5,25 nghìn tỷ mảnh rác thải nhựa đang trôi nổi trong đại dương, đây là một con số đáng báo động và có thể tăng lên từng ngày. Chính con người đang dần hủy hoại môi trường sống của các loài sinh vật biển, gây mất cân bằng sinh thái. Hiện nay, các chuyên gia về môi trường đang cố gắng tìm ra những giải pháp khả thi để khắc phục vấn đề này. Họ đã nỗ lực vận dụng các kiến thức nghiên cứu được của mình để phát minh ra các loại máy móc, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm biển trầm trọng. TopChuan.com sẽ cho bạn thấy sự thay đổi thực tế và bằng cách nào con người có thể cải tạo môi trường biển và đại dương.
Tái tạo các rạn san hô bằng phương pháp nhân giống trong ống nghiệm
Các nhà khoa học Úc đang cải tạo các rạn san hô bị hư hại ở vùng biển Philippines và trên Rạn san hô Great Barrier bằng cách sử dụng phương pháp nhân giống trong ống nghiệm (IVF). Các mẫu ấu trùng san hô được lấy từ đại dương và được tái tạo trong các phòng thí nghiệm.
Các mẫu vật này sau đó được đặt trên các rạn san hô bị hư hại và được bảo vệ bằng lưới ngăn sóng ngầm cuốn đi. Đây là 1 cách sáng tạo để tái tạo khu vực biển bị tác động liên lụy bởi biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino.
Cỗ máy dọn sạch lượng rác thải nhựa khổng lồ trong đại dương
Lượng rác thải trên Thái Bình Dương, đoạn nằm giữa Hawaii và California rất lớn, nơi đây còn có cái tên là Đảo rác Thái Bình Dương. Boyan Slat, một nhà khoa học trẻ người Hà Lan đã dành 5 năm để tạo ra The Ocean Cleanup, một hệ thống khổng lồ có thể làm sạch rác thải trên đại dương.
Hệ thống được gọi là Wilson, bao gồm các tấm chắn được gắn vào các ống polyetylen nổi trên bề mặt và thu gom từng mảnh nhựa dưới bề mặt nước. Đường ống khổng lồ này đã bắt đầu hoạt động ở Đảo rác Thái Bình Dương và dự kiến sẽ có thể giảm 50% lượng rác thải sau 5 năm.
Robot có thể xác định và dọn rác thải nhựa trong đại dương
Phát minh này được thiết kế bởi Anna Du, một học sinh lớp 6 đã lọt vào vòng chung kết trong Cuộc thi Thử thách Nhà khoa học trẻ 3M. Robot của cô bé là một phương tiện hoạt động từ xa (RAV), sử dụng ánh sáng hồng ngoại để phát hiện và xử lý các vi nhựa siêu nhỏ.
Robot này bao gồm 2 hệ thống khác nhau, một hệ thống dẫn đường và một hệ thống phát hiện sử dụng camera hồng ngoại có độ phân giải cao để tìm các mảnh nhựa nhỏ.
Các khối đá ngầm nhân tạo có thể tái tạo môi trường biển cho các loài động vật
Những hình khối này là hệ sinh thái biển nhân tạo, được tạo ra bởi một công ty có tên ARC Marine. Các hình khối được làm bằng vật liệu vồ cập với môi trường, “mô phỏng” các tính năng của rạn san hô và cung cấp cho nhiều loài động vật biển thức ăn, nơi trú ẩn, chất lượng nước tốt và nhiều hơn thế. Những khối đá được đặt trong các khu vực nơi các rạn san hô đã bị phá hủy để tái tạo lại hệ sinh thái tự nhiên.
Tấm chắn nắng siêu mỏng bảo vệ các rạn san hô khỏi tia nắng mặt trời
Rạn san hô Great Barrier hiện đang bị doạ dọa bởi các tia mặt trời làm tăng nhiệt độ nước. Nước nóng hơn sẽ làm tăng tính axit của đại dương, từ đó sẽ xuất hiện hiện tượng các rạn san hô bị “tẩy trắng”.
Hiện nay, các nhà khoa học của Đại học Melbourne và Viện Khoa học Hàng hải Úc đã phát triển một công thức phân hủy sinh học để ngăn chặn vấn đề này. Dung dịch được làm từ canxi và phun vào nước, tạo ra một lớp màng giữ nhiệt độ lý tưởng cho nước và giảm thiểu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Thùng thu gom rác dưới nước tiện lợi
Seabin Project là một loại thùng rác đặc biệt, có thể tự động thu gom các loại rác thải khi đặt dưới nước. Seabin tự động hút nước có chứa rác, đi qua một thiết bị lọc và xả nước sạch ra môi trường. Các thùng rác tự động như thế này có thể thu được gần 2 tấn rác mỗi ngày.
Chiếc thuyền robot có thể hút tới 150 tấn rác thải nhựa từ đại dương
SeaVax là một chiếc thuyền robot có khả năng hấp thụ rác thải nhựa từ nước. Hiện tại ý tưởng này chưa được ứng dụng, nhưng trong tương lai thiết bị này sẽ có khả năng chứa tới 150 tấn rác nhựa. Robot chạy bằng năng lượng mặt trời và tua-bin gió, giúp nó trở thành một giải pháp vồ cập với môi trường hơn trong tương lai.
Có thể bạn thích: