Tổ đỉa là căn bệnh đặc biệt dai dẳng, gây ra tình trạng mụn nước lở loét, ngứa ngáy nghiêm trọng khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi và mất tự tin trong giao tiếp. Nhận biết sớm triệu chứng, xác định đúng nguyên nhân và có cách điều trị tổ đỉa phù hợp sẽ giúp bạn giải thoát được nỗi ám ảnh mà bệnh gây ra. Trong bài viết hôm nay TopChuan.com sẽ cùng bạn tìm hiểu một số cách điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà hiệu quả nhất.
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng muốI
Trong dân gian, rất nhiều người đã truyền tai nhau về phương pháp chữa tổ đỉa bằng muối. Đây là cách giúp bệnh nhân giảm nhanh cơn đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu do bệnh gây ra. Không phải ngẫu nhiên mà dân gian lại lưu truyền bài thuốc chữa tổ đỉa bằng muối ăn. Thực tế, loại muối này được chiết xuất trực tiếp từ biển nên có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng rất cao. Đồng thời, muối biển vẫn chưa trải qua khâu chế biến nên giữ được thành phần khoáng tự nhiên.Với căn bệnh tổ đỉa, sử dụng muối biển sẽ giúp cải thiện được tình trạng ngứa ngáy, sưng phồng, tấy đỏ da,… Đồng thời giúp cho tế bào da trở nên săn chắc, hạn chế tình trạng bong tróc, giúp da mịn màng, sáng hơn.
Bên cạnh đó, trong muối hạt còn có chứa các thành phần khác như phốt pho, kali, sắt, kẽm, canxi, vitamin C, magie, iốt, mangan,… Những chất này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp tẩy tế bào chết cho da, sát trùng vết thương, làm mềm và dưỡng ẩm da hiệu quả. Đồng thời làm lành tổn thương, ngăn ngừa vết thương lan rộng ra các vùng da xung quanh.
Các cách chữa tổ đỉa bằng muối
Nguyên liệu: Muối hạt
Thực hiện:
- Đầu tiên, bạn chọn một ít muối hạt nhưng hạt phải to và sạch.
- Tiếp đến, bạn bắc chảo lên bếp đảo đều tay. Trong quá trình đảo, bạn để lửa nhỏ.
- Sau khi đảo khoảng 5 phút, bạn bắc xuống bếp và để nguội thì đổ ra bát sạch.
- Tiếp đến, bạn rửa vùng da bị tổ đỉa thật sạch và lau khô. Đồng thời, đắp muối lên vùng da đó và dùng khăn mỏng để bó chặt lại.
- Sau khoảng 20 phút, bạn tháo vải ra và rửa sạch tay với nước ấm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước muối để rửa vùng da bị tổ đỉa nhằm sát trùng da.
Chữa tổ đỉa bằng củ ráy
Củ ráy có vị cay, tính mát có tác dụng giải độc, thanh lọc cơ thể, tán ứ và lợi niệu,… Chính vì vậy, chúng thường được dân gian sử dụng như vị thuốc quý giúp hỗ trợ chữa bệnh tổ đỉa.
Là loại cây thường mọc thành bụi với tên gọi dân gian là ráy dại, dã vu. Theo Đông y, cây ráy được xem là vị thuốc quý giúp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó, củ ráy có vị cay, tính mát, đại độc có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, lợi niệu thường dùng chủ trị và phòng ngừa triệu chứng sưng đau chân hoặc dùng làm thuốc giảm đau, phong đờm, điều trị sốt rét. Bên cạnh những tác dụng này, vị thuốc tự nhiên này còn được nhiều người biết đến với công dụng chữa bệnh ngoài da như nấm kẽ chân, mụn nhọt, ghẻ lở. Trong đó, có bài thuốc chữa tổ đỉa bằng củ ráy.
Các hoạt chất hóa học chứa trong củ ráy giúp các nốt mụn nước khô nhanh chóng. Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ tái tạo làn da mới, làm lành vết thương và giảm triệu chứng ngứa ngáy trên bề mặt da.
Bài thuốc chữa tổ đỉa bằng củ ráy:
Nguyên liệu: 2 củ ráy tươi
Thực hiện:
- Củ ráy được rửa sạch, bỏ phần vỏ bên ngoài
- Sau đó, rửa lại bằng nước sạch và ngâm với nước muối pha loãng để giảm bớt phần dịch ngứa và diệt khuẩn
- Thái củ ráy thành từng lát mỏng và cho vào cối giã nát
- Tiếp đó, cho củ ráy vào nồi, thêm nước và đun sôi
- Lọc lấy nước thuốc, chờ nguội bớt rồi dùng ngâm vùng da bị bệnh tổ đỉa
Thực hiện bài thuốc chữa tổ đỉa bằng củ ráy mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy trên da. Tuy nhiên, để bài thuốc chữa tổ đỉa bằng củ ráy đạt được kết quả như mong đợi, bệnh nhân cần kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian nhất định.
Cách chữa tổ đỉa dân gian tại nhà bằng gừng tươi
Theo một số nghiên cứu hiện đại, một số hoạt chất trong gừng tươi có tác dụng kìm hãm một số loại vi khuẩn. Các hoạt chất như Zingerone và Gingerol còn có tác dụng ức chế quá trình tạo thành Prostaglandin – một thành phần trung gian trong các phản ứng viêm. Do đó, gừng thường xuyên được sử dụng trong điều trị các bệnh da liễu, trong đó có bệnh tổ đỉa.
Cách chữa tổ đỉa dân gian tại nhà bằng gừng tươi:
Nguyên liệu: 2 củ gừng tươi, 2 lít nước
Thực hiện:
- Rửa sạch 2 củ gừng tươi, cắt thành lát
- Đun sôi 2 lít nước và thả gừng đã thái lát vào
- Để sôi thêm 2 phút nữa thì tắt bếp
- Đổ nước gừng vào thau và cho thêm một ít nước lạnh để giảm bớt nhiệt độ của thau nước.
- Dùng nước gừng ngâm rửa tay chân để giảm ngứa, giảm viêm và ngừa bội nhiễm ngày 1 – 2 lần.
Trị bệnh tổ đỉa tại nhà bằng chanh
Đây cũng là một trong những mẹo chữa bệnh tổ đỉa tại nhà được áp dụng rất phổ biến. Phương pháp trị tổ đỉa tận gốc bằng chanh thường áp dụng với những người bị bệnh do tăng tiết mồ hôi ở bàn tay, bàn chân. Tình trạng này không chỉ gây bùng phát bệnh mà còn kích thích da gây ngứa ngáy, sưng viêm và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi đó, lượng axit citric và vitamin C trong quả chanh sẽ giúp làm thông thoáng vùng da bị tổn thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Ngoài ra, vitamin C trong chanh còn giúp kháng khuẩn, chống viêm và thúc đẩy quá trình tăng sinh, tái tạo da và ngừa bệnh tái phát.
Cách thực hiện trị bệnh tổ đỉa tại nhà bằng chanh:
Nguyên liệu: Chanh , một ít nước ấm
Thực hiện:
- Rửa sạch, lau khô vùng da bị tổn thương
- Vắt ½ quả chanh lấy nước cốt và hòa với một ít nước ấm theo tỉ lệ 1:1
Thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị bệnh và để trong 10 phút - Rửa lại với nước ấm, lâu khô bằng khăn bông mềm và dưỡng ẩm da.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm chân, tay bị tổ đỉa với nước muối để làm sạch vùng da bị tổn thương và cải thiện các triệu chứng.
Chanh chứa nhiều axit nên có thể gây cảm giác xót, khó chịu. Vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này khi chỉ có các mụn nước đơn thuần, chữa vơ và lở loét.
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Theo y học hiện đại, lá trầu không chứa nhiều nước, khoáng chất, tinh dầu như kẽm, canxi, alkaloid, eugenol, carvacrol, chavicol, tamin, vitamin, acid amin… Các hoạt chất này được biết đến như một dạng kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tiêu diệt, ức chế nhiều loại nấm, vi khuẩn. Thói quen của đa số người bệnh là áp dụng các mẹo dân gian, trong đó có chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không.
Theo kinh nghiệm dân gian và quan điểm YHCT, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng tác dụng vào các kinh phế, tỳ ,vị đem lại công dụng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát khuẩn. Chính vì vậy, lá trầu không được dân gian tin dùng để điều trị tổ đỉa, nhiều bệnh ngoài da và các bệnh thông thường khác.
Trị tổ đỉa bằng lá trầu không và phèn chua giảm ngứa:
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá trầu không
- Một ít phèn chua
Thực hiện:
- Rửa thật sạch lá trầu không, vò nát.
- Cho lá trầu không và phèn chua vào 1 lít nước, đun sôi.
- Gạn lấy nước, để nguội bớt và ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa cho đến khi nước nguội hẳn.
- Lau khô vùng da tổ đỉa bằng khăn mềm, thực hiện 2 – 3 lần/ tuần.
Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không chỉ nên áp dụng khi bệnh mới chớm, ở mức độ nhẹ. Tổ đỉa mãn tính, triệu chứng nặng thì phương pháp này hầu như không mang lại hiệu quả.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng cây cẩu vĩ trùng (cây vòi voi, đại vĩ đạo)
Cẩu vĩ trùng hay còn được gọi là cây vòi voi hay đại vĩ đạo là một loại dược liệu khá thú vị. Cả thân, rễ và lá của loài cây này đều có những công dụng trị bệnh. Cẩu vĩ trùng có vị đắng nhẹ và có tính thanh mát, nhờ đó mà cẩu vĩ trùng giảm đau nhức, ngứa ngáy và kháng viêm rất hiệu quả.
Vì vậy, cẩu vĩ trùng là một vị thuốc vô cùng thích hợp đối với các bệnh nhiễm trùng hoặc viêm da cơ địa mà điển hình là bệnh tổ đỉa. Các chữa bệnh tổ đỉa bằng cây cẩu vĩ trùng và giấm ăn:
Chữa bệnh tổ đỉa bằng cây cẩu vĩ trùng:
Nguyên liệu: một ít thân và lá cây cẩu vĩ trùng nguyên vẹn, không bị sâu bọ.
Thực hiện:
- Đem rửa sạch cẩu vĩ trùng rồi để ráo nước
- Kế đến, thái nhỏ số thân và lá cây vĩ trùng vừa ráo nước rồi cho chúng vào nước muối loãng ngâm trong khoảng 10 – 15 phút rồi vớt ra và để ráo nước
- Tiếp theo, cho số cẩu vĩ trùng đã được ráo nước vào chảo nóng, đảo đều
- Sau đó cho thêm vào chảo một ít giấm ăn rồi tiếp tục đảo cho đến khi cẩu vĩ trùng chuyển sang màu hơi vàng thì dừng lại và tắt bếp.
- Cho cẩu vĩ trùng vừa chuyển màu vàng và vẫn còn nóng vào một chiếc túi vải sạch rồi chườm vào vùng da đang có tổ đỉa hoặc bệnh nhân cũng có thể dùng túi vải này xoa đều ở vùng bị tổ đỉa.
- Khi cẩu vĩ trùng bị nguội thì cho vào chảo nóng và tiếp tục đảo đến khi cẩu vĩ trùng nóng thêm một lần nữa
- Để công dụng của vĩ cẩu trùng được phát huy một cách tốt nhất, người bệnh cần kiên trì thực hiện chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam với tần suất 2 lần/ngày bằng vĩ cẩu trùng liên tục trong vài tuần.
Chữa tổ đỉa bằng rau răm
Rau răm còn có tên gọi khác là thủy liễu, đây là loại rau gia vị quen thuộc thường dùng ăn kèm với một số món ăn. Ngoài ra, loại rau này còn được sử dụng làm vị thuốc trong điều trị một số bệnh lý thường gặp. Theo Đông y, rau răm có tính ấm, vị cay với tác dụng tiêu thực, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị, chống viêm. Nhờ đem lại hiệu quả tốt trong việc kháng viêm mà từ lâu rau răm đã được ông bà ta sử dụng để điều trị các bệnh lý ngoài da, trong đó có bệnh tổ đỉa.
Nhiều nghiên cứu từ y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, trong rau răm có chứa một số loại tinh dầu như: Dodecanal; Decanal; α-humulene; β-caryophyllene; Decanol. Các tinh dầu trên đây có tác dụng tốt trong việc làm dịu da, đồng thời ức chế các phản ứng viêm và cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu mà bệnh tổ đỉa gây ra.
Hướng dẫn cách chữa tổ đỉa bằng rau răm:
Nguyên liệu: 1 nắm rau răm.
Thực hiện:
- Rau răm đem rửa sạch, để ráo.
- Giã nát rau răm rồi đắp lên vùng da tổn thương.
- Để nguyên trong 30 phút rồi rửa sạch và lau khô da.
- Với bài thuốc này có thể thực hiện 1 – 2 lần/ngày tùy thuộc vào mức độ bệnh. Bạn có thể tăng lượng rau răm cần sử dụng lên nếu các triệu chứng bệnh xuất hiện trên diện rộng.
Phương pháp dùng rau răm chữa bệnh tổ đỉa mặc dù đã được sử dụng rất phổ biến từ lâu đời nhưng bạn vẫn cần cẩn trọng. Rau răm có thể gây nóng da nếu dùng quá nhiều. Chính vì vậy khi chữa tổ đỉa bằng rau răm bạn cần dùng đúng cách cũng như tần suất. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà tác dụng của bài thuốc sẽ khác nhau. Và không phải cơ địa của người bệnh nào cũng phù hợp với bài thuốc này. Nếu dùng rau răm sau khoảng từ 5 – 7 ngày mà không thấy khả quan, bạn không nên tiếp tục sử dụng.
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt
Lá lốt là nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, ít ai ngờ được rằng loại rau gia vị này còn có nhiều công dụng chữa bệnh. Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong lá lốt chứa nhiều tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau.
Y học cổ truyền từ lâu cũng đã xem lá lốt là một vị thuốc chữa bệnh. Nó có tính ấm, vị cay, giúp ôn trùng, trừ hàn, chỉ thống nên thường được dùng để chữa bệnh xương khớp và các chứng viêm ngứa trên da như vẩy nến, eczema, nổi mề đay, viêm da cơ địa và cả bệnh tổ đỉa. Chính bởi những công dụng trên mà nhiều người tin rằng dùng lá lốt có thể giúp chữa khỏi bệnh tổ đỉa. Các bà nội trợ cũng tích cực đưa lá lốt vào thực đơn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt:
Nguyên liệu:
- Lá lốt: Số lượng nhiều hay ít tùy theo diện tích da bị ảnh hưởng
- Vài hạt muối ăn
- Gạc y tế hoặc vải sạch
Thực hiện:
- Sau khi rửa sạch lá lốt, bạn cắt nhỏ và đem giã nát cùng với muối ăn
- Đắp hỗn hợp lên những vùng da bị tổ đỉa tấn công
- Dùng miếng gạc băng lại để giữ lá lốt trên da trong khoảng 1 tiếng
- Áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 – 2 lần để giảm ngứa và đối phó với các triệu chứng khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra.
Trong quá trình chữa trị bệnh tổ đỉa bằng lá lốt cũng cần lưu ý giữ vệ sinh da sạch sẽ; Tránh để da tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn; Uống nhiều nước. Đồng thời, tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, dứa, súp lơ xanh, rau cải xoăn, cà chua… giúp tăng sức đề kháng cho da, đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương.
Có thể bạn thích: