Mỗi địa phương, mỗi vùng miền hay mỗi đất nước thì đều có những nét riêng. Trong đó có những nét riêng về ướt thực, thì ở đây Kon Tum cũng có những món đặc sản riêng, độc đáo và lạ lẫm. Có thể một vài món trong danh sách mình sắp kể thì sẽ có một vài món các bạn thấy lạ và chưa nghe bao giờ. Bây giờ cùng mình khám phá thôi:
Cà đắng
Nhiều người bảo, thú nhà hàng của người Việt dường như đã có sự đổi ngôi lạ lùng. Vào nhà hàng, quán nhậu sang trọng, những món ăn trước kia bị cho là quê mùa, dân dã nay trở thành “đặc sản”, từ động vật như cua đồng, ốc, ếch…, đến các loại rau “đỡ đói lòng” như rau bí, rau khoai, rau tập tàng… Giờ đây, còn có thêm cà đắng, món ăn quen thuộc bao đời của đồng bào bản địa ở Tây nguyên.
Đây là món ăn khá dân dã của đồng bảo dân tộc thiểu số tại Kon Tum. Cà đắng được thái từng lát mỏng và được xiên qua từng que sau đó đặt lên nướng, khi cà bắt đầu chuyển sang màu nâu sậm, dậy hương thơm lan tỏa và vừa chín tới, vẫn còn giữ chút nước đắng, hơi dai và mềm khi ăn chấm cùng với muối tiêu rừng hoặc ăn kèm với thịt rừng nướng rất ngon.
Ngoài ra cà đắng còn có thể nấu thành nhiều món kho với tôm hoặc tép bắt được dưới sông hay cà đắng um lươn, ếch, món nào cũng ngon, cũng dậy lên hương thơm quyến rũ của núi rừng.
Cá gỏi kiến vàng
Đến huyện Sa Thầy, Kon Tum nơi sinh sống của dân tộc Rơ Măm bạn phải thức thức món cá gỏi kiến vàng độc và lạ. Món ăn mới nghe tên nhiều người cảm thấy sợ, nhưng khi được ăn rồi muốn ăn nữa. Bởi vì ăn rất ngon, không những thế đây còn là món ăn bổ dưỡng, cung cấp khá là nhiều chất dinh dưỡng nhờ sợ kết hợp hòa quyện giữa cá và muối kiến vàng
Cá suối bắt loại vừa phải, bằng ba ngón tay, đem về làm sạch, băm nhuyễn, vắt cho cạn nước để đỡ mùi tanh. Kiến vàng chọn ổ kiến non, còn cả trứng đem về giã nhỏ để riêng. Lấy muối hột, ớt xanh, tiêu rừng trộn chung cá với kiến vào, thêm chút thính gạo bột gạo rang cháy xém, dậy lên mùi thơm. Khi ăn lấy lá sung cuốn lại vừa miếng và thưởng thức, vị ngọt của cá suối hòa vào vị béo của kiến non, vị cay xé của tiêu, ớt tạo nên hương vị ngon tuyệt vời.
Gỏi lá Kon Tum
Người ta nói rằng, lên Kon Tum mà chưa thưởng thức gỏi lá thì chưa nên về. Bởi món ăn này mang đậm chất núi rừng với một mâm đầy rau lá được xếp gọn trên bàn. Khi thưởng thức, từ việc chọn lá, lấy thức ăn kèm hay cuốn gỏi cũng phải dùng tay làm cẩn thận mới đúng kiểu. Sở dĩ gọi là gỏi lá vì món này nhìn vào chỉ thấy toàn lá và lá, ước tính mỗi mâm gỏi lá đúng chất ở Tây Nguyên sẽ có từ 30 – 70 loại lá khác nhau. Một số loại chỉ có ở vùng đất Tây Nguyên mới có như lá trâm, ngành ngạnh đỏ, mật gấu, lá bứa, từ đại bi… hay các loại lá dễ tìm hơn như chùm ruột, ngũ gia bì, lá sung, lá ổi, lá xoài, đinh lăng, càng cua, tía tô, lá mơ, lá cải…
Bên cạnh nhiều loại rau lá khác nhau, mâm gỏi lá còn đi kèm với chén nước chấm được làm từ gạo nếp cho lên men đem ủ với tôm khô, thịt ba chỉ rồi xay nhuyễn với mẻ, sa tế cùng các gia vị khác. Cùng với đó là đĩa thức ăn đi kèm gồm thịt ba chỉ luộc thái mỏng, tôm, bì lợn luộc đặt giữa mâm gỏi lá liền kề với đĩa muối hột, ớt xanh.Gỏi lá nổi bật với hương vị đặc trưng của các loại lá hòa quyện cùng vị nước chấm chua chua, chát chát, cay cay, nồng nồng rất lạ miệng. Do đó, nhiều người cứ ngồi cuốn gỏi ăn nữa ăn mãi không thôi.
Nếu bạn muốn thưởng thức gỏi lá thì hãy đến đường Trần Cao Vân, ở đây có rất nhiều quán gỏi lá nổi tiếng ở Kon Tum.
Bún Cua ( hay Bún cua thối)
Thực ra tên của món Bún Cua đã nói lên tất cả về nguyên liệu cũng như mùi món ăn. Nguyên liệu của món ăn là cua đồng, có điều cua sẽ không giã nấu tươi bình thường, mà sau khi khi giã, lọc lấy nước, người ta sẽ ủ trong một ngày đêm để hỗn hợp lên men và có mùi thì mới mang ra nấu. Và vì thế nước dùng của món bún này có màu đen vô cùng đặc trưng.
Bởi cách chế biến đặc biệt như thế nên bún cua thối có mùi nặng đến mức dù cách tiệm vài nhà nữa mới đến nơi bạn cũng dễ dàng ngửi thấy. Và cũng bởi lý do này mà nếu phở khô là món ai người nào cũng gợi ý bạn nên ăn thì bún cua thối lại là món tuỳ chọn, phụ thuộc vào độ liều của bạn.
Một tô bún cua thối đơn giản chỉ là một nắm bún nhỏ, ít măng, chan xâm xấp nước dùng cua, rồi thêm tóp mỡ hành phi, da heo khô. Dọn kèm bún sẽ là rau sống và trứng vịt om trong nồi nước dùng nếu bạn có nhu cầu.
Ngoài ra chủ tiệm cũng thường dọn thêm chả ram, chả, nem chua để thực khách có thể ăn thêm. Các ăn bún cua thối nêm ớt, chanh rồi trộn rau sống thưởng thức. Nếu ăn kèm nhiều rau sống thấy nhạt, bạn có thể thêm mắm nêm vốn luôn để sẵn trên bàn.
Bún cua rất nổi tiếng ở Kon Tum. Nếu bạn muốn thưởng thức có thể đến đường Đoàn Thị Điểm, tại đây có nhiêu quán để bạn lựa chọn.
Heo Măng Đen quay
Khi đặt chân tới Măng Đen, du khách sẽ được thưởng thức món heo quay của người dân bản địa. Loại heo này sống ở điều kiện khí hậu núi rừng, trời lạnh thì chắc chắn sẽ ngon hơn heo ở miền xuôi. Đặc biệt là nên giết heo khi vừa trưởng thành, tức là nặng tầm 15 – 20kg. Heo Măng Đen sẽ được quay nguyên con bằng lửa than hồng. Heo sẽ được quay cho tới khi da cang vàng giòn rộm và tỏa ra mùi thơm phức đặc trưng. Chỉ cắn một miếng nhẹ thôi, mỡ chảy tuôn ra kích thích vị giác thật là đã! Ăn mỗi miếng thịt heo Măng Đen quay đều sẽ cảm nhận được độ giòn tan và béo ngậy của da, mềm và ngọt của thịt.
Heo ở đây đều được nuôi bằng thức ăn tự nhiên của núi rừng nên thịt heo rất săn chắc và rất bổ dưỡng. Thịt heo sau khi được làm sạch lông, sẽ mổ lấy nội tạng; sau đó sẽ tẩm ướp các loại gia vị là các loại nguyên liệu từ núi rừng Măng Đen. Heo được quay nguyên con bằng lửa than cho đến khi căng da vàng, giòn rụm, tỏa mùi thơm phưng phức.
Bạn cũng ghé thị trấn thì sẽ thấy người bán món này.
Thịt chuột đồng
Người Jẻ – Triêng ở huyện Đăk Glei còn có món đặc sản là thịt chuột đồng, được chế biến chủ yếu thành hai món là: Thịt chuột nướng và Chuột khô gác bếp. Mùa lúa nương chín vàng, cũng là mùa chuột đồng béo ngậy, ngon nhất, người dân vào mùa săn bắt chuột. Cuộn nhanh một đống rơm khô, nổi lửa lên thui trụi lông, bằng cách này thịt chuột dậy mùi thơm và giữ vị ngọt vẫn nguyên.
Sau khi làm sạch lông, mổ bụng, lột bỏ nội tạng, nhanh chóng rửa qua nước, xát chút muối lên khắp mình chuột rồi lấy que tre xiên thẳng, đem ra nướng trên bếp than cho vàng, dậy mùi thơm lên. Ăn kèm với ít xoài rừng chua, làm chén muối tiêu rừng, cay nồng, rất thích hợp. Kiếm thêm ít rau dớn rừng, bỏ vào ống le, đổ chút nước, đem nướng trên bếp rơm, chỉ một chút là đã có món ăn ngon lành.
Dế chiên
Có dịp nếu đến Kon Tum bạn đừng quên thưởng thức món đặc sản dế chiên để cảm nhận vị thơm, bùi, đậm đà mà không ngấy. Món ăn từ dế khá xa lạ với người đồng bằng, thế nhưng với đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum, các món ăn chế biến từ dế đã trở nên quen thuộc, rất được ưa thích. Có rất nhiều loại dế như dế cơm, dế than, dế lửa,…nhưng để chế biến món ăn thì chỉ có dế cơm thì mới ngon được.
Để có một đĩa dế chiên vàng thơm cần trải qua nhiều công đoạn chế biến. Đầu tiên dế bắt về được rửa sạch, để ráo nước, sau đó cho vào chảo dầu đang sôi chiên lên. Bằng cách đó các bộ phận như đầu, chân… của dế trở nên giòn tan, còn phần thân dế lại không mất đi vị béo ngậy vốn có. Tiếp đó, để món dế có thêm hương vị, người ta nêm gia vị, bỏ thêm trái ớt, lá chanh, sả thái nhỏ vào rang chung. Khi cho các gia vị vào phải rang thật nhanh để lá chanh không bị mất đi màu xanh.
Có thể bạn thích: