Xin giới thiệu đến bạn danh sách những ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam. Nếu có dịp, bạn hãy thử làm một “chuyến” hành hương đến một trong số những nơi này… để trở về với nguồn cội tâm linh, hiểu sâu hơn về cuộc đời và thân phận của chính mình, ý thức về sự vô thường ngắn ngủi của kiếp người, nỗ lực vượt lên những điều nhỏ nhặt đời thường để tìm tới những gì tốt đẹp hơn… Bạn nhé!
Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc (An Giang)
Đây là một di tích nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thu hút gần 2 triệu lượt người đến cúng bái, tham quan.
Khách hành hương, du lịch đến từ khắp nơi trên cả nước, tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo, kéo dài suốt nhiều tháng.
Chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa được biết đến với nhiều kỷ lục Việt Nam, được xác lập như chùa có diện tích lớn nhất, tượng Phật bằng đồng lớn nhất, chùa có nhiều tượng La Hán nhất và nhiều cây bồ đề nhất…Chùa Bái Đính cũng là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam 2010.
Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km.
Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên – Huế)
Toạ lạc trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách thành phố Huế 5km về phía Tây. Chùa Thiên Mụ là ‘Quốc Tự Đệ Nhất’ nên nhiều sư được phong tước hiệu. Chùa là ngôi danh lam cổ tự bậc nhất của đất Thần Kinh.
Chùa Thiên Trù (Chùa Hương) – Hương Sơn (Hà Tây)
Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp.
Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, cách Hà Nội khoảng 60 km, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.Chùa Hương là một danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam. Động Hương Tích được gọi là ‘Nam Thiên Đệ Nhất Động’
Chùa Vĩnh Nghiêm (TP.HCM)
Chùa được xây dựng từ năm 1964 và hoàn thành năm 1971, do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng vẽ kiểu với sự cộng tác của kiến trúc sư Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu.Những công trình chạm khắc gỗ ở đây có bao lam tứ linh, bao lam cửu long, các tượng La-hán… Đặc biệt là các phù điều trên các hương án chạm các ngôi chùa danh tiếng trong nước và các nước Châu Á. Các nghệ nhân Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Văn Dụ, Bá Nhâm và tập thể thợ chạm những năm 1960 đã đạt những thành tựu đáng kể về mặt điêu khắc gỗ ở đây.
Chùa Côn Sơn (Hải Hưng)
Toạ lạc ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, trong khu vực Côn Sơn nổi tiếng với những núi non, chùa tháp, rừng thông, khe suối… và những di tích gắn liền cuộc đời nhiều danh nhân trong lịch sử. Côn Sơn còn là một trung tâm Phật giáo lớn ở nước ta.
Chùa Côn Sơn, tên chữ là Tư Phúc Tự dựng ở chân núi phía Nam, Chùa có từ thời Trần. Vua Trần Thái Tông (1225 – 1258) đã từng đến đến thăm chùa. Chùa được trùng tu mở rộng từ đời Lê, tương truyền có tới 83 gian nguy nga đồ sộ. Ngày nay chỉ còn là ngôi chùa nhỏ, còn gọi là chùa Hun.
Chùa Xá Lợi (TP.HCM)
Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 5 tháng 8 năm 1956 và khánh thành vào các ngày 2, 3, 4 tháng 5 năm 1958.Tháp chuông có 7 tầng, được khởi công xây dựng ngày 15/12/1980 và khánh thành ngày 23/12/1961. Đại hồng chung được đem lên tháp ngày 17/10/1961 dưới sự chững minh của cố Hoà thượng Thích Tịnh Khiết.
Trước đây, chùa là nơi đặt trụ sở Hội Phật học Việt Nam. Chùa được chọn làm nơi tổ chức Đạo hội thành lập Giáo hội phật giáo Việt Nam họp từ ngày 30/12/1963 đến ngày 01/01/1964. Chùa nguyên đặt trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Văn phòng II). Ngày 31/8/1991, chùa là nơi tổ chức lễ tiếp nhận và phát hành 2 tập đầu tiên Đại Tràng Kinh Việt Nam.
Chùa Đại Tòng Lâm (Bà Rịa – Vũng Tàu)
Chùa Đại Tòng Lâm, tên đầy đủ là Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự; là một ngôi đại tự có nhiều công trình quy mô và hiện đại nằm trên địa phận ấp Quảng Phú, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc Việt Nam.
Ngôi chùa do Hòa thượng Thích Thiện Hòa (1907-1978)[1], từ chùa Ấn Quang (Thành phố Hồ Chí Minh) đến khai sơn vào năm 1958 với mục đích xây dựng nơi đây thành một đại tòng lâm có quy mô lớn, tiến đến mở Phật học viện, quy tụ tăng ni khắp nơi về tu học, đào tạo lực lượng kế thừa thực hiện sự nghiệp hoằng pháp độ sinh. Sau khi ngài mất (1978), ý nguyện này vẫn được các vị trụ trì kế tục thực hiện.
Hiện nay, Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập 6 kỷ lục
Có thể bạn thích: