Có rất nhiều lý do khiến cho một đứa trẻ lớn lên không thành công trong cuộc sống, trong đó cách cư xử của cha mẹ là một trong các lý do. Khoa học đã chứng minh, những người không thành công, thường xuyên có vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu, căng thẳng có khả năng cao là hậu quả của một số cách cư xử của cha mẹ trong quá khứ sau đây.
Kiểm soát con mình quá chặt
Có những bậc phụ huynh bào chữa cho hành động kiểm soát con quá đáng của mình như: “Không quản để nó hư à?” “Để nó tự do, nó chạy lung tung rồi học mấy thứ lăng nhăng ngoài xã hội kia à?”. Đồng ý rằng xã hội bây giờ có quá nhiều cạm bẫy để có thể cho bọn trẻ phát triển nhưng không đến nỗi các bậc phụ huyenh phải rình rập, phải kiểm soát mọi hành động của con mình. Bọn trẻ bây giờ cũng giỏi và khôn ngoan hơn những gì cấm trẻ em tưởng.
Tờ báo Trẻ em và Gia đình đã tập hợp 300 sinh viên đại học làm 1 cuộc khảo sát về mức độ kiểm soát của bố mẹ họ. Kết quả là những sinh viên có phụ huynh kiểm soát chặt chẽ con mình có mức độ trầm cảm khá cao và không hài lòng với cuộc sống của bản thân. Ngoài ra, số sinh viên đó còn không cởi mở với những cái mới, sống tự ti và nhất là hay dùng thuốc an thần, thuốc giảm đau. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy để con mình có khoảng riêng tư để chúng tự hình thành nhân cách của mình.
Các bậc phụ huynh lạnh lùng, xa cách với con cái
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, những đứa trẻ không được hưởng tình thương đầm ấm đầy đủ từ bố mẹ, khi lớn lên thường có vấn đề về cách ứng xử, khó khăn trong thể hiện cảm xúc và có cảm giác không an toàn. Chúng khép mình với xã hội và luôn thường trực cảm giác lo âu. Bố mẹ gần gũi con cái sẽ khiến chúng vui vẻ hơn, chúng sẽ dễ dàng thành công trong cuộc sống hơn.
Bố mẹ không động viên con mình sống tự lập
Theo 1 nghiên cứu của Đại học Vanderbilt, bang Tennessey của Mỹ vào năm 1997, các phụ huynh có xu hướng bao bọc, kìm cặp con mình quá mức sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu sau này cho đứa trẻ như trẻ thiếu tự tin và trở nên quá dựa dẫm.
Thực tế, chúng ta không cần bất cứ khoa học hay công bố nào, chúng ta chỉ cần nhìn cái cách mà ông bà, bố mẹ ủ con trong ổ, giam hãm trong 4 bức tường vì sợ con ốm đau, con bị bẩn thì làm sao đứa trẻ sau này thích nghi được với cuộc sống, để có thể sống khỏe mạnh, cứng cáp được.
Bố mẹ la rầy con quá nhiều
Các cụ ta ngày xưa có câu: ”Thương cho roi cho vọt”. Thế nên thương con càng phải đánh, mắng, càng phải nghiêm thì sau này con lớn lên mới thành người được. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai, bởi vì, theo một kết quả nghiên cứu của Đại học Pittsburgh năm 2013, những ông bố bà mẹ có thói quen chửi mắng, quát tháo, xúc phạm con bằng ngôn từ sẽ ảnh hưởng đến tính cách của đứa trẻ 1 cách nghiêm trọng trong tương lai.
Những đứa trẻ lúc nhỏ bị cha mẹ thường xuyên la mắng sẽ có biểu hiện cư xử không đúng mực trong tương lai, thậm chí còn có triệu chứng trầm cảm. Vì thế, các ông bố bà mẹ có thể nhắc nhở con mình 1 cách nhẹ nhàng, chỉ cho con biết chúng đã làm sai những gì và nên sửa ở đâu thay vì đánh đập, chửi mắng, hạ thấp con mình.
Bố mẹ thường xuyên dùng đòn roi trừng phạt con
Các cụ xưa có câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” nên các bậc cha mẹ thường dùng đòn roi để trừng phạt, răn đe con cái.
Tuy nhiên, việc dùng đòn roi lại phản tác dụng, mang lại nguy cơ tăng động, dễ nổi nóng và nhiều biểu hiện tiêu cực khác cho trẻ. Năm 2000, thư viện y dược quốc gia Mỹ đã nghiên cứu và thấy rằng những học sinh cấp 1 bị bố mẹ đánh đòn thường xuyên có xu hướng trở nên hư hỏng rất nhiều. Cũng như kết quả phân tích năm 2016 của Đại học Texas được thực hiện trong 50 năm với 160.000 đứa trẻ, đòn roi lúc còn nhỏ có liên quan chặt chễ với các vấn đề sức khỏe và khả năng nhận thức của chúng.
Bố mẹ nghiện sử dụng điện thoại
Thời đại công nghệ cao, chiếc điện thoại di động, đặc biệt là điện thoại thông minh ra đời là một bước tiến dài của nhân loại. Cuộc sống của con người cũng bỗng chốc xoay vần quanh một thiết bị điện tử bé xíu này. Những ông bố, bà mẹ hàng ngày ôm chiếc điện thoại và sử dụng nó liên tục khi ở bên con sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Việc quá tập trung vào điện thoại nhiều ông bố, bà mẹ mất tập trung vào con dẫn đến nhiều nguy hiểm xảy ra, hậu quả rất đáng thương.
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, điện thoại thông minh tiềm tàng một nguy cơ khá cao đến hạnh phúc và sự phát triển của trẻ trong tương lai. Một nghiên cứ của Wall Street Journal cũng cho thấy, bố mẹ sử dụng điện thoại thông minh làm tăng khả năng thương tích ở trẻ.
Bố mẹ cho con tự do đi ngủ vào bất cứ giờ nào
Theo nghiên cứu của một nhà khoa học người Anh, thời gian ngủ bất ổn của trẻ có mối liên hệ với những biểu hiện tiêu cực ở trẻ như tăng động, hạnh kiểm kém ở trường và khó biểu hiện cảm xúc. Việc bố mẹ để con tự do đi ngủ vào bất cứ giờ nào gây tác động xấu đến sự phát triển não ở trẻ nhỏ. Những hành động tưởng như tôn trọng quyền tự do, cũng như rèn luyện tính tự lập ở trẻ của các bậc phụ huynh hóa ra lại không mang lại kết quả như ý muốn.
Cho trẻ xem TV từ khi còn quá nhỏ
Để dỗ con ăn nhiều bậc phụ huynh sử dụng TV như một biên pháp hữu hiệu nhằm lôi kéo sự tập trung của trẻ. Theo một nghiên cứu về trẻ em năm 2007: cho trẻ em xem TV quá nhiều trong 3 năm đầu đời sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng ngôn ngữ cũng như khiến trẻ trở nên ngang ngược và bắt nạt bạn bè khi bắt đầu theo học ở mầm non. Không những thế, xem nhiều TV khiến trẻ mất tập trung, giảm khả năng tư duy Toán và khả năng đọc chính xác trong tương lai.
Tuy nhiên, bố mẹ có thể hạn chế trẻ xem TV, chỉ cho con xem một số chương trình được khuyên là tốt cho trẻ như: các show tạp kỹ dành riêng cho trẻ em từ 2 – 2,5 tuổi có bài học kích thích tư duy, phản ứng của trẻ.
Có thể bạn thích: