Thành đạt phải được hiểu là Thành và Đạt: Thành công trong sự nghiệp nhưng phải Đạt được hạnh phúc, an bình trong cuộc sống. Các tiêu chí làm thước đo đó là Tiền bạc, Sự tôn trọng, Tình yêu, Sức khỏe, Sự thoải mái- vui vẻ, Kiến thức – kỹ năng, Sự cho đi và Sự công nhận. Hãy cùng TopChuan.com điểm qua 10 đức tính quan trọng giúp bạn thành đạt.
Rèn giũa bản thân
Người thành đạt không ngừng rèn luyện để liên tục đổi mới bản thân trên bốn lĩnh vực cơ bản của đời sống: thể chất, xã hội/tình cảm, tinh thần và tâm hồn. Đó chính là thói quen giúp chúng ta tăng khả năng áp dụng những thói quen hiệu quả khác.
Chăm chỉ
Những người thành đạt không ngừng làm việc, không bao giờ để lãng phí một phút nào. Sau khi khảo sát lịch làm việc của nhiều doanh nhân nổi tiếng, giáo sư đại học Harvard John Kotter cho biết, đa số họ đều làm việc từ 60 tới 65 tiếng một tuần, tương đương ít nhất 8-10 tiếng mỗi ngày.
Giáo sư tâm lý học nổi tiếng Mihaly Csikszentmihalyi đã tiến hành nghiên cứu những thiên tài để làm tư liệu cho cuốn sách Creativity của mình và ông phát hiện ra nhiều điều thú vị về IQ. Không ai trong số những nhân vật thay đổi thế giới có IQ dưới 130. Nhưng sự khác biệt giữa những người có IQ từ 130 tới 170 là không đáng kể. Bạn có thể vượt qua mức IQ 130, điều đó cho thấy bạn đã làm việc chăm chỉ nhiều thế nào.
Tư duy cùng thắng
Tư duy cùng thắng là khi khối óc và con tim tìm kiếm lợi ích chung dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau trong mọi tương tác. Đây chính là suy nghĩ về sự dồi dào của những cơ hội, của cải và nguồn lực cho tất cả mọi người, chứ không phải khan hiếm và cạnh tranh một mất một còn. Đây không phải là kiểu suy nghĩ ích kỷ, thắng thua. Trong công việc và cuộc sống gia đình, các thành viên suy nghĩ một cách tương thuộc- theo nghĩa “Chúng ta” chứ không phải “tôi”. Tư duy cùng thắng thúc đẩy giải quyết mâu thuẫn và giúp các cá nhân tìm kiếm giải pháp đem lại lợi ích chung. Đó là sự chia sẻ thông, quyền lực, sự công nhận và phần thưởng.
Điềm tĩnh
Những người thành đạt luôn giữ được vẻ điềm tĩnh vì họ luôn luôn lưu ý và hiểu kỹ cảm xúc của mình. Từ đó, họ sẽ bình tĩnh để ứng xử và giải quyết mọi vấn đề với sự tự chủ. Khi công việc gặp khó khăn, họ giữ được sự bình tĩnh đáng ngạc nhiên. Họ hiểu rằng dù mọi việc có tốt hay xấu đến mức nào, tất cả đều sẽ dần thay đổi. Điều họ có thể làm là thích ứng và điều chỉnh bản thân để giữ được sự vui vẻ và tự chủ.
Biết lắng nghe để am hiểu và để được thấu hiểu
Khi chúng ta lắng nghe với ý muốn am hiểu người khác, chứ không phải để đối đáp, thì đó là khi chúng ta bắt đầu một cuộc giao tiếp thật sự và gây dựng mối quan hệ. Khi nào người khác cảm thấy mình được thấu hiểu, họ sẽ cảm thấy được ủng hộ và tôn trọng, hàng rào phòng thủ được hạ xuống, cơ hội nói chuyện cởi mở và am hiểu lẫn nhau sẽ đến một cách tự nhiên và dễ dàng hơn.
Muốn am hiểu người khác cần sự tử tế, muốn được người khác am hiểu cần sự can đảm. Tính hiệu quả nằm trong sự cân bằng giữa hai vế đó.
Biết sắp xếp công việc
Bất cứ công việc nào cũng có thể được đánh giá thông qua hai tiêu chí “tính khẩn cấp” và “mức độ quan trọng”. Những việc thứ yếu không được đến trước và những việc chính yếu không bị xếp lại phía sau. Người thành đạt phải tập trung vào những gì quan trọng nhất, bất kể nó khó khăn hay không. Điều quan trọng nhất là giữ cho những việc quan trọng nhất nằm ở vị trí quan trọng.
Có niềm tin
Niềm tin là cái khởi đầu cho các thành công trong công việc, và cuộc sống. Chúng ta có niềm tin để làm gì? Chúng ta cần có niềm tin để có thể đặt ra cho mình những mục tiêu trong công việc cũng như cuộc sống. Người thành đạt không muốn sống ngày qua ngày mà không có mục tiêu rõ ràng. Họ xác định và cam kết với các nguyên tắc,giá trị, các mối quan hệ và những mục tiêu quan trọng nhất đối với họ. Tuyên ngôn sứ mệnh là hình thức cao nhất của lần sáng tạo bằng tinh thần của một cá nhân, gia đình hoặc tổ chức. Đó là quyết định quan trọng nhất vì nó chi phối tất cả những quyết định khác. Tạo ra nền văn hóa đằng sau một sứ mệnh, tầm nhìn và những giá trị chung chính là cốt lõi của sự lãnh đạo.
Dễ hòa đồng và hợp tác
Khi bạn đã có uy tín trong một lĩnh vực nào đó, bạn cần nuôi dưỡng mối quan hệ tốt với những người xung quanh. Khi đã gây dựng được một “mạng lưới” những mối quan hệ tốt, những người này sẽ sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn mà không toan tính thiệt hơn.
Tất nhiên, để đạt được điều này cũng là cả một quá trình, và yếu tố quan trọng nhất xuất phát từ cái tâm của bạn. Bạn thân thương và tốt bụng bao nhiêu thì sẽ nhận lại được những mối quan hệ thân thiết bấy nhiêu. Hợp tác trong công việc nghĩa là tạo ra giải pháp thứ ba, đó không phải là cách của tôi, không phải là cách của bạn, mà là cách thứ 3 tốt hơn cách mà mỗi người có thể tự nghĩ ra. Đó là kết quả của sự tôn trọng lẫn nhau, am hiểu và thậm chí tôn trọng sự khác biệt của người khác trong giải quyết vấn đề và nắm bắt cơ hội.
Có thể bạn thích: