Hải Dương là 1 trong những thành phố trọng điểm của cả nước trong quá trình phát triển kinh tế. Bên cạnh đó dịch vụ du lịch cũng là một ngành đầy tiềm năng. Nếu đến với Hải Dương, dừng chân ghé lại những địa điểm du lịch sau đây bạn sẽ thấy yêu mảnh đất này hơn bao giờ hết!
Đền Bia
Thuộc thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, là nơi thờ cúng Đại danh y Tuệ Tĩnh – vị Thánh thuốc nam. Câu chuyện của Cụ Tuệ Tĩnh là một câu chuyện hết sức cảm động. Cuộc đời thăng trầm, cha mẹ mất sớm, Cụ được một nhà sư đem về nuôi dưỡng, với tinh thần ham học hỏi, sáng dạ và mếm mộ nghiên cứu thuốc nam. Cụ đi thi và đỗ đạt cao tuy nhiên Cụ không ra làm quan mà ở lại với dân giúp dân chữa bệnh. Năm 55 tuổi, Cụ bị bắt đi sứ sang Trung Quốc. Được Vua nhà Minh hết sức chiêu dụ, lấy lòng nhưng Cụ vẫn luôn hướng về quê hương. Sau khi Cụ mất được chôn cất tại Trung Quốc nhưng trên tấm bia đá trên mộ Cụ có dòng chữ tha thiết “Ai về nước Nam cho tôi về với”. Rất nhiều năm sau Cụ mới được đưa về nước, nhưng khi thuyền đi qua địa phận xã Cẩm Văn bây giờ thì bị chìm và không ai có thể tìm được bia mộ của Cụ đâu nữa. Từ đó người ta lập luôn Đền để thờ cúng cho Cụ.
Đến với ngôi đền này, bạn sẽ được chìm đắm trong không gian tĩnh lặng, được thăm thú vườn thuốc quý. Nghe người dân truyền miệng nhau rằng Đền của Cụ rất thiêng, xin gì được nấy nên hàng năm vào những ngày đầu xuân năm mới người dân cả nước lại nô nức mang theo tấm lòng thành kính đến với Đền để mong muốn những điều tốt đẹp nhất.
Văn Miếu Mao Điền
Nằm tại xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương vùng đất Thánh thờ cúng các nho sĩ, danh nhân đỗ đạt như Khổng Tử, nhà giáo Chu Văn An, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Lương quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Trình quốc công – Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhập nội hành khiển Phạm Sư Mạnh, Thần toán – Tiến sĩ Vũ Hựu và nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ.
Tính đến thời điểm hiện tại Văn miếu Mao Điền là 1 trong năm văn miếu còn sót lại của nước ta. Với khung cảnh đã được trùng tu lại nhưng không làm mất đi vẻ cổ kính, solo sơ vốn có. Văn miếu Mao Điền hiện nay là nơi diễn ra sự kiện khuyến học hàng năm dành cho các thế hệ học trò giỏi, đỗ đạt trong các kỳ thi để động viên, khích lệ các em tiếp tục cố gắng phấn đấu cho sự nghiệp học tập, kiến thiết nước nhà. Hàng năm, vào ngày 18/2 âm lịch, tại đây lại diễn ra lễ hội truyền thống nhằm ôn lại truyền thống hiếu học và khoa bảng. Nếu bạn đến thăm Hải Dương vào thời điểm này thì không thể bỏ qua nơi này nhé!
Làng rối nước Thanh Hải, Thanh Hà
Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương là nơi sản sinh ra phường múa rối nước Thanh Hải đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. Trải qua rất nhiều thăng trầm của cuộc đời, những cuộc chiến tranh tàn khốc nhưng với sự nhiệt tâm của những con người, những dòng họ và cả chính quyền địa phương, múa rối nước đã dần dần được phục hồi và phát triển đem đến rất nhiều những tiết mục hay, đặc sắc tại hầu hết các hội diễn, các Festival văn hóa lớn trên cả nước.
Với nhiều vở rối nước đặc sắc, đầy chất âm nhạc dân gian như vở “đem chuông đi đánh xứ người” đã dành được nhiều giải cao và được hội đồng thẩm định âm nhạc công nhận. Đến với làng nghề, bạn sẽ được hòa mình vào không khí tươi vui, tất bật của việc chuẩn bị những con rối nước. Những nghệ nhân với bàn tay ma thuật đã sáng tạo ra những điều tưởng như không thể.
Khu di tích Kính Chủ – Đền Cao An Phụ
Chùa Kính Chủ thuộc làng Dương Nam, xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là một hang động tự nhiên giữa những vách đá hiểm trở. Nơi đây thờ phụng rất nhiều nhân vật lịch sử như thiền sư Minh Không, vị vua Lý Thần Tông, Huyền Quang. Những pho tượng trong chùa rất độc đáo, được đúc hoàn toàn bằng đá đem đến cho du khách cảm giác khác hẳn với những ngôi chùa được xây dựng theo kiến trúc thường có. Hàng năm vào ngày hội, du khách về đây hành hương rất đông với mong ước cầu bình an, may mắn.
Thuộc cùng địa phận xã An Sinh là ngôi Đền Cao An Phụ – thờ An Sinh Vương Trần Liễu, phụ thân của vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Với sự trùng tu tôn tạo lại ngày nay đền được mở rộng với quy mô lớn với công trình văn hóa như chùa Tường Vân, tượng đài Trần Hưng Đạo. Với khung cảnh nên thơ hùng vĩ, nét mộc mạc solo sơ, không gian tĩnh lặng bạn sẽ cảm nhận được một không khí hoàn toàn khác xa với cuộc sống vồn vã đời thường, không có khói bụi chỉ có không gian an lành với cây cỏ thiên nhiên.
Làng gốm Chu Đậu
Tọa lạc tại thôn Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, nơi đây là làng nghề truyền thống đã từng phát triển rực rỡ vào thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII nhưng sau đó không rõ nguyên nhân nào người dân không còn mặn mà với nghề gốm nữa mà chuyển sang canh tác. Sau hơn ba thế kỷ thất truyền, ngày nay gốm Chu Đậu lại một lần nữa hồi sinh, trở thành mặt hàng xuất khẩu trong nước và cả bạn bè quốc tế.
Không phải nghiễm nhiên mà gốm Chu Đậu lại có thể vươn xa được như vậy, giới chuyên môn đánh giá rất cao về gốm Chu Đậu, họ nói đó là một loại gốm “mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông”, không chỉ thế gốm Chu Đậu còn được thể hiện hết sức điêu luyện dưới nét bút của những nghệ nhân, từng bức tranh muôn màu, muôn vẻ đậm đà bản sắc dân tộc đã được ra đời.
Nếu bạn đã đến Hải Dương, hãy đến với gốm Chu Đậu, tự tay vẽ và cảm nhận chúng theo cách của bạn. Đó chắc chắn sẽ là kỷ niệm không thể nào quên.
Côn Sơn, Kiếp Bạc
Khu danh thắng Côn Sơn thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương được nằm e ấp giữa hai dãy núi Phượng Hoàng – Kỳ Lân gồm những phong cảnh núi non hùng vĩ, chùa, tháp với rừng thông, khe suối và rất nhiều những di tích vô cùng nổi tiếng khác gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân lịch sử của các triều đại qua. Nếu đến Côn Sơn bạn sẽ được hòa mình vào không gian của núi rừng xanh thẳm, đắm mình trong chốn thiêng liêng của ngôi chùa cổ kính – chùa Hun nằm ẩn mình dưới tán cây cổ thụ ngàn năm tuổi.
Đi về phía chân núi, dưới chân của Đăng Minh Bảo Tháp bạn sẽ bắt gặp cảnh tượng vô vàn người hành hương đang đứng xếp hàng để chờ mong được nhận từng gáo nước từ Giếng Ngọc với mong muốn rửa trôi đi những bụi trần trên đời, làm tâm hồn sáng trong như ngọc. Trẻ nhỏ thì mong muốn học giỏi, thông minh, khỏe mạnh. Tương truyền Thiền sư Huyền Quang 1 trong những vị thiền sư nổi tiếng đã được báo mộng về nguồn nước quý này và nước giếng nơi đây còn được các sư làm nước cúng lễ của chùa.
Từ chùa Côn Sơn – chùa Hun du khách leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn. Đứng ở đây du khách có thể phóng tầm mắt ra xa nhìn cảnh tượng núi non hùng vĩ, trên đỉnh núi có một phiến đá rộng, nằm solo côi một mình, người ta gọi đó là Bàn Cờ Tiên – truyền thuyết kể rằng nơi đây là nơi nghỉ chân của các vị Thần Tiên khi đi vi hành.
Đền Kiếp Bạc thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương cách Côn Sơn có 5km nên người ta hay gộp chung 2 địa danh thành quần thể di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc. Vào thế kỷ thứ 13 nơi đây là nơi ngừng chân đóng quân của vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Đền thờ Ngài được dựng trên khu đất trung tâm của thung lũng Kiếp Bạc tạo nên vẻ cổ kính, uy nghiêm hiếm có.
Câu lạc bộ golf Ngôi sao Chí Linh
Sau khi đã đi qua những vùng đất linh thiêng của những ngôi đền chùa cổ kính, được ngắm nhìn những sản phẩm tinh xảo của làng nghề truyền thống, được đắm chìm trong không gian thanh bình thì đến với câu lạc bộ golf Ngôi sao Chí Linh bạn hoàn toàn lại trở về với cuộc sống sôi động hàng ngày và lại được đắm mình vào thiên nhiên xanh mát.
Tọa lạc tại thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương và được đánh giá là 1 trong những sân golf hàng đầu tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Với thiết kế độc đáo hoàn toàn bằng kính trong suốt, tòa nhà nơi nghỉ ngơi của du khách sẽ là một trạm quan sát, ngắm nhìn toàn cảnh 1 cách tuyệt vời nhất. Màu xanh của cỏ cây, hoa lá choáng ngợp cả không gian của thung lũng tuyệt đẹp sẽ mang đến cho bạn cảm giác như đang lạc vào ốc đảo xanh. Sau khi thực hiện những cú đánh golf đẹp mắt, bạn sẽ được tận hưởng cảm giác sảng khoái, trút bỏ được hết bi thương phiền, âu lo của cuộc sống.
Đền Tranh
Đền Tranh hay còn được gọi là Đền Quan Lớn Tuần Tranh nằm gần bến đò Tranh thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Ngôi đền này là nơi thờ thần sông nước coi quản khúc sông. Người dân nơi đây tin truyền nhau rằng “đền này thiêng lắm, linh ứng lắm, xin gì được nấy” nên hàng năm ngoài người dân địa phương, du khách khắp nơi đều nô nức tới đây trẩy hội hàng năm vào lễ hội chính từ 10-20/2 âm lịch. Trải qua những năm tháng thăng trầm của hai cuộc chiến tranh, đền Tranh đã được xây dựng và tôn tạo lại rất đẹp mà vẫn giữ lại những nét đẹp cổ kính vốn có của nó.
Nếu một lần được đến ngôi Đền này bạn sẽ được hòa mình vào không khí an lành và một lần nữa được chiêm ngưỡng những di tích lịch sử.
Có thể bạn thích: