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: Hầu trời, Thề non nước, Muốn làm thằng Cuội…
Xuân Diệu
Xuân Diệu đã đem đến Thơ mới nguồn cảm hứng mới lạ của một hồn thơ sôi nổi, thiết tha yêu đời, thể hiện niềm khát khao giao cảm tận độ với cuộc đời bằng một cái tôi cá thể ý thức thật rõ giá trị của bản thân trước thế giới. Nhà thơ bộc lộ niềm khát khao giao cảm nồng cháy, cuồng say trước cuộc đời, bắt nguồn từ quan niệm sống Xuân Diệu là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam, một nhà thơ xuất sắc có đóng góp lớn vào quá trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam. Ông là con người toàn tâm, toàn trí, toàn hồn, nhiệt thành cống hiến sự sống cho thơ ca, chạy đua với thời gian để giành giật lấy từng phút giây của cuộc đời. tích cực của cái tôi cá nhân cá thể ý thức sự hiện hữu của bản thân trong cuộc đời và khát khao sống cháy sáng. Các tác phẩm tiêu biểu của “ông hoàng thơ tình” : Thơ thơ, Gửi hương cho gió,...
Chế Lan Viên
Trong xu hướng thơ trong những năm 60,70 đang còn quá thiên về việc làm say mê người đọc hơn là tác động vào trí tuệ của họ thì hướng thơ có tác dụng thức tỉnh con người của Chế Lan Viên là một khuynh hướng thơ có nhiều ý nghĩa đổi mới. Muốn làm được điều này, Chế Lan Viên quan niệm nhà thơ phải “chịu suy nghĩ”, phải đào sâu, lật đi lật lại các vấn đề để phát hiện ra cái mới trong mạch ngầm của hiện thực, để có cách nói mới, tác động sâu sắc vào trí tuệ người đọc. Do đó chúng ta hiểu vì sao ngay từ cách đặt tiêu đề các tập thơ và cách đặt tiêu đề các tập thơ và các bài thơ như: Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường chim báo bão, Hoa trên đá, Người đi tìm hình của nước, Đối thoại mới về câu chuyện cổ v.v… và hàng loạt bài thơ có tiêu đề “nghĩ” (Nghĩ suy 68, Nghĩ về thơ, nghĩ…) đã là sự biểu hiện cho những nghĩ suy, trăn trở thường trực trong tư duy thơ của Chế Lan Viên. Ta hiểu vì sao phẩm chất trí tuệ trong thơ ông lại trở thành một hạt nhân toả sáng lấp lánh bao sắc màu trên mỗi trang thơ, trở thành một nét phong cách tiêu biểu nhất của thơ ông.
Phan Bội Châu
Phan Bội Châu là một nhà yêu nước lớn, một chí sĩ cách mạng Việt Nam có ý chí tranh đấu, nghĩa khí và hết lòng tận tụy đóng góp cực kỳ lớn lao cho sự nghiệp cách mạng dành độc lập của Việt Nam từ tay thực dân Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội (1904) – chủ trương tôn quân và bạo động đánh đổ đô hộ Pháp để khôi phục nền độc lập, tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ và khởi xướng phong trào Đông Du (1905) – vận động người trong nước xuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thâu nhận kiến thức mới của nước ngoài về giúp nước nhà. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu, có tư tưởng rất mới và cái tôi riêng. Các tác phẩm tiêu biểu: Lưu biệt khi xuất dương, Khát nước, Chết...
Tố Hữu
Tố Hữu là nhà thơ lớn của Việt Nam, là nhà thơ tiêu biểu của thế kỉ 20. Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỷ 20. Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng. Đọc thơ Tố Hữu, ta cảm nhận được hết tình cảm của tác giả với quê hương, đất nước và từ đó nung đúc lòng yêu quê hương, yêu hòa bình của mỗi người. Các tác phẩm tiêu biểu như: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng…
Nguyễn Bính
Nếu nói đến Nguyễn Bính thì chắc hẳn đa số sẽ nhớ đến bài thơ Tương tư, nghe có vẻ ông là nhà thơ của thơ tình, nhưng không phần lớn thơ của Nguyễn Bính được viết theo thể thơ của dân gian. Chả thế mà nhiều nhà phê bình đều đồng ý là Nguyễn Bính là nhà thơ của đồng quê .Viết về Nguyễn Bính thì chắc cả một cuốn sách cũng không đủ . Càng lục lại trong tiềm thức càng thấy nhớ nhiều, Chân quê, Trường huyện, Cô hái mơ, Lẳng lơ… toàn những bài đã dược chuyền tay chép đi chép lại trong thời học sinh. Nhưng sao thấy ngôn từ bỗng trở nên khô cứng và trống rỗng dến thảm hại mỗi khi nói về thơ ông. Phải chăng cái “hồn” trong thơ ông đã nói hộ hết rồi. Vì vậy, chính cái tôi và cái tình trong sáng tác của mình mà giúp Nguyễn Bính trở thành một nhà thơ tiêu biểu của thế kỉ 20.
Thế Lữ
Thế Lữ trước sau vẫn được coi là người cách tân số một của thơ Việt Nam thế kỷ XX. Có ông, thơ Việt yên tâm khép lại cổ điển mà mở vào lãng mạn. Tác giả đã bộc lộ cái tôi của mình một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ qua việc đưa ra một quan niệm mới về nghệ thuật, về con người, về người nghệ sĩ. Đó là cái tôi cá nhân đa dạng, phong phú, nhiều cung bậc; một cái tôi lãng mạn, đầy viên mãn. Và hơn thế nữa, cái tôi ở đây chính là tác giả, là nhà thơ. Cái tôi cá nhân này đã làm thay đổi phạm trù văn học Việt Nam từ trung đại chuyển sang hiện đại. Thế Lữ đã dám xem cái tôi cá nhân là đối tượng phản ánh nghệ thuật, là chủ thể sáng tạo nghệ thuật để các nhà Thơ mới sau này phát triển những “Âm thanh đầu tiên” của cây đàn thơ này. Cái tôi ấy được đề cao, được xem là trung tâm, tạo nên những sáng tạo mới, những phong cách mới của “Thời đại chữ tôi”. Chính ý thức tự do và khát vọng thành thực đã tạo nên phong cách Thế Lữ trong Thơ mới 1932-1945.
Có thể bạn thích: