Đông Nam Á là một khu vực gồm 11 quốc gia, mỗi quốc gia đều có những nền văn hóa khác nhau và đặc biệt là những công trình kiến trúc nổi tiếng, độc đáo, đại diện cho sự văn minh minh của mỗi dân tộc. Sau đây là những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất.
Công viên Kinabalu, Malaysia
Vị trí: Sabah, Borneo, Malaysia
Công viên Kinabalu nằm ở bang Sabah cuối phía Bắc đảo Borneo, Malaysia. Với địa hình chủ yếu là núi Kinabalu (cao 4.095 m), ngọn núi cao nhất giữa dãy Himalaya và New Guinea. Công viên có sự đa dạng của môi trường sống, từ đất thấp nhiệt đới và đồi rừng đến các khu rừng nhiệt đới trên núi, rừng phụ núi cao và cây bụi trên các vùng đất cao hơn. Công viên này rất đa dạng về các loài thực vật Đông Nam Á của nhiều khu vực khác nhau như dãy Himalaya, Trung Quốc, Australia,… Năm 2000, công viên Kinabalu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Thành phố lịch sử Ayutthaya, Thái Lan
Vị trí: Ayutthaya, Thái Lan
Diện tích: 289 ha
Thành phố cổ kính này được UNESCO công nhận năm 1991, là thủ đô thứ 2 của Thái Lan sau Sukhothai, thành lập vào năm 1350. Vào thế kỉ XVIII, nó bị phá hủy bởi người Miến Điện. Tuy nhiên, hiện tại thành phố này chỉ còn lại những tàn tích là những Prang (tháp di vật). Nó nằm cách 76 km về phía bắc của thành phố Bangkok, nơi đây là một khu di tích bao gồm nhiều đền, đài, chùa, bảo tàng,…đặc trưng tiêu biểu của khu di tích này là các công trình đều được xây bằng gạch đỏ trần, một chất liệu xa xưa. Di tích nằm bên bờ sông được hợp bởi 3 dòng sông là sông Chao Phraya, Mae Nam Lop Buri và sông Pa Sak, chính vì vậy mà tạo nên một khu du lịch tuyệt vời thu hút nhiều du khách đến đây tham quan.
Khu Hoàng Thành Thăng Long, Việt Nam
Vị trí: Hà Nội, Việt Nam
Được UNESCO công nhận vào năm 2010 trong dịp mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long, Hà Nội. Nơi đây được xây dựng từ thế kỉ X dưới triều đại nhà Lý ngay khi nước Đại Việt giành được độc lập. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam bởi 3 yếu tố là chiều dài văn hóa lịch sử suốt 13 thế kỉ, tính liên tục của các di sản và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú. Các tòa nhà Hoàng thành và khu vực khảo cổ còn lại tại 18 Hoàng Diệu đã phản ánh một nền văn hóa ở châu Á, đại diện cho nền văn hóa lúa nước khu vực hạ lưu sông Hồng, tại ngã tư ảnh hưởng từ Trung Quốc ở phía Bắc và Vương quốc Champa cổ ở phía Nam.
Angkor, Campuchia
Vị trí: Xiêm Riệp, Campuchia
Diện tích: 40000 ha
Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1992, Angkor được xem là một công viên khảo cổ học quan trọng nhất thế giới, thủ đô của đế quốc Khmer từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV. Quần thể này bao gồm các đền đài như Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon và 1 số ít công trình kiến trúc điêu khắc khác. UNESCO đã thiết lập một chương trình lớn nhằm bảo vệ công trình và môi trường xung quanh nó. Quần thể di tích này đã được liệt kê như một di sản đang bị đe dọa trong thời gian bất ổn chính trị, sau cuộc nội chiến trong những năm 1980 đến 2004.
Quần thể đền thờ Prambanan, Indonesia
Vị trí: Trung Java, Indonesia
Được thành lập vào thế kỉ X, quần thể này là một đền đài được xây dựng lớn nhất dành cho thần Shiva ở Indonesia được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1991. Nơi đây có ba ngôi đền được trang trí bằng phù điêu minh họa sử thi của Ramayana, thờ các vị thần lớn là Shiva, Vishnu và Brahma. Đây cũng là quần thể thờ các vị thần Hindu lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Thị trấn lịch sử Vigan, Philippine
Vị trí: Ilocos Sur, Philippine
Được thành lập vào thế kỉ 16, thành phố này được ví như là một khu bảo tồn tốt nhất của thị trấn thuộc địa Tây Ban Nha ở Châu Á. Kiến trúc của thành phố này là sự phản ánh của nhiều nền văn hóa khác nhau từ Philipine, Trung Quốc cho đến các quốc gia Châu Âu. Tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc và độc đáo không hòa lẫn với bất kì nơi nào. Chính vì vậy mà du khách đến đây như được thưởng ngoạn và học hỏi nhiều nền văn minh khác nhau trên thế giới với mô hình thu nhỏ này. Thành phố này được UNESCO công nhận năm 1999.
Các thị quốc Pyu, Myanma
Vị trí: Mandalay, Magway, Bago, Myanma
Các thị quốc Pyu cổ bao gồm phần còn lại của thành phố gạch, tường và hào bao quanh của Halin, Beikthano và Sri Ksetra nằm trong cảnh quan tưới tiêu rộng lớn của lưu vực sông Ayeyarwady (Irrawaddy). Các thành phố nơi đây phản ánh sự phát triển mạnh của vương quốc Pyu trong hơn 1000 năm. Ba thành phố được khai quật 1 phần nào đó địa điểm khảo cổ cùng với các thành trì, cung điện, bãi chôn lấp và các địa điểm sản xuất công nghiệp sớm, và các tháp gạch Phật giáo, bức tường và hệ thống tưới tiêu – 1 số ít vẫn còn sử dụng đến ngày nay – thể hiện về một cơ cấu tổ chức nông nghiệp thâm canh.
Luang Prabang, Lào
Vị trí: cách thủ đô Vientiane (Lào) 300 km về phía bắc
Luang Prabang được UNESCO công nhận vào năm 1995, nơi đây là một công trình kiến trúc kết hợp giữa tính truyền thống và đô thị hiện đại của Lào chịu ảnh hưởng bởi sự trị vì của thực dân Pháp trong những thế kỉ XIX, XX. Từ năm 1975, nó được xem là thủ đô Hoàng Gia, trung tâm của Vương quốc Lào, nhưng hiện nay, nó chỉ là một tỉnh lỵ của Lào. Luang Prabang nằm cách Viêng Chăn 425 km về phía Bắc, bên sông Mê Công. Dân số của huyện này khoảng 22 ngàn người. Đây thực sự là một công trình kiến trúc văn hóa độc đáo, là sự pha trộn giữa hai nền văn hóa độc đáo.
Có thể bạn thích: