Quân sự, quốc phòng là một thứ không thể thiếu ở mỗi quốc gia. Vậy trong tất cả các quốc gia trên thế giới, đâu là quốc gia có quân sự mạnh nhất? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu bảng xếp hạng 10 quốc gia có quân sự mạnh nhất thế giới theo đánh giá của tạp chí Business Insider nhé.
Ấn Độ
- Ngân sách: 50 tỉ USD
- Số lượng lính thường trực: 1.325.000
- Số lượng khí tài quân sự: 7.384
- Đầu đạn hạt nhân: 100
Ấn Độ được các chuyên gia về quân sự trên thế giới xếp vào bộ ba thứ hai (bộ ba thứ nhất gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc). Ấn Độ cũng là quốc gia có hợp tác quân sự, quốc phòng với Nga thân thiết nhất dù Ấn Độ là một nước trung lập giữa hai phe Mỹ và Nga.
Việc có đường biên giới kéo dài với các quốc gia Hồi giáo và Pakistan (là 1 phần nào đó tách ra từ Ấn Độ do những người Pakistan theo Hồi giáo), cũng như những căng thẳng về tranh chấp biên giới với Trung Quốc, đã khiến Ấn Độ phải xây dựng một nền quân sự mạnh mẽ bậc nhất trong khu vực và thế giới.
Khác với các quốc gia khác, Ấn Độ là một nước có chính sách quân sự-ngoại giao rất mở. Ấn Độ nhập khẩu khí tài của cả Nga và Mỹ; hợp tác quân sự với Pháp, Israel và Nhật Bản, Hàn Quốc; hỗ trợ các nước Đông Nam Á và Châu Mỹ Latin.
Sau khi Trung Quốc tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân vào năm 1964 và có những hành động gây hấn cũng như giúp đỡ Pakistan chống lại Ấn Độ, Ấn Độ đã quyết định sẽ phát triển vũ khí hạt nhân bất chấp không nằm trong những quốc gia được phát triển vũ khí hạt nhân theo “Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân”. Tuy nhiên nhờ những biện pháp khôn khéo của mình như công bố và cho phép kiểm tra, đẩy mạnh phát triển hạt nhân dân sự, theo nguyên tắc “không sử dụng trước tiên”, Ấn Độ đã nhận được miễn trừ từ Cơ quan nguyên tử Quốc tế IAEA, qua đó thoát khỏi những trừng phạt. Với việc sở hữu 100 đầu đạn hạt nhân, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 6 sở hữu vũ khí này, dù không chính thức nhưng lại được nhiều nước công nhận, trong đó có cả Nga và Mỹ.
Thổ Nhĩ Kỳ
- Ngân sách: 18,2 tỉ USD
- Số lượng lính thường trực: 410.500
- Số lượng khí tài quân sự: 4.811
- Đầu đạn hạt nhân: Không có
Thổ Nhĩ Kỳ là 1 trong những quốc gia có lực lượng quân đội mạnh nhất Châu Âu, do vị trí chiến lược là cầu nối giữa Châu Âu và Trung Đông của mình. Nằm trong khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia hoạt động tích cực thứ hai của NATO (chỉ sau Mỹ)
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức thành 5 lực lượng chính quy: Lục quân, Không quân, Hải quân, Hiến binh và lực lượng phòng thủ bờ biển. Lục quân là lực lượng có số lính đông nhất (chiếm khoảng 80%)
Bên cạnh lực lượng quân đội đông đảo và hoạt động mạnh mẽ ở nước ngoài, trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ còn có hệ thống tên lửa chiến dịch dày đặc do Mỹ hỗ trợ và tự sản xuất. Điều này là dễ hiểu bởi Thổ Nhĩ Kỳ chính là cửa ngõ phòng thủ của NATO.
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
- Ngân sách: 601 tỉ USD
- Số lượng lính thường trực: 1.400.000
- Số lượng khí tài quân sự: 22.812
- Đầu đạn hạt nhân: 7.260
Và cái tên đứng đầu bảng xếp hạng không ai khác ngoài Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, hay thường gọi là Mỹ. Mỹ là quốc gia sáng lập và đứng đầu khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO, là cường quốc kinh tế, chính trị, quân sự số một trên thế giới ở thời điểm hiện tại.
Trong số tất cả các quốc gia, Mỹ là nước có ngân sách quốc phòng “khủng” nhất, lên đến 601 tỉ USD cho các chi tiêu của Lầu Năm Góc. Số tiền này dùng để chi tiêu cho phí tổn quân đội ở trong nước và ở nước ngoài, các khí tài quân sự, phát triển công nghệ và thậm chí là các công cụ tình báo.
Quân đội Mỹ Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến và Không quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của bộ trưởng quốc phòng và Bộ tổng tham mưu liên quân Hoa Kỳ trong khi Tổng thống giữ cương vị tổng tư lệnh, có quyền bổ nhiệm hai vị trí bên trên.
Không có gì phải bàn cãi khi nói Mỹ là nước hoạt động năng nổ nhất NATO và là nước có số lượng quân viễn chinh ở nước ngoài lớn nhất. Hiện nay quân viễn chinh của Mỹ hoạt động chủ yếu ở các nước Trung Đông và Bắc Phi. Trong quá khứ, quân viễn chinh của Mỹ đã từng đóng tại Châu Á – Thái Bình Dương, tại Nhật Bản, Phillipines, Singapore và tham gia các cuộc chiến tranh bán đảo Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam.
Khí tài quân sự của Mỹ là vô cùng hiện đại, nếu không muốn nói là hiện đại nhất thế giới. Với các loại tên lửa, xe tăng, máy bay, tàu chiến, tàu sân bay, tàu ngầm,… tối tân, quân đội của Mỹ luôn khiến các nước phải e dè. Không chỉ tập trung phát triển vào khí tài, các loại vũ khí, trang thiết bị cho quân lính cũng được Lầu Năm Góc liên tục cải tiến, đó là các loại áo chống đạn, súng ống tối tân, giúp tăng sức sát thương và phòng thủ cho binh lính của Mỹ.
Binh lính của Mỹ cũng được huấn luyện vô cùng tinh nhuệ, có kinh nghiệm tham chiến tại các vùng nóng bức, khô cằn như Trung Đông, Bắc Phi; ẩm ướt, rừng núi như Việt Nam và lạnh giá như Triều Tiên. Trong số tất cả các binh chủng, SEAL chính là binh chủng tinh nhuệ nhất. SEAL là viết tắt của Sea, Air and Land (Biển, Trời và Mặt Đất, ám chỉ SEAL có thể chiến đấu cả dưới nước, trên không và dưới đất), là lực lượng trực thuộc Hải quân Hoa Kỳ. SEAL có những khóa huấn luyện vô cùng gian khổ và họ cũng được giao cho thực hiện những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, thậm chí là không tưởng. Nhiệm vụ tiêu diệt trùm khủng bố Binladen chính là do SEAL thực hiện.
Đặc biệt, Mỹ chính là quốc gia đầu tiên chế tạo vũ khí hạt nhân, đã từng ném xuống hai thành phố Hiroshima và Kawasaki của Nhật Bản trong thế chiến thứ 2. Sau đó, Xô Viết đã phát triển vũ khí hạt nhân, khiến chiến tranh lạnh leo thang căng thẳng và đã có lúc cận kề với chiến tranh thế giới thứ 3. Nếu 1 cuộc chiến tranh hạt nhân xảy ra, chắc chắn Trái đất đã bị hủy diệt. Dù sau này Xô Viết đã tan rã, Nga với Mỹ vẫn bất đồng, đối lập nhưng không còn thù địch tới cận kề chiến tranh như trước, Mỹ và Nga vẫn phát triển vũ khí hạt nhân với lý do duy trì nền hòa bình, an ninh Thế giới. Mỹ hiện có 7.260 đầu đạn hạt nhân, không thua Nga là mấy.
Vương quốc Anh
- Ngân sách: 60,5 tỉ USD
- Số lượng lính thường trực: 146.980
- Số lượng khí tài quân sự: 1.353
- Đầu đạn hạt nhân: 215
Vương quốc Anh (United Kingdom) là 1 trong những quốc gia quan trọng tại Châu Âu cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh, cũng là cựu đế quốc số một thế giới (trước khi phát xít Đức và Mỹ/Liên Xô chiếm giữ vị thế này). Anh cũng là 1 trong những quốc gia sáng lập NATO và là 1 trong năm nước được phép sở hữu vũ khí hạt nhân theo “Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân”.
Trong số 10 quốc gia có nền quân sự mạnh nhất, Anh là nước có số lượng binh sĩ thường trực ít nhất do chính sách thu hẹp quy mô quân sự của mình. Tuy nhiên sức mạnh quân sự của Anh lại không hề yếu chút nào.
Quân đội Anh chia làm ba quân đoàn chủ lực: Hải quân Hoàng gia Anh, Lục quân và Không quân Hoàng gia Anh, chịu sự quản lý của Hội đồng Quốc phòng Quốc gia và Hoàng gia Anh. Sức mạnh lớn nhất của Anh chính là công nghệ, đặc biệt là về hệ thống tên lửa chiến lược, tên lửa đối không và tên lửa phòng thủ lục địa. Nếu chỉ xét riêng về tên lửa, Anh là nước có hệ thống tên lửa hiện đại bậc nhất, sánh ngang với Mỹ và Nga.
Nhật Bản
- Ngân sách: 41,6 tỉ USD
- Số lượng lính thường trực: 247.173
- Số lượng khí tài quân sự: 2.307
- Đầu đạn hạt nhân: Không có
Sau khi phát xít Nhật thua màn trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản dưới sự quản chế của Mỹ và các nước đồng minh, đã phải chấp thuận điều khoản không được phép xây dựng quân đội thường trực và tiến hành chiến tranh với bất cứ mục đích gì. Thời gian đầu, Mỹ đóng quân tại Nhật Bản với lý do bảo vệ Nhật trước các nước trong khu vực, đồng thời phục vụ các mục đích khác ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Vào năm 1967, khi Mỹ rút dần quân đội ra khỏi Nhật Bản, Nhật Bản được phép xây dựng quân đội thường trực với mục đích tự vệ nhưng không được phát triển hạt nhân (và Nhật Bản cũng là quốc gia kiên quyết nói không với vũ khí hạt nhân dù nền tảng khoa học kỹ thuật của Nhật hoàn toàn đủ để phát triển loại vũ khí này) và chịu nhiều điều khoản gò bó khác.
Với một nền quân sự mới tái thiết chưa lâu, số lượng binh sĩ thường trực của Nhật chỉ có 247.173 binh sĩ. Tuy nhiên lực lượng binh sĩ Nhật lại rất tinh nhuệ do tinh thần Samurai đã ăn sâu bén rễ vào máu của người Nhật. Nhật Bản cũng là quốc gia có các khí tài quân sự tối tân, hiện đại nhờ nền công nghiệp sản xuất của Nhật phát triển. Đáng chú ý nhất, đó chính là các loại tàu chiến, tàu ngầm, tàu tuần du,…
Trung Quốc
- Ngân sách: 216 tỉ USD
- Số lượng lính thường trực: 2.333.000
- Số lượng khí tài quân sự: 12.077
- Đầu đạn hạt nhân: 260
Trung Quốc hiện nay đang được đánh giá như con hổ của Châu Á, đang bành trướng thế lực của mình ra các nước trong khu vực và thế giới. Xét về kinh tế, chính trị, quân sự, Trung Quốc đều có đầy đủ tiềm năng để cạnh tranh với 2 anh em song sinh Nga và Mỹ. Xét về lĩnh vực quân sự, Trung Quốc là quốc gia có tiềm lực quân sự thứ ba toàn cầu.
Vào thời kỳ Xô Viết còn tồn tại, Xô Viết đã cung cấp cho Trung Quốc (và nhiều nước trong khối xã hội chủ nghĩa khác) những khí tài quân sự tối tân của mình. Dựa vào những loại vũ khí ấy và khả năng “sao chép” của mình, Trung Quốc nhanh chóng học được những công nghệ về khí tài của Nga và sau này là cả Mỹ để phát triển những khí tài quân sự của mình. Các nhà phân tích cho rằng, Bắc Kinh tin tưởng là bằng cách vi phạm bản quyền sản phẩm họ sẽ từng bước ngừng nhập khẩu vũ khí của Nga và tiến tới trở thành một nhà xuất khẩu lớn, đủ sức cạnh tranh với các cường quốc khác. Trung Quốc hiện có đến hơn 12 nghìn khí tài quân sự khác nhau, vượt trội so với con số hơn 7 nghìn của Ấn Độ.
Lực lượng quân đội Trung Quốc có số lượng quân lính đông đảo nhất thế giới, lên đến 2.333.000 binh sĩ (hơn 2 trăm vạn quân, gấp đôi so với thời nhà Nguyên-Mông chiếm toàn châu Á). Quân đội Trung Quốc có tên là Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, bao gồm Lục quân, Hải quân, Không quân và Bộ đội Pháo binh, tất cả nằm dưới quyền chỉ huy của Quân ủy Trung Ương và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Dù có sức mạnh lớn về số lượng binh lính và khí tài quân sự, Trung Quốc lại là quốc gia không phát triển mạnh vũ khí hạt nhân. Trung Quốc chỉ có 260 đầu đạn, thua xa Nga và Mỹ. Lực lượng quân đội Trung Quốc còn có 1 số ít hạn chế khác nữa, đó chính là độ tinh nhuệ và khả năng viễn chinh không bằng Nga, Mỹ và các nước Châu Âu. Tuy nhiên với số lượng khí tài quân sự lớn và tiên tiến cùng lực lượng quân đội thường trực đông đảo (chưa tính số lượng lính huy động từ dân số lớn của mình), Trung Quốc vẫn là quốc gia có sức mạnh quân sự lớn thứ 3 và đang gây sức ép lên hai cường quốc quân sự là Nga và Mỹ.
Pháp
- Ngân sách: 62,3 tỉ USD
- Số lượng lính thường trực: 202.761
- Số lượng khí tài quân sự: 1.697
- Đầu đạn hạt nhân: 300
Là 1 trong những nước sáng lập NATO và là 1 trong năm nước được sở hữu vũ khí hạt nhân, Pháp là quốc gia có số lượng đầu đạn hạt nhân nhiều nhất Châu Âu và nhiều thứ 3 thế giới (300 đầu đạn). Pháp và Anh cũng là hai quốc gia có chi tiêu quân sự lớn nhất Châu Âu (chiếm 40% chi tiêu quân sự của EU)
Quân đội Pháp chia làm 4 quân đoàn chủ lực: lục quân (Armée de Terre), Hải quân (Marine Nationale), Không quân (Armée de l’Air) và Hiến binh (Gendarmerie Nationale). Lực lượng quân đội Pháp tuy ít nhưng lại tinh nhuệ, được huấn luyện bài bản trong những môi trường khắc nghiệt. Các loại khí tài của Pháp cũng vô cùng tối tân, trong đó phải kể đến tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles De Gaulle và tàu đổ bộ Mistral của Pháp. Đặc biệt, các đầu đạn hạt nhân của Pháp được “cất giấu” trong những tàu ngầm bọc thép kiên cố lặn sâu dưới biển, là một kho vũ khí an toàn, bí hiểm, sẵn sàng hoạt động khi cần thiết.
Có thể bạn thích: