Trung Hoa, như chúng ta đã biết, là cái nôi của võ thuật thế giới. Hãy cùng mình tìm hiểu những loại vũ khí sát thương cao nhất của Trung Hoa nhé
Giáo (thương, mâu) và trường đao
Nếu như cung dùng để tấn công tầm xa, khi quân hai bên chưa gặp nhau thì khi đã giáp lá cà, giáo lại là thứ vũ khí được yêu mếm sử dụng nhất. Giáo được thiết kế với một lưỡi nhọn gắn trên cán dài, lưỡi nhọn thường làm bằng kim loại cứng, sắc còn cán có thể gằng gỗ, tre hoặc bằng sắt. Với chiều dài của mình, giáo không chỉ có khả năng tấn công phạm vi xa hơn kiếm và đao, nó còn có thể giúp người sử dụng phòng thủ bằng cách giơ cán giáo ra đỡ. Giáo là thứ vũ khí số một khi dùng để đâm, xuyên bởi nó tận dụng được lực lao ra của cánh tay và mũi nhọn để chọc thủng cả hộ tâm phiến, thậm chí là lá chắn. Dù mục đích chính là đâm, xiên nhưng đôi khi giáo còn được sử dụng để phóng về phía đối phương như một mũi lao. Giáo được xem là thủy tổ của thương, mâu, kích, lưỡi lê… Trường đao là một loại vũ khí phát triển lên từ đao và giáo. Giống như kiếm và đao, giáo dùng để đâm, xiên còn trường đao dùng để chém. Trường đao thường được các mãnh tướng của Trung Quốc sử dụng.
Bồ cào, trượng và chùy
Quay trở lại với vũ khí đánh xa, bồ cào và trượng là hai loại vũ khi tầm xa và nặng, có sức sát thương rất lớn.
Bồ cào là loại vũ khí phát triển lên từ nông cụ làm đồng, cải biên thành vũ khí với những răng cào bằng kim loại sắc nhọn. Sự nguy hiểm của bồ cào nằm ở sức sát thương, dù không một phát đoạt mạng như trường đao, bồ cào với nhiều răng khi cắm vào đối phương sẽ khiến cho đối phương vô cùng đau đớn, không tàn thì cũng phế. Với sức nặng của mình, bồ cào khi bổ xuống có thể cắm vào xương khiến cho xương rạn nứt, không chỉ một vết mà có đến vài vết như nhau, phụ thuộc vào số răng cào của bồ cào.
Trong khi đó, trượng lại là vũ khí kim loại có hai đầu rất nặng. Một cây trượng có thể gắn ở hai đầu những loại hình khác nhau, thường là kim loại nặng, giúp cho người sử dụng như một lúc sử dụng hai vũ khí vậy.
Chùy khác với bồ cào và trượng, thường có hai loại là chùy ngắn hoặc chùy dây. Chùy thường gồm một quả tạ rất nặng, có thể có gai, dùng để đập, phá hoặc đẩy. Chùy ngắn thường gắn vào một cán ngắn, ít khi gắn vào cán dài bởi nếu gắn vào cán dài sẽ dễ bị gãy cán, còn chùy dây thường gắn ở một sợi dây sắt, dùng để tấn công tầm xa. Người sử dụng chùy cần phải có sức mạnh cơ bắp lớn để nâng và sử dụng thứ vũ khí vô cùng nặng này.
Qua và chi
Nếu như cung dùng để tấn công tầm xa, khi quân hai bên chưa gặp nhau thì khi đã giáp lá cà, qua lại là thứ vũ khí số một trên chiến trường. Qua là thứ vũ khí chỉ có duy nhất ở Trung Quốc, phổ biến vào các thời xuân thu, chiến quốc khi chiến tranh liên miên. Qua là thứ vũ khí có một mũi sắt ngang gắn ở đỉnh của cán gậy dài. Thiết kế này giúp qua trở thành thứ vũ khí hữu hiệu để chém, móc, kéo quân địch đang trên ngựa, có thể giúp một binh lính dưới đất tấn công và kéo kẻ địch từ trên ngựa, cũng như sử dụng mũi qua để tước vũ khí của đối phương. Mũi qua khi tấn công còn có khả năng móc và giật mạnh vào các phần cơ thể hiểm yếu của đối phương, thường không có giáp che như cổ, nách, mạng sườn… Góc 100 độ chính là góc gây sát thương lớn nhất của qua.
Kết hợp với một vũ khí dài được ưa chuộc khác là giáo, chi đã ra đời với lưỡi ngang của qua dùng để móc, kéo, chém và lưỡi nhọn của giáo dùng để đâm, xiên. Chi được sử dụng phổ biến ở thời Tam Quốc.
Roi
Roi được coi là thứ vũ khí mềm của Trung Quốc, với cấu tạo từ dây thừng, sợi kim loại, vải quấn hoặc các loại rễ cây leo, vậy nhưng khi đã sử dụng, nó lại không hề mềm chút nào. Roi của Trung Quốc thường gắn một quả tạ nhỏ trên đầu, vì sợi dây mềm và nhẹ nên đòn tấn công rất linh hoạt, biến chuyển, nhanh chóng và bất ngờ. Roi cho phép người sử dụng tấn công với tốc độ chóng mặt và trong quỹ đạo với tốc độ văng nhanh của nó, nó có thể tước bỏ hay làm hư hỏng vũ khí của đối phương. Không những vậy, người sử dụng khi múa roi còn tạo thành những vòng bảo vệ quanh mình, không chỉ giúp người sử dụng phòng thủ trước đao kiếm, giáo, qua mà thậm chí còn cả trước hàng chục mũi tên bắn đến. Roi cũng là thứ vũ khí có khả năng cất giấu dễ dàng, có thể cuộn lại để trong túi, hay quấn quanh chân, tay, vụng… Tuy vậy, việc sử dụng roi lại hoàn toàn không hề dễ dàng bởi nếu không cẩn thận, người sử dụng có thể sẽ làm hại chính mình.
Trâm cài, kim sắt và quạt
Đôi khi, vũ khí có sát thương cao và nguy hiểm lại chính là những đồ vật bé nhỏ, quen thuộc hàng ngày. Trong võ thuật Trung Quốc, trâm cài được biết đến như một thứ vũ khí tiềm ẩn nguy hiểm kinh khủng. Người sử dụng trâm cài thường là nữ giới hoặc các sát thủ chuyên nghiệp. Vì thời xưa người Trung Quốc có thói quen buộc tóc nên trâm cài là vật dụng vô cùng quen thuộc, khiến cho người ngoài khó có thể đề phòng. Với kết cấu dài, nhỏ, nhọn làm bằng kim loại, trâm cài có thể giúp người sử dụng tấn công lén người bên cạnh một cách nhanh chóng, dễ dàng với vết thương cắm vào các điểm hiểm yếu như mạng sườn, tim, tai, mắt… Đặc biệt hơn, trâm cài thường được gia tăng khả năng sát thương bằng cách tẩm độc.
Một vũ khí gần với trâm cài, là kim sắt. Kim sắt nhỏ như cái đinh, dài như đoản kiếm, giúp người sử dụng tấn công phạm vi gần (áp sát) vô cùng hiệu quả. Người sử dụng kim sắt dùng ngón tay và cổ tay để điều chỉnh, có thể giấu kim sắt trong nắm đấm hoặc đâm vào các điểm hiểm yếu như tim, cổ, tai, mắt…
Một thứ vũ khí là vật dụng thường ngày khác là quạt. Kỹ thuật võ quạt thường được các cao thủ sử dụng để phòng thân. Vì quạt nhỏ và linh hoạt, người sử dụng có thể dùng quạt để đỡ các đòn từ đao kiếm, thậm chí có thể dùng để tước vũ khí của đối phương. Một điểm lợi hại nữa của quạt, đó là có thể giấu các mũi kim bé ở bên trong, khi phóng ra thì rất bất ngờ và vì mũi kim quá bé, đối phương sẽ vô cùng khó có thể chống đỡ.
Côn
Tuy hữu dụng như vậy nhưng roi lại có điểm yếu, đó chính là độ bền của dây roi. Cải biến từ roi và kết hợp với gậy, côn ra đời. Côn thường được làm bằng gỗ hoặc kim loại, gắn với nhau bằng một sợi dây xích ngắn. Với thiết kế như vậy, côn vừa có thể giúp người sử dụng múa và có tác dụng như roi, vừa có độ bền và sát thương cao hơn. Côn chia làm nhiều loại, có côn cứng, có côn mềm, có côn nhị khúc, có côn tam khúc. Kỹ thuật sử dụng côn rất đa dạng, có thể quay, chặn, đả, bật, xiết, lợi dụng lực ly tâm và phản lực của côn. Dù côn linh hoạt và có khả năng gây tổn thương cao nhưng lại ít gây chết người, thường được các võ sư Thiếu Lâm Tự sử dụng cùng với trượng và gậy (còn có thể gọi là côn một khúc). Trong võ thuật Trung Hoa, Lý Tiểu Long (Bruce Lee) cũng là một võ sư tiêu biểu ưu chấp thuận sử dụng côn. Tuy nhiên cũng như roi, việc kiểm soát quỹ đạo của côn đòi hỏi võ sư phải luyện tập thành thục, nếu không có thể rơi vào trường hợp “gậy ông đập lưng ông”
Vòng càn khôn (kim luân)
Vòng càn khôn (Còn gọi là kim luân) là thứ vũ khí có nguồn gốc từ Tây Tạng. Với hình dáng tròn, vòng càn khôn làm cho người sử dụng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhờ nhiều bánh răng cưa sắc nhọn gắn xung quanh, nó có thể dễ dàng tấn công đối thủ, nâng khả năng tiếm cận lên cao và đâm, móc, kéo cơ thể đối thủ. Vòng càn khôn còn có thể sử dụng để kẹp vũ khí hòng tước đoạt vũ khí đối phương, hoặc sử dụng như chiếc lá chắn gắn trên tay hoặc dùng để ném về phía đối phương. Với hình dáng tròn, vòng càn khôn khi ném ra sẽ xoay các bánh răng thành một vòng tròn chết chóc, nếu có bị đối phương đỡ được thì vòng cũng sẽ bật trở lại với người sử dụng.
Tương truyền vào thời nhà Thanh, vua Ung Chính đã giết anh trai mình để đoạt ngôi. Sau đó, ông còn tiêu diệt các vị hoàng tử khác chống đối mình. Vào thời điểm này, Hội Thiên Địa đã vạch ra một thủ đoạn sát hại Ung Chính nhưng Ung Chính lại có trong tay một biệt đội tinh nhuệ được huấn luyện riêng biệt của riêng mình. Biệt đội tinh nhuệ này sử dụng một loại vòng càn khôn làm vũ khí, mệnh danh là “vũ khí chém đầu biết bay”. Khi xác của những kẻ chống lại Ung Chính được tìm thấy, người ta thấy đầu của họ đã lìa khỏi cổ trong khi không hề có xô xát. Dù sao đi nữa, đây cũng chỉ là một truyền thuyết nhưng nếu truyền thuyết ấy là có thật thì sức mạnh của vòng càn khôn xứng đáng được liệt vào vũ khí đứng đầu các loại vũ khí của Trung Quốc.
Có thể bạn thích: