Thanh Hóa là một tỉnh giao thoa giữa hai miền Bắc và Trung của nước ta, nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng lâu đời với những sản phẩm chất lượng được xuất khẩu ra nhiều nước trong khu vực.
Dệt sợi gai
Dệt sợi gai là nghề đặc trưng của người Thổ ở Thanh Hóa, một nghề lâu đời chứ đựng bản sắc, tinh hoa văn hóa xứ Thanh.
Sợi gai được dệt từ vỏ cây gai, một loại cây thuộc họ tầm ma dưới bàn tay khéo léo của những Mê, những Ún trong bản làng nghèo khó. Người Thổ ở đây có những bí quyết dệt sợi gai rất riêng khiến cho sản phẩm của họ cực kì tinh xảo và bắt mắt.
Công cụ dệt của người Thổ vẫn còn khá thô sơ, bàn làm bằng tre, khung cửi dệt hay gọi là khung con cú, đòn ngồi là tấm ghế băng, trục cuốn vải, khuôn dệt dài được vót nhẵn từ những nan tre già để khi dệt mà dận chân đòn thì tạo được khe hở cho con thoi chạy qua, con thoi làm bằng gỗ nghiến hoặc bằng sừng, thanh văng được làm bằng cột tre già để giữ cho mặt vải luôn được và đều sợi.
Vải khi dệt xong có độ mềm và mịn được rất nhiều người ưa thích, vải sợi gai thường dùng để dệt váy, làm khăn đội đầu, thắt lưng, vỏ chăn…
Nước mắm Do Xuyên
Do Xuyên là một làng nhỏ thuộc xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, từ lâu đã nổi tiếng bởi nghề làm nước mắm truyền thống. Thanh Hóa được thiên nhiên ưu ái nên có bờ biển dài giàu cá tôm, điều này khiến cho nghề làm nước mắm rất phát triển.
Mắm Do Xuyên được chế biến từ cá cơm tươi ngon đánh bắt vào tháng ba âm lịch và không rửa bằng nước ngọt sẽ làm cá mất ngon, để lâu dễ bị hỏng. Đây cũng là một trong các những bí quyết riêng của làng. Muối phải lấy từ vùng biển Tĩnh Gia, Thanh Hóa, hạt muối trắng tinh, to, già, được nắng, không bị nước mưa. Những chum vại để đựng mắm phải làm từ gỗ bằng lăng hoặc gỗ mít thì mắm mới thơm ngon đúng điệu. Cá muối vào cuối tháng 3 âm đến gần Tết mới bắt đầu lọc mắm để phục vụ Tết và năm sau.
Mắm Do Xuyên trong, sánh như mật ong, mùi thơm đặc trưng, chính bởi vậy nó đang dần chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh và các vùng lân cận.
Nghề chạm khắc đá làng Nhồi
Theo sử sách ghi lại, nghề chạm khắc đá làng Nhồi đã có từ thời Lý và lưu truyền qua nhiều biến cố lịch sử để đến tận bây giờ nó vẫn phát triển và trở thành thương hiệu của xứ Thanh.
Những nghệ nhân làng Nhồi đã góp phần điểm tô cho kinh thành Tây Đô, điện miếu Lam Kinh, Kính Thiên (kinh thành Thăng Long), đền thờ An Dương Vương (Cổ Loa)… Có thể nói, nghề khắc đá làng Nhồi đã góp phần tạo nên bộ mặt dân tộc qua nhiều thời đại.
Gốm làng Vồm
Làng Vồm thuộc xã Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hóa, gọi là gốm làng Vồm nhưng thực chất những sản phẩm gốm được sản xuất ở làng Chành kế bên nhưng tiêu thụ tại chợ Vồm. Đây là 1 mặt hàng lâu đời của vùng đất cổ Doanh Xá.
Gốm Vồm nổi tiếng là sản phẩm gốm nhẹ lửa, bằng chất liệu đất sét trắng mềm, dẻo, ít pha tạp, các sản phẩm cũng rất đa dạng như: nồi, ấm, siêu, chõ đồ có chất lượng tốt, hình thức đẹp, giá trị sử dụng cao, từng chiều lòng được nhiều khách hàng khó tính ở các tỉnh ngoài như Hà Nam, Nam Định, Hà Nội,…
Tuy hiện nay người ta thường sử dụng các loại nồi, ấm từ inox, thép, gang,… nhưng sản phẩm gốm làng Vồm vẫn chiếm được vị thế riêng của mình trong lòng người tiêu dùng.
Nem, giò, chả Đông Hương
Nghề làm nem, giò chả, đặc biệt là nem chua là nghề truyền thống lâu đời, niềm tự hào của người dân xứ Thanh.
Nem, giò, chả của Thanh Hóa đặc biệt bởi những công thức bí truyền của người dân nơi đây kết hợp cùng với những nguyên liệu được chọn lựa kĩ càng và 1 bàn tay khéo léo.
Nem Đông Hương được bày bán quanh năm như một thức quà không thể thiếu mỗi khi bạn có dịp ghé thăm Thanh Hóa trong khi giò lụa chỉ được bày bán vào những dịp Tết làm theo những đối chọi hàng của thực khách, giò Đông Hương như một gói quà mà người ta biếu nhau trong những ngày năm hết Tết đến. Ngoài ra, Đông Hương còn nổi tiếng bởi món chả rán thơm bùi, béo ngậy, từng miếng chả vàng ruộm ăn chung với một chút rau sống, nước chấm mới thấy hết được hương vị của xứ Thanh.
Hiện nay nem, giò, chả Đông Hương có mặt ở nhiều nơi trên khắp cả nước với giá thành phải chăng, nem chỉ khoảng 35.000 đồng đến 50.000 đồng cho 10 chiếc, giò, chả giao động từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng cho 1kg.
Nghề làm hương làng Đông Khê
Làng Đông Khê thuộc xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa lâu nay vẫn nổi tiếng bởi có nghề làm hương truyền thống. Hương Đông Khê được nhiều người biết đến, tiêu thụ cả trong và ngoài tỉnh.
Điểm đặc biệt của làng nghề này là Đông Khê chỉ sản xuất hương trầm và chỉ làm hương thắp trong dịp Tết cổ truyền để thờ cúng ông bà tổ tiên. Bởi vậy mà mùi hương Đông Khê giống như mùi của Tết, của đoàn viên xum vầy.
Hương Đông Khê được làm từ tăm hương (tre nứa), nhựa hương (nhựa cây trám) và thành phần phụ gia (than của các loại gỗ nhẹ như than cây xoan, cây muồng dại, than của tàu lá chuối khô; rễ của cây hương bài, hoa hòe, quế chi, trầm hương), mỗi nguyên liệu đều được lựa chọn tỉ mỉ, cẩn thận để đảm bảo hương có mùi thơm dịu nhẹ.
Thổ cẩm làng Ngọc
Làng Ngọc – Cẩm Thủy là một địa danh du lịch nổi tiếng của Thanh Hóa với suối cá thần được nhiều người biết đến như một nét đẹp kì diệu của tạo hóa. Ngoài ra làng Ngọc còn nổi tiếng bởi nghề dệt thổ cẩm với những sản phẩm mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc Mường.
Trước đây, các sản phẩm dệt thổ cẩm chủ yếu được sử dụng trong gia đình, làm của hồi môn khi con gái đi lấy chồng. Hiện nay, sản phẩm này đã được đầu tư phát triển và trở thành món quà lưu niệm được hâm mộ khi có dịp ghé thăm suối cá thần.
Nạo ngao Sầm Sơn
Sầm Sơn không chỉ là một bãi biển đẹp, nơi ăn khách du lịch hàng đầu tỉnh Thanh Hóa mà còn là nơi được đánh giá là có tiềm năm về thủy hải sản. Các nghề đánh bắt thủ công ra đời rất nhiều trong đó có nghề nạo ngao truyền thống.
Thịt ngao là 1 mặt hàng dễ chế biến lại rất có lợi cho sức khỏe con người, ngao có công năng giải độc, tiêu khát, tư âm, lợi thủy, hóa đờm, chủ trị chứng ho nhiều đờm, loét dạ dày hành tá tràng, băng huyết,… Chính vì vậy nghề nạo ngao rất phát triển ở vùng biển Sầm Sơn đặc biệt là bãi bồi cửa Lạch Hới.
Có thể bạn thích: