Myanmar là xứ sở huyền bí thu hút nhiều du khách trên thế giới nhờ nét nguyên sơ, cổ kính, cùng hàng nghìn ngôi chùa chứa đựng niềm tin tâm linh sâu sắc. kiến trúc thì vô cùng độc đáo. Đằng sau những công trình kiến trúc kỳ vĩ đó còn có nhiều bí ẩn mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là Top 10 ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng ở Myanmar, các bạn cùng tìm hiểu nhé.
Chùa Dhammayangyi
Với lối kiến trúc hình khối kim tự tháp là một trong những ngôi đền có diện tích lớn nhất ở Bagan. Ngôi đền được xây dựng vào năm 1167 do xưa Narathu xây dựng, sau khi giết vua cha của mình và chiếm ngôi ông đã cho xây dựng nên ngôi đền này. Thường thì những ngôi đền cổ của Myanmar hầu hết đều có chóp nhưng đền Dhammayangyi lại không có, người dân kể rằng do những tội ác của mình mà ngôi đền này vẫn chưa được hoàn thành và không có chóp. Ngôi đền này chỉ được xây dựng bởi đất nung gạch đỏ nên nó không được vữa chắc.
Chùa Mahamuni
Mahamuni là một trong những ngôi đền Phật giáo lớn được xây dựng kiên cố vào thế kỷ 18, là biểu tượng vàng của Mandalay, cố đô của Miến Điện. Đền Mahamuni sở hữu tượng Phật cao 4m, nặng tới 6,5 tấn và phía bên ngoài tượng được dát một lớp vàng ròng dày 15cm trông vô cùng lấp lánh.
Chùa Kyaikhtiyo
Chùa Kyaikhtiyo hay Chùa Đá Vàng được xây dựng vào năm 574 trước Công Nguyên. Đây được xem là một trong những kỳ quan của vùng Đông Nam Á. Khu đền chùa nằm trên một tảng đá to được dát vàng nằm trên mỏm đá chênh vênh ở độ cao 1.100m, được lưu truyền là do sợi tóc của đức Phật nên mới không bị sụp.
Ngôi chùa Kyaikhtiyo có nhiều tượng Phật được đặt khắp ngóc ngách. Đặc biệt, một số tượng Phật trong đó được khảm bằng hàng nghìn viên đá quý, vài trăm viên kim cương với hàng trăm chiếc chuông vàng.
Chùa Shwemawdaw Paya
Đây là ngôi chùa cao nhất của Myanmar với chiều cao lên tới 114m. Sau 1000 năm lịch sử, ngôi chùa đã trở thành công trình ý nghĩa to lớn đặc biệt với người dân. Chùa có kiến trúc đẹp mang đặc trưng Phật giáo với những bảo tháp, kinh Phật cùng rất nhiều di tích Phật. Không chỉ riêng Shwedagon, hầu hết các chùa ở Myanmar đều rất rộng. Trước khi bước vào chùa, bạn phải cởi giày và cả tất cho bao ni lông xách theo, tham quan hết khu này lại đến khu khác mà không cần phải quay lại lấy giày hoặc mất thêm phí gửi giày.
Chùa Ananda
Ngôi chùa cổ độc đáo Anada được xây dựng dưới thời trị vì của đức vua vĩ đại Tilinman. Chùa Anada nằm giữa vùng đất được bao bọc bởi những hàng cây xanh um tùm khiến ngôi chùa càng trở huyền ảo hơn. Đặc biệt, chùa Anada có lối kiến trúc không giống những ngôi chùa vàng hay đền tháp nào ở Bagan. Điểm nhấn nổi bật của ngôi chùa chính là bốn bức tượng Phật cao 10m quay mặt ra bốn hướng. Ngoài ra, Anada còn sở hữu những bức phù điêu được chạm khắc vô cùng tinh xảo miêu tả về cuộc đời của Đức Phật.
Chùa Shwedagon
Nằm ở thành phố Yangon, chùa Shwedagon là chùa tháp lớn nhất, đẹp nhất và linh thiêng nhất ở Myanmar. Được xây dựng từ 2500 năm trước. Ngôi chùa này nổi tiếng là có lưu giữ bốn báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo là: cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca, còn Phật Câu Na Hàm thì có máy lọc nước. Về nội thất của ngôi chùa đã được chạm khắc rất tinh vi, cầu kỳ với khoảng 8.690 lá vàng dát cực mỏng. Cả ngôi chùa được tô điểm bằng 5.450 viên kim cương đủ kích cỡ và 2.320 viên hồng ngọc, lam ngọc. Chùa từ lâu trở thành nơi hành hương của các tín đồ Phật giáo Myanmar.
Chùa Sule
Tọa lạc ở trung tâm thành phố Yangon, chùa Sule được biết đến là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất tại Myanmar. Trong khoảng những năm cuối thế kỉ XX, ngôi chùa Sule này từng là trung tâm chính trị của đất nước.
Chùa Sule có kiến trúc hình bát giác lên đến đỉnh tháp và đậm chất dân tộc. Các chi tiết nội thất tại ngôi chùa được chạm trổ tinh xảo, lộng lẫy khiến du khách nào đến thăm cũng phải trầm trồ.
Chùa Kuthodaw
Nằm yên bình dưới chân núi Mandalay là ngôi chùa cổ kính nổi tiếng chùa Kuthodaw được xây dựng từ thời vua Mindon. Đây là một quần thể bao gồm ngôi chùa chính và nhiều đền tháp nhỏ xung quanh. Điểm đặc biệt thu hút đông khách du lịch tới chùa là sự tồn tại của cuốn sách đá lớn nhất thế giới. Cuốn sách này có 1.460 trang được tạo nên bởi nhiều viên đá quý nhỏ ở các hang động. Để đọc hết và thông hiểu bộ sách này người ta dự tính mất 3600 giờ tương đương khoảng 150 ngày nếu miệt mài không ngưng nghỉ.
Có thể bạn thích: