Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là một căn bệnh phổ biến ở lứa tuổi trung niên, được gọi là căn bệnh của thời kì phát triển do chế độ nhà hàng siêu thị và lối sống không hợp lí. Phần lớn khi phát hiện bệnh đều đã chuyển sang giai đoạn muộn và chưa có hệ thống tầm soát phát hiện, điều trị sớm. Sau đây, bài viết sẽ giới thiệu 1 số dấu hiệu thường gặp ở các bệnh nhân tiểu đường cho bạn đọc tham khảo cũng như làm căn cứ để phát hiện sớm, phòng tránh “tên sát nhân thầm lặng” này.
Dễ mắc cảm lạnh, cảm cúm
Hệ thống miễn dịch suy giảm khi đường huyết cao làm giảm khả năng chống chọi lại các bệnh lí hay gặp như cảm cúm, cảm lạnh… Người mắc tiểu đường sẽ lâu khỏi và thường xuyên gặp các triệu chứng này so với người không bị tiểu đường.
Huyết áp cao
Huyết áp cao có liên hệ với nhiều căn bệnh khác nhau. Khi huyết áp cao thường là biểu hiện sau của tăng cân, có thể là dấu hiệu khởi phát của tiểu đường. Chỉ số huyết áp báo động khi bằng hoặc lớn hơn 130/85.
Khát nước và đi tiểu nhiều
Biểu hiện rõ ở bệnh nhân tiểu đường là việc thường xuyên cảm thấy khát nước. Do lúc này, lượng đường huyết trong máu tăng cao, cần các tế bào nước pha loãng lượng đường trong máu nên cơ thể sẽ cảm thấy khát liên tục. Sau khi nạp vào cơ thể nhiều nước, thận phải làm việc nhiều hơn bình thường để lọc và dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều.
Bất thường trên da
Người mắc tiểu đường thường có mức insulin cao hơn bình thường. Do đó, nó thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào da và kích thích tạo ra mảng tối. Nếu chú ý quan sát sẽ thấy hiện tượng da tối màu, viền đen ở các nếp gấp như ở gáy, nách, hõm cổ, khuỷu tay hay đốt ngón tay… Ngoài ra, tình trạng da khô và ngứa cũng là biểu hiện của tình trạng cơ thể cần nước dung nạp đào thải đường trong máu.
Sút cân, mệt mỏi, thường xuyên thấy đói
Tình trạng giảm cân 1 cách đột ngột khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải dẫn đến tình trạng đói thường xuyên có thể là biểu hiện của rất nhiều căn bệnh khởi phát trong đó có tiểu đường. Cũng có thể do áp lực công việc hay cuộc sống dẫn đến stress tạm thời nên bạn cũng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài, bạn cần gặp bác sĩ để thăm khám ngay.
Ngáy to khi ngủ
Nếu bạn mắc chứng ngáy to khi ngủ và bi quan ngủ nhiều vào ban ngày thì nên kiểm tra lượng đường trong máu bởi nó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Việc rối loạn giấc ngủ và hơi thở mạnh, thở to thành tiếng lớn gây căng thẳng khi ngủ, khiến lượng đường trong máu tăng lên.
Vết thương lâu lành
Lượng đường trong máu cao gây khó khăn cho hoạt động của tế bào bạch cầu trong máu làm cho vết thương lâu lành và bị nhiễm trùng, cản trở làm chậm quá trình vận chuyển các chất đi nuôi các mô của cơ thể, giảm khả năng đề kháng với các bệnh về da như nấm, nhiễm trùng… Đây có thể được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường.
Thay đổi về thị lực, thính lực
Hiện tượng mờ mắt hay khả năng nhìn rõ hơn thường xuất hiện sau một thời gian dài khi lượng đường huyết trong máu cao. Nhiều người thường dễ nhầm với biểu hiện của bệnh về mắt như cận thị, viễn thị… hay đổ do cơ thể “xuống cấp” vì tuổi ngày càng nhiều. Do đó, bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa mắt để có kết luận chính xác.
Bệnh nhân tiểu đường còn bị tổn thương các mạch máu và dây thần kinh ở tai dẫn đến việc nghe không rõ, thính lực giảm hơn so với bình thường.
Có thể bạn thích: