Kinh tế học ngày càng có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các nhà kinh tế học cũng đang có sức ảnh hưởng tới các chính sách kinh tế và cách chúng được vận hành. Dưới đây là danh sách những nhà kinh tế học có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới ở mọi thời đại.
Karl Marx (1818 – 1883)
Karl Marx là một nhà triết học, nhà tư tưởng gốc Do Thái, ông được sinh ra tại Đức vào ngày 5 tháng 5 năm 1818. Những tác phẩm của ông có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội,… thời kỳ bấy giờ. Karl Marx cũng là người sáng tạo ra nhiều thuật ngữ kinh tế như “thặng dư”, “chủ nghĩa tư bản”,… Tư tưởng của ông được đặt tên là duy vật biện chứng và vẫn là đề tài gây nhiều tranh cãi của học giả sau này.
Adam Smith (1723 – 1790)
Adam Smith được sinh ra tại Scotland được coi là cha đẻ của ngành kinh tế học. Ông là một nhà triết học cũng vừa là một nhà kinh tế chính trị học. Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông và cũng là cuốn sách đầu tiên trên thế giới đề cập 1 cách hệ thống nhất về kinh tế học đó là cuốn “Nguồn gốc của cải của các quốc gia” được phát hành vào năm 1776. Cuốn sách này được coi là nền tảng cho các nguyên lý và chính sách kinh tế được giảng dạy ở các trường đại học và được các chính trị gia kinh tế vận dụng sau này.
Adam Smith là người ủng hộ tự do thương mại và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các quốc gia. Ông cho rằng chính sách kinh tế bảo hộ, hàng rào thuế quan, chủ nghĩa trọng thương chỉ khiến cho kinh tế quốc gia và thế giới kiệt quệ, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người dân.
Theo Adam, khi một người có xu hướng chạy theo lợi ích riêng cho cá nhân mình lại vô tình khiến cho lợi ích của cộng đồng được nâng cao, người ta gọi quan niệm này là thuyết “bàn tay vô hình”. Tuy sau này, học thuyết của ông trở nên lỗi thời và lộ nhiều điểm không chuộng trong nền kinh tế hiện đại nhưng ông vẫn được cả thế giới mến mộ và tôn vinh.
Warren Buffett (1930)
Warren Edward Buffett là một nhà kinh tế, nhà đầu tư nổi tiếng thế giới, ông sinh vào ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại tiểu bang Nebraska, Mỹ. Tính tới thời điểm hiện tại ông được đánh giá là nhà đầu tư thành công nhất và là người giàu thứ 2 thế giới với tài sản khoảng 70 tỉ USD (sau Bill Gates). Ông là người đặt nền móng và phát triển những tư duy, lý thuyết về đầu tư, quản lý tài chính hiện đại. Không những thế ông được biết đến là nhà từ thiện hào phóng và lối sống giản dị đến khó tin.
Hiện nay, hầu hết những nhà đầu tư, chứng khoán trên thế giới đều chịu ảnh hưởng từ những kiến thức của ông.
Milton Friedman (1912 – 2006)
Milton Friedman ra đời vào ngày 31 tháng 7 năm 1912, là một nhà kinh tế học nổi tiếng hàng đầu của Mỹ, ông cũng là người đem về giải thưởng Nobel kinh tế học danh giá vào năm 1976 cho đất nước mình. Ông là người có đóng góp to lớn cho nền kinh tế thế giới với những nghiên cứu liên quan đến phân tích chi tiêu của người tiêu dùng, giải thích chi tiết và làm đơn giản hóa những chính sách ổn định kinh tế phức tạp, đặt nền móng cho nghiên cứu về lịch sử tiền tệ.
Là người ủng hộ chính sách kinh tế thị trường tự do, ông chỉ ra những vô ích khi nhà nước can thiệp quá sâu và sự hoạt động của kinh tế. Ông là người sáng lập lên trường phái kinh tế trọng tiền, có mặt trong ban nghiên cứu chiến tranh của chính phủ Mỹ và là giáo sư kinh tế học của Đại học Chicago. Sau hơn 30 năm giảng dạy tại đây ông cũng cho ra đời rất nhiều công trình nghiên cứu có tính ứng dụng khác và là thầy dạy của rất nhiều người đoạt giải Nobel kinh tế học sau này.
John Maynard Keynes (1883 – 1946)
John Maynard Keynes là một nhà kinh tế học ra đời vào năm 1883 tại nước Anh. Sau khi các học thuyết của Adam Smith trở lên nổi tiếng và đem vào vận dụng thì xuất hiện nhiều sai sót, John Keynes là người đã “vá” lại những lỗ hổng này. Nếu thuyết “bàn tay vô hình” và kinh tế thị trường được thả lỏng và tự do tuy khiến kinh tế phát triển nhưng sẽ nảy sinh nhiều bất cập về mặt xã hội, môi trường,… nơi mà loài người chỉ biết chạy theo đồng tiền và lợi ích cá nhân.
John Keynes đề cao ảnh hưởng của các chính phủ trong việc kiểm soát và can thiệp vào hoạt động kinh tế. Ông cho rằng, chính phủ sẽ là cơ quan đảm bảo ổn định kinh tế, giảm thiểu những cuộc bùng nổ hay suy thoái kinh tế. Chính phủ sẽ đảm bảo cân bằng giữa phát triển kinh tế, phát triển văn hóa – xã hội và đảm bảo môi trường sống.
Học thuyết của ông được chứng minh là đúng đắn khi giảm những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 1929. Gần đây, những chính sách kinh tế của ông vẫn được những chính trị gia đưa ra vận dụng và vẫn đạt hiệu quả. Ông được coi là cha đẻ của bộ môn kinh tế học vĩ mô và là nhà kinh tế học vĩ đại nhất thế kỷ 20.
Jan Tinbergen (1903 – 1994)
Jan Tinbergen sinh ra vào tháng 4 năm 1903 tại Hà Lan và đoạt giải Nobel kinh tế học vào năm 1969 vì việc phát triển và ứng dụng mô hình hóa các hoạt động kinh tế.
Ông là người đặt nền móng trong lĩnh vực toán kinh tế, đưa bộ môn kinh tế học trở lên khoa học hơn. Đóng góp này của ông làm cho các hoạt động kinh tế tưởng chừng như ngẫu nhiên và khó dự đoán trở lên khoa học và có thể dự đoán qua thống kê hơn. Các phương pháp này của ông hiện nay vẫn được sử dụng và được giảng dạy tại các trường đại học kinh tế trên toàn thế giới.
Alfred Marshall (1842 – 1924)
Alfred Marshall là nhà kinh tế học người Anh, ông sinh ra tại London vào ngày 26 tháng 7 năm 1842. Tuy không được nổi tiếng như những nhà kinh tế học khác trong danh sách này nhưng đóng góp của ông không thể phủ nhận và còn được ứng dụng cho tới tận ngày nay.
Khi kinh tế học vừa ra đời bởi sáng tạo của Adam Smith, người ta vẫn nghĩ rằng đây là một quan niệm về triết học cho tới khi Alfred Marshall nỗ lực đưa toán học vào kinh tế học để biến ngành này trở thành ngành khoa học thực sự.
Sau hơn 10 năm miệt mài nghiên cứu, ông cho ra đời cuốn sách “Principles of Economics” đây được coi là cuốn sách mà bất cứ người nào bước chân vào ngành đều phải đọc qua. Cho tới giờ tác phẩm này đã được xuất và tái bản rất nhiều lần và vẫn được sử dụng làm giáo trình không thể thiếu ở trường đại học trên toàn thế giới.
Muhammad Yunus (1940)
Muhammad Yunus là một nhà kinh tế học nổi tiếng sinh vào 28 tháng 6 năm 1940 tại Bangladesh. Ngay từ nhỏ ông đã bộc lộ tư chất và trí tuệ vượt trội, lớn lên ông được nhận học bổng chính phủ Fulbright danh giá và theo học tại đại học Vanderbilt của Mỹ. Sinh ra tại một đất nước đang phát triển sau được học tập tại một quốc gia phát triển ông là người tường tận hơn ai hết nỗi khó khăn của những người lao động nghèo khi khao khát thoát nghèo cải thiện cuộc sống nhưng lại không có cơ hội. Từ đó, ý tưởng về ngân hàng Grameen ra đời, đây là nơi sẽ cho những người nghèo vay với khoản tín dụng nhỏ (tín dụng vi mô) với lãi suất thấp và hầu như không phải thế chấp. Khách hàng của ngân hàng này phần lớn là người lao động nghèo và phụ nữ, ông đã mở ra cánh cửa cho người yếu thế trong xã hội có cơ hội thoát nghèo và được học tập.
Năm 2006, ý tưởng về ngân hàng Grameen đã đem về cho ông giải thưởng Nobel danh giá. Mô hình ngân hàng của ông được ứng dụng ở nhiều quốc gia đang phát triển khác.
Có thể bạn thích: