Châm biếm là thủ pháp dùng lời lẽ, tranh vẽ hay những trận trình diễn nghệ thuật sắc sảo, cay độc, thâm thuý để vạch trần thực chất xấu xa của những đối tượng và hiện tượng trong xã hội. Truyện cười dân gian xưa cũng có rất nhiều truyện với sắc thái hài hước, châm biếm không chỉ mang lại tiếng cười cho người đọc mà nó có nhằm để phê phán 1 số ít hành vi xấu của con người trong xã hội. Và hôm nay TopChuan.com sẽ giới thiệu đến bạn 1 số ít truyện cười dân gian châm biếm hay nhất nhé.
Câu chuyện chủ tịch huyện
Một vị chủ tịch huyện bị cách chức, vì quá uất hận mà ngã bệnh, chỉ có thể nằm bẹp trên giường.
Bác sĩ khuyên: “Thử đọc Thông báo khôi phục chức vụ cho ông ấy xem, biết đâu lại có tiến triển.”
Người vợ nghe thế thì nghĩ bụng: “Đã đọc thì đọc hẳn Thông báo thăng chức lên chủ tịch tỉnh cho ông ấy sướng một thể.”
Ai dè người chồng nghe xong thì cười ha hả bật dậy, khoẻ mạnh như xưa. Bác sĩ thở dài: “Sao lại không nghe lời tôi dặn, tự ý tăng liều thế này chưa chắc đã là hay.”
Quả nhiên, một khi biết đc điều đang diễn ra người chồng đã phát điên.
Bài học rút ra: Đừng sợ thất bại, hãy dũng cảm đối diện với nó, đừng để nó ngăn cản bước đi của bạn. Cuộc đời là một hành trình, người nào cũng được nếm trải nhiều trải nghiệm khác nhau, thất bại cũng nằm trong đó.
Ba trọc
Một người đi chợ, mua được con lợn. Dọc đường về, trời nắng, đang định vào quán bên đường uống nước thì gặp một chú lính lệ. Chú lính lệ hỏi:
– Anh kia, con lợn giá bao nhiêu?
Anh ta thấy thầy quyền cũng chú ý đến mình và con lợn, liền lễ phép trả lời:
– Dạ, hơn quan đấy ạ.
Tên lính liền cho anh ta một bạt tai, rồi mắng:
– Mày láo! Dám nói lợn hơn quan à?
– Dạ, tôi lỡ lời!
Anh van lạy mãi, chú lính mới tha cho. Đi một đoạn lại gặp chú khách. Chú khách lại hỏi giá con lợn. Đang ấm ức trong lòng, anh ta liền bảo:
– Mới bị một vố trắng răng ra rồi, tôi không nói.
Cho là anh ta hỗn xược, chú khách đánh cho một gậy bảo:
– Mày lại chế nhạo ta trắng răng à?
Anh ta bỏ chạy thục mạng, nghĩ rằng chơi với những chú khách thế này, chỉ có thiệt thân. Về gần đến đầu làng, anh ta gặp hai ông sư và một chú tiểu đang từ chùa đi ra. Chú tiểu hỏi giá lợn, anh ta càu nhàu:
– Trọc này là ba trọc (ba lượt) rồi, tôi không nói nữa.
Chú tiểu đỏ mặt, đấm anh ta, cho là anh ta nhạo sư. Nhưng anh ta cãi: “Chứ không ba trọc à?” rồi đi thẳng vào làng.
Bài học rút ra: Thông qua truyện Ba trọc, người dân muốn gửi gắm đến bạn đọc việc hãy cân nhắc trước khi nói ra. Vô tình những câu nói của bạn sẽ khiến người khác hiểu lầm và đánh giá không hay về bạn. Mỗi lời nói cần phải suy nghĩ trước sau kẻo không may sẽ rước họa vào thân.
Rao làng
Ngày trước, dân ngụ cư là kẻ được coi là thấp kém nhất trong làng. Cho nên, đến Yên Lược, vừa dựng xong túp lều, Xiển đã bị bọn lý trưởng bắt ra làm mõ. Một hôm nọ, lý trưởng thấy một chị hàng bát ngồi đại tiện ở cái bãi rậm đầu làng, liền bắt lấy gánh bát rồi sai Xiển đi mời “làng” ra đình chia phần. Xiển liền vâng vâng dạ dạ, vác mõ đi, cứ sau một hồi mõ “cốc cốc” chàng ta lại rao: “Chiềng làng chiềng chạ! Lắng tai mà nghe mõ rao: Cụ lý bắt được mụ hàng bát đại tiện bậy ở đầu làng, mời “làng” mau ra đình mà chia phần.”
Nghe nói được chia phần thì bao nhiêu chứ sắc, thân hào, vội vã kéo nhau ra đình. Đến cổng đình, gặp Xiển, người nào cũng nhao nhao lên hỏi: “Chia phần gì thế mày?” “Con mẹ hàng bát ấy đâu rồi?” “Có nhiều không hả mày?”. Nghe xong tất cả các câu hỏi, Xiển liền lễ phép đáp: “Bẩm các cụ, con mẹ hàng bát đại tiện bậy ở đầu làng. Dạ, nhiều lắm ạ, một đống to lù lù thế kia, có lẽ một cụ được đến vài ba bát chứ không ít đâu!” Vừa nói, Xiển vừa chỉ về phía hai cái sọt bá đang để ở hè đình.
Bài học rút ra: Thông qua câu truyện này tác giả muốn lên án bản chất tham lam của con người. Sự tham lam luôn muốn chiếm đoạt tài sản của người khác để làm của riêng. Bên cạnh đó, câu truyện còn muốn phê phán tính hóng chuyện, tò mò của người khác.
Chả dấu gì bác
Nội dung truyện kể rằng có một ông lâu ngày đến chơi nhà ông bạn thân. Hai người gặp nhau trò chuyện rôm rả. Chủ nhà mới tìm trầu để mời khách nhưng trong cơi trầu thì chỉ còn mỗi một miếng. Chủ mời mãi thì khách đành phải ăn. Cách 1 thời gian không lâu sau đó, ông này vì nhớ bạn nên lại đi sang thăm trả. Thấy bạn đến chơi nhà, ông kia mừng rỡ, mời bạn lên nhà ngồi. Lại trò chuyện rôm rả. Bạn đến chơi nên ông này cũng đi tìm trầu để mời bạn, nhưng lạ thay khi đem ra giữa cơi trầu lại chỉ có một miếng trầu và khẩn khoản mời bạn xơi. Ông khách khen cơi trầu đẹp và nể lời cầm miếng trầu kia lên ngắm và thắc mắc rằng thứ cau của chủ nhà chắc bổ vào dịp trời mưa nên nó lắm xơ nhỉ? Thì chủ nhà lại trả lời rằng đó chính là miếng trầu mà ông khách đã mời hôm trước vì ông ngậm trong miệng nên nó hơi bị giập ra.
Bài học rút ra: Câu truyện này lên án tính keo kiệt của người chủ nhà và cả người khách. Và cho người đọc bài học sâu sắc rằng ở đời không nên sống mà có tính keo kiệt, vì mình sống keo kiệt với người khác thì người ta cũng sẽ sống keo kiệt lại với mình như thế.
Kẻ ngốc nhà giàu
Gia đình phú ông có một người con trai, tuy đã lớn nhưng đầu óc chậm chạp, lại thường xuyên tiêu tiền hoang phí. Vì muốn con mình nên người, phú ông liền nói:
“Con có lớn mà không có khôn, thậm chí còn chẳng phân biệt được hạt kê và hạt lúa. Ta muốn để con ra ngoài học hỏi thì mới mong có ngày khá được”.
Người con trai nghe vậy cũng đồng ý. Sau khi rời nhà, anh gặp một người thợ đang tạc hai con sư tử đá.
Nhìn dáng vẻ của hai bức tượng, cậu con trai thích chí vô cùng, ngỏ ý muốn mua. Người thợ kia cũng biết cậu ngốc nghếch, bèn cố tình hét giá:
“Con sư tử nhỏ giá 3000 lạng vàng, con sư tử lớn thì 5000 lạng”.
Cậu con trai thản nhiên gật đầu, yêu cầu người đó đem tượng đến nhà mình, người kia liền mang theo pho tượng sư tử nhỏ về trước. Khi về tới nhà, cậu vội vàng khoe với cha rằng mình mua được đồ tốt.
Tới khi nhìn thấy tượng con sư tử đá bình thường mà bị hét giá lên tới mấy ngàn lượng vàng, người cha không khỏi than trời mà nói:
“Con bỏ ra số tiền lớn như vậy để mua thứ đồ vô dụng này, thật đúng là đứa con phá gia chi tử. Chẳng trách vì sao mọi người thường bảo ta thế nào cũng gặp báo ứng”.
Cậu con trai nghe xong lập tức vỗ tay cười lớn:
“Con nói cha nghe, đây mới chỉ là báo ứng nhỏ thôi, còn một báo ứng lớn đang chờ phía sau kia kìa”.
Bài học rút ra: Người thiếu kiến thức và kinh nghiệm sống thường dễ dàng vấp ngã và làm ra nhiều việc ngốc nghếch.
Ngạo mạn
Có người thư sinh nọ quen thói ba hoa khoác lác, từng nói với bạn mình rằng:
“Từ cổ chí kim, thánh nhân chính là những người khó tìm nhất. Năm xưa kể từ lúc Bàn Cổ vương khai thiên lập địa, vạn vật sống trên đời không ai có thể so với ngài. Cho nên ngài được tính là người thứ nhất”.
Nói xong câu này, thư sinh giơ lên 1 ngón tay để xác nhận.
“Sau đó là tới Khổng Tử, người thông thuộc thi thư lễ nhạc, được mệnh danh là thầy của vạn nhà, không ai dám bất kính. Ngài được tính là người thứ hai.” – thư sinh lại giơ thêm một ngón tay, tỏ ý đang đếm.
Thư sinh nói tiếp:
“Từ sau hai người này, không còn có ai đủ khiến tôi cảm thấy nể phục…”.
Thế nhưng chỉ sau vài giây chần chừ, người này lại hớn hở quay sang khẳng định với bạn mình:
“Anh thấy tôi nói có đúng không? Bậc thánh nhân trên đời quả nhiên rất ít, tính cả tôi mới có đúng 3 người”.
Bài học rút ra: Ngạo mạn, cuồng vọng thực chất điều ngốc nghếch và sai lầm nhất của đời người.
Cỏ ẩn thân
Một ngày nọ, A tình cờ gặp người lạ, người ấy đưa cho anh ta một nhánh cỏ và nói rằng đó là cỏ thần kỳ giúp ẩn thân, chỉ cần cầm nó trên tay thì đi đâu làm gì đều không bị người khác nhìn thấy.
A ngây thơ tin là thật, liền nghênh ngang cầm nhánh cỏ kia đi ra đường lớn, thản nhiên lấy tiền trong túi người đi đường. Người bị mất tiền định vung tay lên đánh A một bạt tai. Nào ngờ anh chàng ấy vẫn còn tự tin đáp trả:
“Có giỏi thì đánh đi, dù sao anh cũng chẳng nhìn thấy tôi”.
Bài học rút ra: Phàm là những việc chỉ mang mục đích tư lợi cá nhân thì khó tránh khỏi sẽ phạm phải sơ xuất, mà lừa mình dối người vốn là sơ suất dại dột nhất.
Có thể bạn thích: