Áp lực công việc có khá nhiều hình thức và làm ảnh hưởng đến tinh thần của bạn bằng nhiều cách khác nhau. Khi bạn stress, ngay cả những điều lặt vặt cũng có thể làm bạn cảm thấy căng thẳng, ví dụ như máy photocopy không hoạt động khi bạn cần dùng tới nó hay những chiếc điện thoại không ngừng đổ chuông. Phần lớn áp lực đến từ việc bạn phải làm quá nhiều hay bạn phải làm công việc khiến bạn không cảm thấy thỏa mãn. Những mối bất hòa với sếp, đồng nghiệp hay khách hàng cũng góp phần lớn khiến bạn luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra stress.
Giao tiếp trong công việc kém.
Căng thẳng trong công việc thường đến từ sự giao tiếp kém. Khi bạn không được bộc lộ những mối lo ngại, những điều cần thiết hoặc những cơn bực dọc, bạn sẽ cảm thấy rất căng thẳng. Có một vị trí công việc mới trong phòng ban nơi bạn làm việc với trách nhiệm cao hơn nhưng cũng được trả lương tốt hơn, bạn nghĩ rằng mình có thể làm tốt công việc này. Bạn đã làm ở đây lâu hơn bất kỳ ai trong phòng ban và hy vọng vị cấp trên sẽ nghĩ đến mình. Nhưng sau vài tuần, một người đồng nghiệp của bạn được thăng chức và đảm nhiệm vị trí đấy. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tức giận và tổn thương nhưng lại không nói được gì cả.
Stress trong công việc gây ra tình trạng gì?
Hầu như ai cũng từng ở trong trạng thái căng thẳng. Khi bạn cảm thấy áp lực, cơ thể sẽ giải phóng một loại hormone làm tim bạn đập nhanh, hơi thở gấp gáp hơn và đem lại cho bạn rất nhiều năng lượng.
Áp lực có thể hữu ích trong trường hợp bạn cần tập trung để hoàn thành một dự án lớn nhưng nếu áp lực quá nhiều hoặc nếu bạn ở trong tình trạng căng thẳng quá lâu thì không hề tốt cho sức khỏe chút nào.
Căng thẳng liên tục làm bạn ngã bệnh thường xuyên hơn và tệ hơn là có thể gây ra những cơn đau mãn tính, gây ra những vấn đề sức khỏe lâu dài như bệnh tim, cao huyết áp, vấn đề về cột sống và suy nhược cơ thể.Một số những dấu hiệu sau đây cho thấy bạn đang chịu nhiều áp lực từ công việc:
+ Đau đầu
+ Gặp vấn đề với giấc ngủ
+ Khó tập trung.
+ Nóng tính.
+ Tức bụng.
+ Cảm thấy không hài lòng với công việc và kém tập trung.
Thiếu sự kiểm soát.
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến áp lực công việc chính là cảm giác không kiểm soát được các nhiệm vụ và trách nhiệm công việc. Ví dụ như khi bạn chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo để cấp trên phát biểu vào buổi họp lúc 4 giờ chiều. Bạn đã đợi các dữ liệu cần thiết từ sáng, nhưng phải đến 3 giờ 15 phút mới nhận được các dữ liệu này, khiến bạn lại phải vội vã hoàn tất mọi thứ trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Mặc dù đã hoàn thành trách nhiệm nhưng chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy tức giận và bức bối trong lòng. Và điều này xảy ra không chỉ một lần, dẫn đến áp lực công việc.
Tiến độ hoàn thành công việc và sự hài lòng.
Bạn có tự hào với nghề nghiệp của mình? Nếu công việc đó không có ý nghĩa, bạn sẽ dễ cảm thấy căng thẳng. Bạn có đang lo lắng phải làm sao để hoàn thành tốt công việc? Cảm thấy bất an về tiến độ công việc của bản thân chính là tác nhân lớn khiến nhiều người bị căng thẳng. Ví dụ như khi bạn mới vào làm đã được 8 tháng và cảm thấy bản thân làm việc tốt, tuy nhiên cấp trên thì không nói gì nhiều và điều này khiến bạn cảm thấy không chắc chắn về sự thể hiện năng lực của bạn. Bạn sẽ luôn lo lắng liệu mình có làm tốt hay không nhưng lại sợ không dám hỏi cấp trên của mình.
Không nắm rõ về nhiệm vụ trong công việc.
Nếu bạn không chắc chắn về những nhiệm vụ được giao, công việc của bạn có thể thay đổi ra sao hoặc không biết về những mục tiêu mà phòng bạn hoặc công ty của bạn đang hướng tới, bạn sẽ trở nên căng thẳng. Nếu công việc đòi hỏi bạn phải báo cáo với nhiều người, bạn cũng sẽ trở nên bị áp lực khi phải cố gắng hoàn thành yêu cầu của tất cả cấp trên ấy. Chẳng hạn như khi quản lý cũ của bạn vừa được thăng chức, giờ đây bạn phải làm việc với một người sếp mới. Người sếp này muốn đổi mới mọi thứ trong phòng ban và tuyển thêm một người mới với trách nhiệm công việc tương tự như của bạn. Điều này chắc chắn sẽ làm bạn lo lắng liệu mình có bị sa thải hay thay đổi trách nhiệm không.
Thiếu sự động viên.
Thiếu đi sự hỗ trợ từ cấp trên hoặc những người đồng nghiệp có thể làm bạn cảm thấy khó giải quyết những vấn đề trong công việc và dẫn đến tình trạng căng thẳng.Ví dụ bạn làm việc trong một văn phòng bận rộn và phải trả lời những cuộc gọi phàn nàn từ khách hàng cả ngày. Công việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn chịu trao đổi kinh nghiệm và mẹo vặt với những người đồng nghiệp. Nhưng tất cả mọi người đều bận rộn không kém, đến cả thời gian nghỉ ngơi đôi chút cũng không có.
Trách nhiệm công việc tăng cao.
Đảm trách thêm nhiệm vụ trong công việc thật sự rất căng thẳng. Bạn sẽ có nhiều áp lực hơn khi có nhiều hơn công việc để làm mà bạn chẳng thể nói không với những nhiệm vụ mới đó. Chẳng hạn như khi bạn luôn có nhiều dự án mới mẻ, điều này có thể cần thiết cho sự thăng tiến trong công việc. Tuy nhiên khi nhiệm vụ bắt đầu chồng chất thì bạn sẽ cảm thấy bị quá tải và không muốn nhận thêm việc nào khác nữa. Tuy nhiên khi cấp trên yêu cầu nhận một dự án mới, bản thân bạn lại không thể từ chối và bây giờ thì lại càng lo lắng hơn bao giờ hết để hoàn thành tất cả các công việc được giao.
Điều kiện làm việc kém.
Khi nơi làm việc của bạn luôn tràn ngập nguy hiểm hoặc khiến bạn khó chịu như không gian chật chội, tiếng ồn hoặc những vấn đề về an toàn môi trường lao động, bạn có thể trở nên căng thẳng. Chẳng hạn, bạn phải tiếp xúc liên tục với tiếng ồn tại nơi làm việc, bạn đeo tai nghe để đối phó với điều này. Tuy nhiên khi công việc kết thúc, tai bạn sẽ bị ù và đầu bạn sẽ nhức rất nhiều, điều này sẽ khiến bạn luôn trong trạng thái căng thẳng.
Có thể bạn thích: